Chuyên gia tư vấn: Giải tỏa nỗi lo thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối đã và đang trở thành nỗi lo lắng của nhiều người, đặc biệt là phụ nữ ngoài 50. Theo số liệu thống kế mới nhất, nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới. Ngoài vấn đề tuổi tác, đâu là nguyên nhân hình thành bệnh? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được câu trả lời.
Nội dung bài viết
1. Nguyên nhân gây thành bệnh
Mất cân bằng collagen
Như chúng ta đã biết, bước vào độ tuổi ngoài 50, cơ thể phụ nữ bắt đầu giai đoạn tiền mãn kinh. Lúc này, bên cạnh sự lão hóa của cơ thể, các hormone cũng bắt đầu suy giảm, đặc biệt là lượng collagen. Đây là dưỡng chất và thành phần chính của sụn khớp, cơ bắp và dây chằng. Việc thiếu hụt collagen khiến cho cấu trúc sụn dần suy yếu, dễ bị bào mòn và tăng sự ma sát do không đủ dịch nhầy. Lâu dần, những tổn thương trên không được phục hồi, sụn khớp và xương dưới sụn hình thành viêm nhiễm, gây mất ổn định cấu trúc.
Rối loạn sau sinh
Thông thường, phụ nữ sau sinh phần dây chằng tại khớp gối, khớp háng,… dễ bị mất tính đàn hồi, chịu nhiều áp lực, dẫn đến suy yếu và tổn thương. Từ đó ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển máu, chất dinh dưỡng, oxy đi nuôi các bộ phận bên dưới, trong đó có khớp gối. Hoặc sự tổn thương tại các bộ phận này dẫn đến lây lan và biến chứng, hình thành bệnh thoái hóa khớp gối.
Sử dụng giày cao gót
Ngày nay, việc sử dụng giày cao gót đã trở thành thói quen của nhiều chị em phụ nữ, đặc biệt với những người làm việc trong môi trường công sở. Điều đó dẫn đến áp lực lên các khớp gối tăng 26% so với bình thường. Trong một thời gian dài, hệ thống khớp gối bắt đầu mất khả năng chịu đựng, giảm sức đàn hồi, gây nguy hiểm cho sức khỏe xương khớp.
Cân nặng
Thường xuyên sử dụng các thực phẩm gây béo phì, các chất kích thích, giờ giấc sinh hoạt không ổn định, lười vận động là nguyên nhân dẫn đến mất kiểm soát cân nặng. Điều này dễ gia tăng áp lực lên cấu trúc xương, đặc biệt là khớp gối – bộ phận có chức năng nâng đỡ cơ thể. Khi tình trạng thừa cân kéo dài, các khớp vượt quá áp lực chịu đựng và hình thành bệnh.
Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong gìn giữ sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật. Việc thiếu các chất như: vitamin D, vitamin K, omega 3, canxi,… là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh. Bởi các dưỡng chất này có vai trò quan trọng trong việc hình thành và giữ vững cấu trúc hệ xương khớp. Do đó, mỗi các nhân nên xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp, khoa học.
Chấn thương
Trong quá trình sinh hoạt, lao động và làm việc có thể dẫn đến những chấn thương không mong muốn như: té ngã, tai nạn giao thông, tai nạn lao động,… Từ đó dẫn đến tác động lực lên các sụn khớp gối. Đối với chấn thương nhỏ, các khớp có thể thực hiện cơ chế tự phục hồi. Tuy nhiên, trong trường hợp các chấn thương nghiêm trọng có thể gây biến đổi các mô sụn hoặc xương khớp vùng khối, dẫn đến biến chứng thoái hóa khớp.
2. Triệu chứng của bệnh
- Có cảm giác đau nhức, đau dữ dội hơn khi làm các công việc nặng.
- Gây khó khăn trong việc đi lại.
- Tình trạng bệnh kéo dài có thể gây cứng khớp, mất cảm giác.
- Vùng thoái hóa bị sưng đỏ, nóng rát.
- Có thể tạo ra âm thanh ma sát giữ các khớp gối khi di chuyển.
3. Biến chứng của thoái hóa khớp gối
Khớp gối là bộ phận có mối quan hệ mật thiết trong cấu trúc hệ xương khớp. Do đó, thoái hóa khớp gối dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho vị trí tổn thương cũng như các cơ quan khác.
- Gây đau nhức, ảnh hưởng việc đi lại.
- Khí huyết, máu, chất dinh dưỡng, oxy khó lưu thông, trao đổi với các cơ quan khác.
- Biến dạng khớp, teo cơ.
- Tràn dịch khớp gối, mô sụn khớp gối thoái hóa.
- Tình trạng bệnh kéo dài có thể gây tàn phế hoặc bại liệt.
- Xuất hiện tình trạng đông cứng khớp, mất cảm giác.
4. Phương pháp điều trị
Sử dụng thuốc Tây y
Phần lớn thuốc Tây y hiện nay có chức năng giảm đau, kháng viêm, giãn cơ và kiểm soát sự thoái hóa ở khớp. Phương pháp này được các bác sĩ chuyên khoa áp dụng với tình trạng bệnh nhẹ, mức độ tổn thương không cao. Việc sử dụng thuốc trong thời gian dài có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, bạn cần cân nhắc kỹ càng khi sử dụng thuốc, hạn chế tối đa tình trạng lạm dụng thuốc.
Một số nhóm thuốc thường được kê như: nhóm vitamin B, thuốc giảm đau, giãn cơ, kháng viêm,…
Thuốc Nam, thuốc Bắc
Đây là dạng sử dụng các thảo mộc, các vị thuốc tự nhiên tạo thành một thang và sắc uống hàng ngày. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là lành tính, an toàn, hạn chế tác dụng phụ, hỗ trợ lưu thông khí huyết và điều trị thoái hóa xương khớp tốt. Tuy nhiên, cũng bộc lộ nhiều khuyết điểm như:
- Dược tính khó hòa tan, kém bền khi sắc. Do đó, khó hấp thụ toàn bộ dưỡng chất.
- Vị thuốc thường đắng, có mùi nên khó uống.
- Các khâu sắc thuốc, pha theo tỷ lệ gặp nhiều khó khăn.
- Tình trạng hàng nhái khó kiểm soát.
Bổ sung huyết tương giàu tiểu cầu
Phương pháp này hiện nay chưa phổ biến, chỉ áp dụng điều trị tại một số bệnh viện lớn trên cả nước. Đây là quá trình lấy một lượng nhỏ máu của bản thân người bệnh, tách lấy huyết tương tiểu cầu bằng biện pháp ly tâm, nhân lên gấp nhiều lần. Huyết tương đó được tiêm trực tiếp vào vị trí tổn thương, có tác dụng làm dịu nhanh các triệu chứng viêm nhiễm, hỗ trợ và tái tạo sụn khớp khiến quá trình phục hồi diễn ra nhanh chóng.
Ưu điểm của phương pháp này là giảm nhanh các cơn đau, thời gian phục hồi các khớp thoái hóa được rút ngắn. Số bệnh nhân điều trị bằng phương pháp này luôn có phản hồi tích cực. Có đến khoảng 90% – 95% điều trị dứt điểm bệnh bằng phương pháp này.
Tuy nhiên, phương pháp bổ sung huyết tương giàu tiểu cầu cũng bộc lộ nhiều hạn chế. Chi phí cho thực hiện thường cao, liệu trình kéo dài. Biện pháp này hiện nay chưa phổ biến, đòi hỏi tay nghề, dễ gặp nhiễm trùng khi lựa chọn cơ sở không uy tín.
Phẫu thuật
Hiện nay, phương pháp phẫu thuật là bước tiến lớn trong nền Y học hiện đại. Phẫu thuật là quá trình tác động trực tiếp lên vị trí thoái hóa khớp gối nhằm kiểm soát và điều trị tổn thương. Phương pháp này tiến hành nhanh chóng, có khả năng điều trị dứt điểm cao. Tuy nhiên, chi phí tốn kém, đòi hỏi tay nghề cao.
Bài viết đã đem đến những thông tin khái quát hữu ích cho những ai đang bị thoái hóa khớp gối. Việc cần làm với tất cả chúng ta ngay lúc này đó là nên thực hiện chế độ ăn uống, làm việc, sinh hoạt lành mạnh để phòng tránh bệnh tật. Trong trường hợp cơ thể có dấu hiệu bất thường, nên sớm gặp bác sĩ để chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh để lại hậu quả không mong muốn.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt