Những biểu hiện gai cột sống bạn cần biết

Gai cột sống là bệnh xương khớp rất phổ biến hiện nay do sự thoái hóa hoặc tổn thương gây ra. Tuy nhiên, nhiều người khi nhắc đến thuật ngữ gai cột sống vẫn còn rất mơ hồ. Những triệu chứng của bệnh thường không rõ ràng và dễ bị nhầm lẫn với nhiều vấn đề xương khớp khác. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt chính xác đâu là biểu hiện gai cột sống. 

1. Tổng quan về gai cột sống

Đa số mọi người sẽ nghĩ gai cột sống chỉ xảy ra ở người cao tuổi, nhưng bệnh đang dần trở nên phổ biến ở người trẻ. Gai cột sống là khi cột sống hình thành các gai xương ra hai bên hoặc phía ngoài. Hiện tượng này chính là sự phát triển thêm ra của xương trên đốt sống, đĩa sụn và các dây chằng quanh khớp. Nguyên nhân cốt lõi của sự hình thành các gai xương này là do cột sống bị thoái hóa hoặc tổn thương.

Các gai xương có thể mọc ra ở bất cứ phần nào trên cột sống, nhưng có hai vị trí phổ biến nhất là cột sống lưng và cột sống cổ. Thực chất các gai xương mọc dài ra không làm cho bệnh nhân đau đớn, chỉ khi chúng chạm đến các phần xương khác hoặc những phần mềm xung quanh như dây chằng, chèn ép lên rễ thần kinh. Lúc này, người bệnh mới thấy xuất hiện những cơn đau nhức dữ dội.

Gai xương cột sống gây ra các cơn đau đớn khó chịu
Gai xương cột sống gây ra các cơn đau đớn khó chịu

2. Nguyên nhân của gai cột sống 

Khi các khớp xương bị thoái hóa hoặc tổn thương như viêm sẽ khiến cho cột sống không còn vững chắc. Cơ thể chúng ta có phản ứng điều hòa nên sẽ tự điều chỉnh để khắc phục những tổn thương đó. Cụ thể, đó là quá trình cơ thể thích ứng bằng cách mọc thêm các gai xương bao quanh khớp xương sống nhằm mục đích tự bảo vệ.

Các chuyên gia cho răng có đến 5 yếu tố cơ bản nhất dẫn đến gai cột sống:

  • Thoái hóa ở tuổi già: càng lớn tuổi thì cơ thể càng thoái hóa, cùng với đó là cột sống cũng sẽ yếu đi. Khi đó, các đĩa sụn kẹp giữa các đốt sống (hay còn gọi là đĩa liên sườn) bị bong tróc, vỡ ra nên làm mất nước (nước là thành phần chiếm đến 80% trong đĩa sụn) và bị xẹp xuống. Các mặt xương giữa các đốt sống liên tiếp cọ xát lên nhau và tạo thành gai xương.
  • Chấn thương cột sống: Tai nạn hoặc những chấn thương do vận động, làm việc hoặc chơi thể thao sai cách, sai tư thế cũng có nguy cơ dẫn đến gai cột sống. Do sự tự khắc phục những tổn thương ở cột sống của cơ thể.
  • Thói quen sinh hoạt hàng ngày: Những đối tượng thường xuyên phải làm việc nặng, ngồi học, làm việc hoặc nằm ngủ sai tư thế cũng có ảnh hưởng xấu đối với cột sống.
  • Sự lắng đọng canxi ở dây chằng do thoái hóa cột sống cũng có khả năng gây ra gai cột sống.
  • Tiền sử bệnh lý viêm khớp mãn tính: Khi cột sống bị viêm sẽ gây ra các bất thường và làm cản trở sự vận động của cơ thể. Lúc này cơ thể sẽ tự điều chỉnh để khắc phục những khó khăn đó, nhưng hậu quả lại hình thành nên gai xương.

Ngoài những nguyên nhân trên ra, chế độ dinh dưỡng cũng có tầm quan trọng rất lớn đối với sức khỏe của cột sống. Chế độ ăn hàng ngày thiếu hụt canxi, magie, kali,… hoặc do sử dụng nhiều thuốc lá, bia rượu, các chất kích thích khác cũng có thể gây ra gai cột sống.

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày có ảnh hưởng đến sức khỏe của cột sống
Chế độ dinh dưỡng hàng ngày có ảnh hưởng đến sức khỏe của cột sống

3. Những biểu hiện gai cột sống 

Trong giai đoạn đầu của bệnh, khi các gai xương đang trong quá trình hình thành, hầu như các bệnh nhân sẽ không thấy có dấu hiệu gì rõ ràng. Nếu không có kế hoạch khám định kỳ hoặc tình cờ khám, chụp X-quang những bệnh lý khác thì rất khó để nhận ra. Những biểu hiện dưới đây là những triệu chứng phổ biến nhất của gai cột sống.

  • Đau thắt lưng: Cột sống lưng là vị trí có nguy cơ mọc gai xương cao nhất do dễ bị thoái hóa và lắng đọng nhiều canxi. Thời gian đầu mắc bệnh, những dấu hiệu đơn giản chỉ là tê mỏi, cứng và đơ ở vùng thắt lưng. Khi bệnh phát triển đến giai đoạn nặng hơn, bệnh nhân sẽ cảm nhận rõ những cơ đau buốt dọc theo sống lưng, lan rộng ra các chi và đau dữ dội hơn khi vận động hoặc đi lại nhiều.
Đau thắt lưng, cổ là những biểu hiện gai cột sống
Đau thắt lưng, cổ là những biểu hiện gai cột sống
  • Mất cân bằng: Các cơn đau nhức kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược dẫn đến tình trạng người bệnh lười vận động. Khi đó, khí huyết không được lưu thông sẽ làm cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Cơn đau có xu hướng giảm đi khi bệnh nhân được nghỉ ngơi, vì lúc đó cơ thể tạm thời được giải thoát.
  • Mất cảm giác chi dưới: khi bị gai cột sống, lực cơ tay, chân của cơ thể cũng dần yếu đi, một phần do phải thường xuyên phải đối mặt với những cơn đau mỏi dữ dội. Khi bệnh trở nặng, các gai xương đè lên dây thần kinh, tạo ra các cơn đau từ vùng cổ lan dọc sống lưng và hai chân, bàn chân và các ngón chân. Thậm chí còn khiến bệnh nhân mất đi khả năng đi lại.
  • Mất kiểm soát đại tiểu tiện: Lúc này tình trạng bệnh đã trở nên rất nghiêm trọng. Các cơn mỏi khiến bệnh nhân không còn cảm giác và từ đó mất đi sự tự kiểm soát khi đại tiện hay tiểu tiện.
  • Rối loạn thần kinh thực vật: Ngoài dấu hiệu mất kiểm soát đại tiểu tiện thì người bệnh cũng có nguy cơ rối loạn thần kinh thực vật. Biểu hiện cụ thể như tăng tiết mồ hôi, huyết áp không ổn định, rối loạn phản xạ tự động hoặc những biến chứng về hô hấp.
  • Một số biểu hiện khác như suy nhược cơ thể, mệt mỏi, mất ngủ cũng là những triệu chứng thường gặp. Các bệnh nhân mắc gai cột sống cổ còn xuất hiện các cơn đau nửa đầu, đau buốt trên đỉnh đầu, chóng mặt, buồn nôn,…

4. Những biến chứng nguy hiểm của gai cột sống 

Bệnh gai cột sống nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hại đến sức khỏe người bệnh sau này. Một số biến chứng nguy hiểm do gai cột sống như thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh liên sườn hoặc đau thần kinh tọa,…

Thoát vị đĩa đệm

Các gai xương xuất hiện có thể làm rách bao xơ đĩa đệm ở đốt sống đó, làm cho dịch tràn ra ngoài và hình thành nên khối thoát vị. Khi đó, bệnh nhân đồng thời phải đối diện với các cơn đau nhức do khối thoát vị đó làm chèn ép lên các rễ thần kinh. Không những ảnh hưởng đến sức khỏe mà người bệnh còn phải đối mặt với những khó khăn trong công việc cũng như cuộc sống hàng ngày.

Đau thần kinh tọa

Khi các gai xương mọc dài ra ở phần cột sống lưng gây chèn ép lên rễ thần kinh khiến dây thần kinh tọa đau nhức. Lúc đầu các cơn đau xuất hiện ở lưng, sau đó lan xuống mông, hai đùi, bắp chân, gây tê bì. Các cơn đau không diễn ra liên tục mà theo từng đợt, đau âm ỉ nhưng có khi lại dữ dội hơn, nhất là khi bệnh nhân cử động mạnh, hắt hơi, ho,… Tùy thuộc vào tình trạng tổn thương của rễ thần kinh, bệnh nhân có thể dần dần mất cảm giác, bị teo cơ đùi, chân và có nguy cơ bại liệt.

Gai cột sống có thể dẫn đến đau thần kinh tọa
Gai cột sống có thể dẫn đến đau thần kinh tọa

Đau thần kinh liên sườn

Đây là biến chứng thường là do gai cột sống lưng gây ra. Các cơn đau diễn ra liên tục hoặc kéo dài hàng ngày, chạy dọc theo dây thần kinh liên sườn, kèm theo các biểu hiện khác như đau vùng ngực, đau xương ức cho đến cột sống. Điều đặc biệt ở đây là bệnh nhân sẽ chỉ thấy đau ở một bên có xu hướng đau dữ dội hơn khi đi lại, ho hoặc hắt hơi,…

Gai cột sống là căn bệnh do thoái hóa của tuổi tác, rất khó để tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu bệnh được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ ngăn chặn được những biến chứng không mong muốn về sau. Vì thế, nếu nghi ngờ cơ thể xuất hiện những biểu hiện gai cột sống, chúng tôi khuyên bạn nên đến ngay cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị bệnh theo phác đồ của bác sĩ.

Rate this post
Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7