Bệnh thoát vị đĩa đệm lưng có những giai đoạn nào?

Bạn thường có cảm giác đau nhức phần lưng nhưng không biết mình bệnh gì? Bạn cảm thấy khá khó chịu khi không thể hoạt động linh hoạt như trước? Bạn được bác sĩ chẩn đoán bị thoát vị đĩa đệm lưng nhưng không biết gì về căn bệnh này? Đừng quá lo lắng, bài viết hôm nay sẽ chia sẻ đến các bạn những vấn đề xoay quanh bệnh thoát vị đĩa đệm lưng

Tìm hiểu về bệnh thoát vị đĩa đệm lưng
Tìm hiểu về bệnh thoát vị đĩa đệm lưng

1. Thoát vị đĩa đệm lưng là bệnh gì?

Những năm gần đây, số người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm lưng mỗi ngày một nhiều. Tuy nhiên, trên thực tế không phải ai cũng hiểu rõ về nguyên nhân và cơ chế hoạt động của căn bệnh này. Trước tiên, chúng tôi sẽ giải thích cho bạn đọc hiểu thoát vị đĩa đệm lưng là bệnh gì? Hiện tượng thoát vị tức lớp nhầy giữa các đốt sống bị tràn ra ngoài làm cho đĩa đệm bị lệch sang vị trí khác, gây ra những tổn thương cho cột sống lưng. Lớp nhân nhầy này giúp cho các đốt sống hoạt động dẻo dai và uyển chuyển hơn. 

Khi bị thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân không chỉ chịu đựng những cơn đau khi vận động mà còn xuất hiện cảm giác tê nhức. Hiện tượng này được lý giải là vì nhân nhầy lan ra các lỗ, tủy sống và chèn ép dây thần kinh. Tùy vào tình trạng bệnh mà các triệu chứng sẽ có sự khác nhau về mức độ lẫn tần suất. Do đó, khi phát hiện bệnh, các bạn nên điều trị sớm để cơ thể không phải chịu những cơn đau dữ dội, ảnh hưởng đến chất lượng sống và làm việc.

Bệnh thoát vị đĩa đệm lưng có nguy hiểm không?

2. Các giai đoạn của bệnh thoát vị đĩa đệm lưng

Bất kỳ căn bệnh nào cũng có những giai đoạn tiến triển bệnh nhất định. Khi bệnh chuyển sang những giai đoạn càng sau thì tình trạng bệnh càng nặng và nguy hiểm. Đối với bệnh thoát vị đĩa đệm lưng gồm có 2 giai đoạn chính:

2.1. Giai đoạn 1: Giai đoạn đau cấp

Có thể hiểu đây là giai đoạn đầu tiên phát bệnh hay còn gọi là đau lưng cấp. Thông thường, những ngày đầu, bạn sẽ cảm nhận được lưng của mình bị đau nhức dữ dội sau một tổn thương hoặc chấn thương nào đó. Cảm giác đau sẽ duy trì trong vài ngày và giảm dần, có thể tự hết mà không cần phải điều trị. Tuy nhiên, khi phải hoạt động mạnh, khuân vác, cơ thể lại xuất hiện những cơn đau.

Cảm giác đau xuất hiện trong giai đoạn đầu của bệnh

Theo nhiều bác sĩ chuyên ngành, họ cho rằng cảm giác đau trong giai đoạn này của cơ thể có thể do sự biến đổi của vòng sợi. Tức các vòng sợi bị lồi ra sau hay cũng có thể vòng sợi mặc dù không bị tổn thương nhưng đĩa đệm lại rời khỏi vị trí bình thường. Khi đĩa đệm bị lồi ra sau thì các đốt sống gặp khó khăn trong vận động cũng như dễ bị tổn thương. Khiến có thể xuất hiện những cơn đau dữ dội.

2.2. Giai đoạn 2: Giai đoạn chèn ép rễ

Mặc dù, bệnh thoát vị đĩa đệm lưng không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được chữa trị kịp thời thì căn bệnh ngày một nặng hơn với nhiều biến chứng. Tức trong giai đoạn đầu, nếu bệnh nhân lơ là, không quan tâm đến sức khỏe thì căn bệnh sẽ chuyển biến ngày một nặng hơn. Khi tình trạng bệnh chuyển sang giai đoạn 2 sẽ xuất hiện những triệu chứng của kích thích. Đồng thời, rễ thần kinh tại vị trí các đốt sống lưng cũng bị chèn ép, gây ra những cơn đau với tần suất và mức độ cao hơn.

Một số triệu chứng mà bệnh nhân thường gặp trong giai đoạn này có thể kể đến như:

  • Cảm giác đau xuất hiện cả trong những hoạt động thông thường như đi lại, ho, hắt xì, rặn. Tuy nhiên, nếu được nghỉ ngơi thì cơn đau sẽ giảm.
  • Không chỉ đau ở lưng mà cảm giác đau còn lan xuống vùng chân.
  • Khi đứng lên, cảm giác đau tăng dần dần khiến bệnh nhân không thể đứng lâu.

Những cơn đau xuất hiện ở giai đoạn chèn ép rễ là do những vòng sợi đã bị đứt. Nhưng cũng có thể do nhân nhầy giữa các đốt sống đã tràn hết ra ngoài, len lỏi vào tủy và chèn ép các dây thần kinh xung quanh. Ngoài ra, nhân nhầy có thể lan ra phía sau hoặc một bên, khiến cho rễ bị chèn ép.

Hơn thế nữa, bệnh thoát vị đĩa đệm còn có thể gây ra một số thay đổi khác. Điển hình như các mô xung quanh bị căng cứng (phù nề), máu có hiện tượng ứ đọng (máu không lưu thông hoàn toàn),… Những biến đổi này càng khiến cho cơn đau của bệnh nhân thêm phần nhức nhối, khó chịu.

3. Một vài phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả

Nhờ đời sống kinh tế đất nước ngày càng đi lên mà lĩnh vực y tế ngày càng phát triển với nhiều phương pháp điều trị tích cực. Đối với bệnh thoát vị đĩa đệm lưng cũng có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả, giúp bệnh nhân hồi phục và chất lượng cuộc sống cao hơn. Sau đây là một vài cách chữa trị bệnh thường dùng:

3.1. Phương pháp nội khoa bảo tồn

Những phương pháp này chủ yếu dựa vào sự ý thức của bệnh nhân để tình trạng bệnh được tiến triển tích cực. Cụ thể như:

  • Thay đổi hoạt động: tạm ngưng mọi hoạt động phải nhiều sức lực, điển hình như mang nhiều đồ, khiêng vác nặng,… Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên hạn chế ngồi quá lâu, khom người quá thấp hoặc xoắn vặn phần lưng. 
Tránh khuân vác nặng để cột sống không bị tổn thương
  • Thay đổi sinh hoạt: đối với những bệnh nhân có triệu chứng đau nhẹ thì không nhất thiết phải nghỉ ngơi tại giường xuyên suốt nhiều giờ, Tuy nhiên, với những người bệnh nặng thì cách thư giãn, nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường từ 3 – 4 ngày lại mang đến nhiều hiệu quả.
  • Tập luyện thể dục: việc xây dựng thói quen tập thể dục rất tốt cho sức khỏe, nhất là với người bệnh. Do đó, những động tác thể thao nhẹ nhàng sẽ giúp làm giảm những cơn đau cũng như hạn chế mức độ suy nhược cơ thể. Bệnh nhân có thể đi xe đạp, bơi lội, đi bộ nhẹ nhàng nhưng mức độ luyện tập phải phù hợp với tình trạng của cơ thể. 
  • Thuốc giảm đau: việc lạm dụng thuốc giảm đau không tốt không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu được bác sĩ chỉ dẫn, bạn có thể dùng thuốc này để những cơn đau giảm đi. Theo nhiều bác sĩ, trong giai đoạn 1 bạn có thể sử dụng thuốc Acetaminophen hoặc bất kỳ thuốc giảm đau chống viêm nào khác nhưng không chứa Steroid. 
  • Xoa bóp cột sống: phương pháp này nên áp dụng đối với những bệnh nhân đang trong giai đoạn đầu của bệnh. Tuy nhiên, cách điều trị này lại chống chỉ định đối với những người có tiền sử bị rễ thần kinh hay thần kinh bị khiếm khuyết nặng hoặc đang tiến triển.

3.2. Phương pháp điều trị ngoại khoa

Khi bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm lưng tham gia điều trị nội khoa nhưng ít hoặc không mang lại hiệu quả thì bác sĩ thường chỉ định tiến hành mổ, tức điều trị ngoại khoa. Tuy nhiên, chỉ những bệnh nhân đang có một trong những triệu chứng sau đây thì mới được tiến hành phẫu thuật:

  • Bệnh nhân xuất hiện hội chứng khác khiến tình trạng bệnh khó hồi phục, điển hình như chèn ép chùm đuôi ngựa.
Một số đối tượng bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật
  • Khả năng vận động yếu và ngày một chuyển biến xấu hơn như yếu liệt cấp.
  • Bệnh nhân xuất hiện những cơn đau dữ dội và các biện pháp nội khoa không mang lại hiệu quả.

Khi bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật thường sử dụng một trong hai biện pháp sau đây:

  • Mổ qua ống sống: phương pháp này chủ yếu thực hiện bằng cách cắt bản sống để tạo lỗ hở, lấy nhân đệm.
  • Mổ trong đĩa đệm: phương pháp này thường ít gây ra cảm giác đau cho người bệnh và màng cứng không bị xâm lấn, thời gian theo dõi sau mổ ít. Nhưng một điểm hạn chế ở phương pháp phẫu thuật này là mức độ hiệu quả còn thấp.

Với bài viết này, hy vọng mọi người sẽ hiểu rõ hơn về bệnh thoát vị đĩa đệm lưng. Đồng thời, hiểu rõ sự ảnh hưởng của bệnh đối với sức khỏe và chất lượng sống của bệnh nhân. Từ đó, chúng tôi hy vọng mọi người sẽ quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của mình và đừng lơ là trước những triệu chứng của bệnh.

Rate this post
Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7