Hỏi đáp: Thoát vị đĩa đệm nguyên nhân là gì?

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý phức tạp về xương khớp khá phổ biến hiện nay. Không chỉ xuất hiện ở người già, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa các với đối tượng chỉ dưới 30 tuổi. Vậy thoát vị đĩa đệm nguyên nhân là gì, có những triệu chứng nào để nhận biết và phương pháp điều trị ra sao?

1. Thoát vị đĩa đệm được hiểu thế nào?

Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm dịch chuyển ra khỏi vị trí ban đầu ở cột sống, bao xơ bị rách hoặc tổn thương khiến nhân nhầy thoát ra khỏi màng gây chèn ép các rễ thần kinh hoặc ống sống. Thoát vị đĩa đệm thường gặp nhất là cột sống thắt lưng và cột sống cổ.

Nhân nhầy thoát ra khỏi màng gây chèn ép các rễ thần kinh

2. Triệu chứng cần chú ý

Người bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau tùy từng vị trí của nơi thị thoát vị đĩa đệm.

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

  • Cơn đau âm ỉ ở gáy lan đến cánh tay, gây khó khăn khi hoạt động và thực hiện các cử chỉ như đưa lên cao, hạ thấp hoặc cầm nắm một vật.
  • Thỉnh thoảng, cơn đau có thể lan lên tại vùng đầu gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu.
  • Xuất hiện các triệu chứng đau dọc vùng gáy, đau mỏi lan rộng từ bả vai đến cánh tay khiến các hoạt động thường ngày như cầm, xách, vác bị ảnh hưởng do cơ lực tay của người bệnh sẽ giảm dần.

Thoát vị đĩa đệm ở cột sống thắt lưng

  • Khi bị thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng xuất hiện những cơn đau âm ỉ và liên tục. Cảm giác đau nhức chuyển sang tứ chi một cách nhanh chóng.
  • Cơn đau sẽ càng tăng khi hắt hơi, ho hay vận động mạnh.
  • Gặp hạn chế trong hoạt động bình thường như cúi xuống thấp, gập lưng, vươn vai, mang các đồ vật,… tay, chân có cảm giác mất sức, khó cầm nắm đồ vật.
  • Mức độ, tần suất đau ở vùng thắt lưng tăng dần. Người bệnh đi lại khó khăn, thậm chí không thể đứng dậy đột ngột khi đang trong tư thế ngồi.

3. Thoát vị đĩa đệm nguyên nhân do đâu

Chấn thương

Những chấn thương trong luyện tập thể dục thể thao như bóng đá, bóng chuyền chạy nhanh hay tập gym, cử tạ,… và nhất là những cú ngã, tai nạn giao thông chính là điều đầu tiên chúng ta cần nói tới. Việc phải chịu một áp lực quá mạnh và đột ngột khiến cho cột sống phải chịu nhiều lực làm phần đĩa đệm sẽ bị chấn thương, tổn thương nặng khi đó đĩa đệm trật khỏi vị trí trung tâm gây thoát vị đĩa đệm.

Bị thoát vị đĩa đệm nguyên nhân bởi chấn thương tưởng chừng sẽ nhanh hồi phục nhưng không, nó rất nghiêm trọng và khó chữa hơn nhiều so với các nguyên nhân khác. Thông thường người bệnh phải nhờ trực tiếp đến sự can thiệp của phẫu thuật Lúc này, những cấu trúc bên trong đĩa đệm đã trực tiếp thoát ra ngoài và chèn ép trực tiếp lên dây thần kinh gây đau đớn vô cùng. Vì vậy, sau khi bị ngã hay tai nạn, nếu thấy nhói ở lưng, cổ, chân tay bạn nên tới gặp  ngay bác sĩ để được tư vấn, điều trị sớm nhất.

Chấn thương trong thể thao nguy cơ mắc thoát vị đệm

Sai tư thế và thói quen xấu trong sinh hoạt

Đây chính là câu trả lời cho câu hỏi thoát vị đĩa đệm nguyên nhân do đâu mà   tại sao cùng làm một công việc mà tôi thì bị thoát vị đĩa đệm, anh thì không, của đa số người bệnh.

Tư thế xấu, sai lầm trong sinh hoạt, lao động ảnh hưởng rất lớn đến cột sống của bạn. Những người làm công việc nặng nhọc phải bê vác và cúi nhiều như nông dân, công nhân, bốc vác, nhân viên văn phòng,… thường là đối tượng dễ bị thoát vị đĩa đệm. Việc nâng, bê vác vật nặng ở tư thế cúi lưng xuống sẽ khiến cho các đốt sống phải chịu một áp lực rất lớn, lâu ngày gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm. Tương tự như vậy, nhân viên văn phòng, những nhân viên thường có việc ngồi lâu một chỗ,… ngồi sai tư thế, cong vẹo cột sống cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hệ xương khớp.

Bên cạnh việc vận động nặng, sai tư thế lao động trong sinh hoạt, bị thoát vị đĩa đệm nguyên nhân từ các thói quen xấu trong cuộc sống hàng ngày cũng góp phần không nhỏ khiến bạn mắc phải căn bệnh này như:

  • Ăn uống không lành mạnh thường xuyên sử dụng thức ăn nhanh

Trong thức ăn nhanh chứa nhiều axit béo không tốt cho sức khỏe. Đối với người bình thường, việc lạm dụng chúng sẽ có thể gây ra các bệnh tim mạch, béo phì, mỡ trong máu,… Nếu bạn đang chữa thoát vị đĩa đệm mà ăn thức ăn nhanh thường xuyên sẽ gây tăng cân. Sức ép sẽ tăng lên làm cho bệnh lâu khỏi.

  • Hút thuốc

Chất nicotin trong khói thuốc sẽ làm cho cơ thể hạn chế đưa chất dinh dưỡng và oxy cần thiết để bổ sung và nuôi dưỡng đĩa đệm phục hồi sau chấn thương.

  • Thoát vị đĩa đệm nguyên nhân do uống nhiều rượu

Rượu ngăn chặn quá trình tạo chất dinh dưỡng, phá vỡ và ngăn chặn quá trình tái tạo và hấp thụ canxi.

Bị thoát vị đĩa đệm nguyên nhân khách quan như:

  • Quy trình lão hóa tự nhiên

Theo thời gian, cột sống của người già cũng dần bị lão hóa, mất đi tính đàn hồi, mềm dẻo, nước bên trong nhân tủy cũng giảm dần đi. Do đó, chỉ cần một lực tác động nhỏ, nhân nhầy cũng có thể thoát ra ngoài gây thoát vị đĩa đệm.

Thoát vị đĩa đệm nguyên nhân do tuổi già
  • Trọng lượng

Những người bị thừa cân, béo phì thường dễ bị thoát vị đĩa đệm hơi những người khác. Bởi vì, cột sống của chúng ta như một hệ thống nâng đỡ toàn bộ cơ thể việc thừa cân, béo phì vô tình khiến cột sống chịu một gánh nặng rất lớn, khu vực xung quanh xương chậu phải chịu một áp lực rất lớn gây tổn thương hệ xương khớp, đặc biệt là vùng thắt lưng, gây thoát vị đĩa đệm.

  • Chiều cao

Phụ nữ cao hơn 1m70 và đàn ông cao trên 1m80 dễ bị thoát vị đĩa đệm hơn người khác.

  • Di truyền

Nếu gia đình bạn có nhiều người bị bệnh thì đây là một nguyên nhân thoát vị đĩa đệm nên bạn  hãy cẩn thận nguy cơ thoát vị đĩa đệm nhé.

4. Những phương pháp nào dùng để điều trị thoát vị đĩa đệm?

Việc chữa thoát vị đĩa đệm phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Khoảng 90% người bị thắt lưng cảm thấy khá hơn mà không cần phẫu thuật và trở lại cuộc sống bình thường trong vòng vài tuần nếu làm đúng các liệu trình của bác sĩ và không lặp lại những thói quen xấu.

Thuốc giảm đau như paracetamol, thuốc chống viêm không steroid,… là một trong những loại thuốc thông thường được sử dụng trong hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, vì là thuốc giảm đau nên hãy hạn chế sử dụng và dùng một liều lượng vừa phải, dùng nhiều sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Bạn nên hạn chế các hoạt động mạnh, thả lỏng cơ lưng và tăng cường nghỉ ngơi, tập thể dục nhẹ nhàng theo hướng dẫn của bác sĩ. Vật lý trị liệu  bao gồm các bài tập đặc biệt làm lưng khỏe hơn và giảm đau. Bạn có thể kết hợp tập vật lý trị liệu cùng với thuốc chức năng hỗ trợ xương khớp để có kết quả phục hồi như ý nhất.

Khi thuốc và vật lý trị liệu không cải thiện được tình trạng bệnh, bác sĩ có thể thử chích thuốc giảm đau vào vùng bị ảnh hưởng. Đôi khi, bạn có thể cần đến phẫu thuật nếu các triệu chứng không giảm sau vài tuần điều trị.

Việc nắm được bệnh thoát vị địa đệm nguyên nhân do đâu hy vọng sẽ giúp bạn đọc có thể phòng ngừa và hạn chế những tác nhân ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào mà bạn nghi ngờ bị thoát vị đĩa đệm, hãy đến gặp ngay bác sĩ để được tư vấn và lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp nhé!

Rate this post
Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7