Gai cột sống và cách chữa trị – Đọc ngay trước khi quá muộn

Gai cột sống là một dạng bệnh xương khớp rất phổ biến hiện nay. Nhiều người thắc mắc chưa hiểu rõ bệnh gai cột sống và cách chữa trị như thế nào vì lo ngại những biến chứng nguy hiểm. Nếu không tìm hiểu kỹ nguyên nhân, triệu chứng để nhận biết và chữa trị sớm, bệnh có thể gây ra những di chứng nặng nề về sau.

1. Gai cột sống là như thế nào? 

Gai cột sống là căn bệnh xảy ra do cột sống bị tổn thương hoặc do quá trình thoái hóa khiến nó yếu dần. Đó là tình trạng khi các gai xương phát triển thêm ra trên cột sống, bao gồm các mỏm xương hoặc các điểm nhô ra ở các khớp bị tổn thương.  Vị trí các gai xương mọc ra có thể là hai bên hoặc phía bên ngoài của thân đốt sống, các dây chằng quanh khớp hoặc đĩa sụn.

Bất kỳ phần nào trên cột sống đều có khả năng bị gai cột sống, những thuật ngữ quen thuộc như gai cột sống cổ, gai cột sống lưng hay gai cột sống ngực,… đều được đặt tên tương ứng theo vị trí mắc phải. Tuy nhiên, có 2 vị trí gai cột sống thường xảy ra nhất là cột sống lưng và cột sống cổ.

Lưng và cổ là hai vị trí chủ yếu thường xảy ra gai cột sống

2. Dấu hiệu nhận biết gai cột sống 

Hiểu rõ về những triệu chứng của bệnh là điều kiện cần thiết để nhận biết sớm bệnh gai cột sống và cách chữa trị hợp lý. Hầu như những người mắc phải gai cột sống thường không cảm nhận được những dấu hiệu rõ ràng về căn bệnh này. Khi các gai xương cọ xát vào các phần mềm xung quanh như dây chằng, khớp sụn, hay tiếp xúc mạnh và liên tục với các xương khác sẽ khiến bệnh nhân đau đớn hơn.  Nhất là vùng thắt lưng, vùng cổ – vai gáy và tê cánh tay. Một số biểu hiện thường gặp nhất là:

  • Những cơn đau nhức ở vùng lưng dưới, cổ – gáy, tương ứng với các vị trí bị gai xương.
  • Bệnh nhân sẽ thấy đau dữ dội hơn khi vận động mạnh hoặc đi lại, giảm đau khi được nghỉ ngơi.
  • Trường hợp bệnh phát triển đến giai đoạn nặng hơn, các cơn đau có thể sẽ lan rộng ra hai bả vai, xuống các cánh tay, bàn tay.
  • Mất cân bằng cơ thể, lực cơ tay, chân yếu đi.
  • Mất kiểm soát khi đại tiện, tiểu tiện (đây là trường hợp đáng báo động).
  • Làm rối loạn thần kinh thực vật với các dấu hiệu cụ thể như huyết áp tăng giảm bất thường, tăng tiết mồ hôi, rối loạn phản xạ tự động của cơ thể,…
Cơn đau lan ra các chi, gây đau nhức, tê mỏi

3. Những nguyên nhân gây bệnh gai cột sống 

Rất nhiều người sẽ thắc mắc tại sao mình mắc phải căn bệnh này và dưới đây sẽ là câu trả lời của chúng tôi.

Gai cột sống có thể được gây ra bởi quá trình thoái hóa (ở người cao tuổi) hoặc do chấn thương, thói quen sinh hoạt hàng ngày,… Khi phần bao xơ đĩa đệm, tức là phần sụn giữa các khớp có vấn đề hoặc đã thoái hóa, nó sẽ bị nứt vỡ, mất nước và xẹp xuống. Hậu quả là làm cho các đốt sống liên tiếp ma sát vào nhau một cách liên tục, lâu ngày sẽ hình thành nên các gai xương.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, có 3 nguyên nhân chính khiến bạn mắc phải gai cột sống:

  • Sự lắng đọng canxi ở dây chằng: Đa số những trường hợp gai cột sống ở người lớn tuổi là do nguyên nhân này. Khi cột sống bị yếu đi, thông qua sự tự điều chỉnh của cơ thể sẽ tăng cường canxi ở những vị trí có vấn đề. Quá trình thoái hóa sẽ làm mất nước (thành phần chiếm 80% trong đĩa sụn) và làm một số chất bị biến đổi và dễ dàng làm cho sụn khớp bị canxi hóa.
  • Chấn thương: Có thể là do tai nạn, vận động hoặc làm việc sai tư thế,… Cơ chế phản ứng tự điều hòa của cơ thể sẽ điều chỉnh làm khắc phục những phần cột sống bị tổn thương, lâu dài dẫn đến hình thành gai cột sống. Trong trường hợp này, gai cột sống cũng có thể xảy ra do sự lắng đọng canxi ở dây chằng nhiều hơn do phản ứng viêm.
  • Tiền sử bệnh lý viêm xương khớp mãn tính: Khi phần khớp bị viêm cũng sẽ ảnh hưởng đến phần sụn đốt sống, đĩa sụn bị hao mòn dần trở nên thô ráp, xù xì, khiến hai bề mặt xương của đốt sống liên tiếp cọ xát lên nhau. Sau quá trình tự khắc phục tổn thương của cơ thể lại biến thành cơ chế tạo nên các gai xương.
Gai cột sống do mang vác nặng quá sức

4. Cách phòng và chữa trị 

Hiểu biết rõ về bệnh gai cột sống và cách chữa trị sẽ giảm nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm không mong muốn.

Cách phòng ngừa 

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, chúng ta phải có cách chăm sóc, chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý để giúp cột sống luôn khỏe mạnh, tránh được các bệnh về xương khớp. Một số lưu ý quan trọng nên nhớ để phòng tránh gai cột sống:

  • Đầu tiên phải là một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, bổ sung nhiều canxi, kali, magie,… có nguồn gốc là rau củ quả; hạn chế những thực phẩm khiến cơ thể dễ tăng cân, béo phì.
  • Tránh làm tổn thương cột sống: làm việc,  vận động hay chơi thể thao đều nên thực hiện đúng tư thế, vừa sức và cường độ hợp lý.
  • Hạn chế bia rượu, thuốc lá hoặc các chất kích thích khác.

Cách chữa trị 

Hiện nay có rất nhiều phương pháp chữa trị gai cột sống, bao gồm Đông y, Tây y, Nam y,… Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế riêng và sẽ phù hợp tùy vào từng trường hợp bệnh nhân.

Trong Đông y, người ta thường chữa bệnh theo hai hướng cơ bản: Thứ nhất là xoa bóp, bấm huyệt và châm cứu những vùng bị đau nhức; thứ hai là sắc thuốc uống, bao gồm nhiều loại thảo dược lành tính. Cả hai hướng này đều đã được chứng minh là có hiệu quả tích cực và lâu dài.

Theo Tây y, thuốc giảm đau và kháng viêm là được dùng nhiều hơn cả. Thuốc Tây đem lại hiệu quả rất nhanh và cũng rất tiện dụng. Tuy nhiên, nó chỉ giúp giảm đau tạm thời chứ không có tác dụng chữa trị bệnh triệt để tận gốc. Hơn nữa, có nguy cơ nhờn thuốc hoặc gây phản ứng với tác dụng phụ nếu lạm dụng thuốc tây quá nhiều.

Gai cột sống cũng có thể chữa trị bằng cách dùng thuốc nam, không những lành tính mà còn rất dễ sử dụng. Phương pháp dân gian chữa căn bệnh này phổ biến nhất là lấy lá lốt hoặc lá hương nhu đâm nhuyễn với một chút muối trắng dùng để đắp lên vị trí đau nhức. Ngoài ra, một số thực phẩm có thể hỗ trợ khắc phục gai cột sống như đu đủ, lá ngải cứu, cây xương rồng,… Tuy nhiên, khi dùng thuốc nam bạn cũng nên làm theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh những rủi ro không mong muốn, vì phương pháp này có hiệu quả hay không còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Gai cột sống và cách chữa trị bằng cây xương rồng

Chữa gai cột sống bằng vật lý trị liệu – Đây là phương pháp đang rất được ưa chuộng hiện nay, nhờ có những biện pháp chữa trị tốt và không có hại cho bệnh nhân. Cụ thể là các biện pháp điện xung, sóng ngắn, mát-xa, vật lý trị liệu bằng tia hồng ngoại hoặc tập phục hồi chức năng đều được áp dụng rất nhiều với hiệu quả mang lại rất cao.

Gai cột sống là một căn bệnh khá nguy hiểm, ngoài việc gây ra những bất tiện trong công việc, cuộc sống hàng ngày, nó còn có nguy cơ là mầm mống gây nên những biến chứng nguy hiểm về sau. Trên đây là câu trả lời đầy đủ nhất cho những ai thắc mắc gai cột sống cổ và cách chữa trị ra sao? Chúng tôi hy vọng  những thông tin đó sẽ hữu ích đối với bạn. Khi cảm thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường như đau thắt lưng, nhức mỏi vai gáy, vùng cổ,… và muốn chắc chắn mình có mắc bệnh gai cột sống hay không, hãy đến ngay cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và chữa trị kịp thời.

Rate this post
Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7