Bệnh gai cột sống và cách điều trị hiệu quả nhất

Gai cột sống là bệnh về xương khớp khá phổ biến hiện nay, thường gặp ở nam giới và người cao tuổi. Bệnh dễ để lại di chứng, gây khó khăn trong sinh hoạt và làm việc. Do đó, bệnh gai cột sống và cách điều trị hiệu quả được nhiều người quan tâm, tìm hiểu.

1. Nguyên nhân gây ra bệnh gai cột sống

Thông thường, các tác động bên ngoài và yếu tố dinh dưỡng là nguyên nhân gây ảnh hưởng lên các sụn khớp, làm thay đổi cấu trúc cột sống và hình thành nên các bệnh về xương khớp, cụ thể:

Viêm khớp cột sống mạn tính

Xương khớp và gân bị viêm dẫn đến tổn thương phần sụn của đốt sống. Lâu ngày, phần sụn bị mài mòn, dẫn đến sự ma sát của các khớp xương. Theo cơ chế tự bảo vệ mình, cơ thể xuất hiện gai xương tại các vị trí tổn thương, là nguyên nhân hình thành bệnh.

Sự lắng đọng canxi

Người lớn tuổi hoặc đối tượng thường xuyên lạm dụng viên uống bổ sung canxi hay gặp phải trường hợp này. Việc chuyển hóa canxi ở các đối tượng trên diễn ra bất thường do cơ thể không hấp thụ một phần hoặc toàn bộ lượng canxi nạp vào. Điều này dẫn đến tình trạng canxi bị lắng đọng ở dạng calcipyrophosphat dẫn đến viêm nhiễm, mất nước ở đĩa đệm. Từ đó xuất hiện tình trạng thoái hóa cột sống. Bệnh chuyển biến nặng và dẫn đến gai cột sống.

Chấn thương

Đây là nguyên nhân phổ biến, thường gặp của bệnh gai cột sống. Do tính chất công việc ngồi nhiều, thường xuyên mang vác vật nặng, hoạt động quá sức,… hoặc do các tai nạn không mong muốn dẫn đến các đĩa đệm bị tác động mạnh, gây mất cân bằng hoặc tổn thương tại vị trí các đốt sống làm phá vỡ cấu trúc xương khớp.

Gai cột sống thường gây đau đớn tại vùng thắt lưng và vị trí vai gáy

Gai cột sống thường gây đau đớn tại vùng thắt lưng và vị trí vai gáy

2. Vị trí thường xuất hiện gai cột sống

Bệnh gai cột sống thường xuất hiện ở đốt sống lưng và đốt sống cổ, gây nhiều đau đớn và khó khăn trong sinh hoạt, làm việc của người bệnh.

Gai cột sống cổ

Đối với trường hợp này, bệnh nhân thường đau tại vùng sau gáy với tần suất liên tục và kéo dài. Một số trường hợp, cơn đau sẽ lan sang các vùng như: bả vai, cánh ta hay gây cảm giác tê cứng, châm chích,…

Bệnh thường xảy ra tại các đốt sống C5, C6.

Gai cột sống lưng

Dấu hiệu của bệnh là thắt lưng bị đau bất ngờ, sau đó hiện tượng này nhanh chóng kết thúc. Khi lao động nặng, làm việc quá sức, cơn đau lại kéo đến dữ dội. Điều này dễ khiến cho người bệnh chủ quan, không thăm khám bác sĩ và dẫn đến tình trạng bệnh càng lúc càng nghiêm trọng, khó điều trị khi phát hiện,

Cột sống lưng có 5 đốt và được đánh theo thứ tự là L1, L2, L3, L4 và L5. Gai cột sống lưng thường được phát hiện tại các đốt sống L4, L5.

3. Phương pháp chẩn đoán bệnh

Bệnh gai cột sống và cách chữa trị muốn đem lại hiệu quả cao cần được chẩn đoán đúng vị trí xương gai, viêm nhiễm và tổn thương bằng các phương pháp sau:

  • Xét nghiệm EMG.
  • Xét nghiệm dẫn truyền thần kinh.
  • Chụp X – quang.
  • Xét nghiệm máu.
  • Chụp cộng hưởng MRI.

Phương pháp chụp X - quang để chẩn đoán bệnh gai cột sống

Phương pháp chụp X – quang để chẩn đoán bệnh gai cột sống

4. Cách điều trị

Bệnh gai cột sống và cách điều trị hiện nay khá đa dạng, tùy theo tình trạng mà mỗi bệnh nhân có thể được tư vấn lựa chọn liệu trình phù hợp.

Dùng thuốc đặc trị xương khớp

Thuốc Tây y

Thông thường bệnh nhân sẽ được kê các nhóm thuốc có tác dụng giảm đau, kháng viêm như: Paracetamol, Corticoid, vitamin B,…

  • Ưu điểm: Giảm nhanh các cơn đau, làm dịu sự châm chích, khó chịu cho người bệnh. Chi phí điều trị thấp.
  • Nhược điểm: Chỉ có tác dụng giảm đau, kháng viêm tạm thời, không điều trị dứt điểm. Đối với bệnh nhân có tổn thương nặng và đã biến đổi cấu trúc cột sống, phương pháp này không có tác dụng. Đặc biệt, khi sử dụng lâu dài có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn.

Bệnh gai cột sống và cách điều trị bằng phương pháp Tây y

Bệnh gai cột sống và cách điều trị bằng phương pháp Tây y

Thuốc Đông y

Các vị thuốc tự nhiên như hạt đu đủ, lá ngải cứu, cà gai leo,… kết hợp với nhau để người bệnh đun sôi theo một tỉ lệ nhất định và sử dụng hàng ngày.

  • Ưu điểm: phương pháp này thường không gây ra tác dụng phụ, lành tính với người sử dụng. Các gai xương được bào mòn từ từ, cấu trúc cột sống dần ổn định.
  • Nhược điểm: thời gian điều trị lâu dài, đòi hỏi tính kiên trì của người bệnh.

Phương pháp châm cứu

Phát triển từ phương pháp châm cứu truyền thống, dao châm cứu đang được ứng dụng phổ biến với bệnh nhân mắc các bệnh về xương khớp. Dao châm được dùng với đầu siêu nhỏ, giúp cho việc bóc tách các cơ, gân một cách hiệu quả nhằm tiếp cận và loại bỏ các gai xương.

  • Ưu điểm: đầu dao siêu nhỏ nên việc tác động vào các gai xương không gây đau đớn, không chảy máu. Trực tiếp loại bỏ được các gai xương. Đặc biệt, bệnh nhân không phải nhập viện, được về nhà ngay sau khi điều trị và tái khám theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Nhược điểm: bệnh có thể để lại di chứng nếu không lựa chọn cơ sở uy tín. Do đó, cần tìm hiểu và lựa chọn nơi điều trị an toàn, tránh hậu quả đáng tiếc.

Gai cột sống và cách điều trị bằng phương pháp châm cứu

Gai cột sống và cách điều trị bằng phương pháp châm cứu đang được nhiều người lựa chọn

Phương pháp giao dịch thể

Bên cạnh việc châm cứu, bệnh gai cột sống và cách chữa trị bằng phương pháp giao dịch thể cũng được nhiều người lựa chọn.

Một lượng thuốc được đưa đến vùng có gai xương thông qua hệ dẫn truyền từ hệ thống xương nhằm đưa dưỡng chất đi tái tạo vị trí tổn thương. Việc này giúp các đốt sống tăng sức đề kháng và khả năng tự phục hồi, tiêu hủy gai xương.

  • Ưu điểm: chi phí điều trị thấp, phù hợp với khả năng của nhiều người. Bên cạnh đó, không gây ra đau đớn, không để lại sẹo và có tác dụng ngay trong lần đầu điều trị.
  • Nhược điểm: một số trường hợp gai  xương có thể không được loại bỏ hoàn toàn.

Vận động trị liệu

Người bệnh có thể tập yoga, hoạt động thể thao nhẹ hoặc các bài tập bổ trợ điều trị để tăng tính linh hoạt cho các khớp xương, giúp việc phục hồi vị trí tổn thương diễn ra nhanh chóng.

  • Ưu điểm: dễ thực hiện.
  • Nhược điểm: chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không chữa dứt điểm bệnh.

Phẫu thuật

Bệnh gai cột sống và cách chữa trị bằng phương pháp phẫu thuật được thực hiện khi các biện pháp chữa trị trên không mang lại hiệu quả hoặc trong trường hợp gai xương nặng, tủy sống chèn ép lên các dây thần kinh.

  • Ưu điểm: Các cơn đau được chấm dứt nhanh chóng khi kết thúc quá trình phẫu thuật. Gai xương được loại bỏ hoàn toàn.
  • Nhược điểm: chi phí cao, khả năng để lại sẹo tại vị trí phẫu thuật lớn.

5. Cách phòng ngừa

  • Không ngồi quá lâu và sai tư thế.
  • Không mang vác vật nặng; làm việc, hoạt động thể thao quá sức.
  • Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, hạn chế các chất kích thích.
  • Lựa chọn các bài tập, các môn thể thao phù hợp với sức khỏe cơ thể.
  • Hạn chế tình trạng béo phì, thừa cân.

Bệnh gai cột sống và cách chữa trị theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ đạt được được hiệu quả cao nếu chúng ta kết hợp nhiều phương pháp và có chế độ sinh hoạt hợp lý. Mỗi cá nhân nên theo dõi sức khỏe định kỳ và tái khám theo hướng dẫn dù các cơn đau đã giảm hay biến mất để đảm bảo điều trị dứt điểm bệnh.

Rate this post
Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7