Thoái hóa khớp gối nên ăn gì, tập luyện thế nào?
Người bị thoái hóa khớp gối thường gặp khó khăn trong đi lại, sinh hoạt và có thể dẫn đến tàn phế nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Cùng với đó, người bệnh cũng cần lưu ý đến chế độ ăn uống, tập luyện để giúp đẩy lùi thời gian điều trị, kiểm soát cơn đau hiệu quả.
Nội dung bài viết
1. Hiểu đúng về thoái hóa khớp gối
1.1. Thoái hóa khớp gối là gì?
Thoái hóa khớp gối là tình trạng mất cân bằng sinh học và cơ học trong khớp gối, hậu quả là dẫn đến tổn thương nơi sụn khớp gối và xương dưới sụn. Từ đó sinh ra các phản ứng sưng đau, gây viêm và giảm dịch khớp gối. Bệnh khiến cho bệnh nhân gặp khó khăn trong sinh hoạt cuộc sống thường ngày, nhất là việc đi lại, đứng – nằm – ngồi và có khả năng gây tàn phế.
1.2. Nguyên nhân của bệnh thoái hóa khớp gối
Khớp gối có vai trò cực kỳ quan trọng, nó gánh toàn bộ trọng lượng cơ thể, là khớp phải vận động nhiều nhất vì thế nó có nguy cơ bị thoái hóa cao nhất. Nguyên nhân của thoái hóa khớp gối có thể đến từ các yếu tố nguy cơ sau:
- Tuổi cao sức yếu: viêm khớp, thoái hóa khớp là vấn đề thường gặp ở người già. Tuổi càng cao, cơ thể càng bị lão hóa nhanh, khả năng sản sinh sụn khớp bị suy giảm mạnh từ đó khả năng tái tạo sụn khớp bị ảnh hưởng.
- Dị tật bẩm sinh.
- Gặp chấn thương, tai nạn ảnh hưởng đến khớp gối.
- Nhiễm trùng do vi khuẩn lậu, lao, nhiễm trùng gối.
- Do nội tiết thay đổi: bước sang giai đoạn tiền mãn kinh, mắc tiểu đường, loãng xương do nội tiết.
- Do chuyển hóa của bệnh gout.
- Do thừa cân, béo phì.
- Do làm các công việc nặng nhọc thường xuyên phải khuân vác, gây sức ép lên khớp gối…
1.3. Triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp gối
Khi bị thoái hóa khớp gối, người bệnh thường gặp phải các triệu chứng như:
- Xuất hiện những cơn đau khớp gối với mức độ đau tăng dần, đau ban đêm nhiều hơn đau ban ngày.
- Khi co duỗi chân có thể nghe thấy những tiếng kêu lục khục, lạo xạo ở đầu gối.
- Xuất hiện hiện tượng cứng khớp vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.
- Cử động của khớp bị hạn chế, việc di chuyển phải mất nửa tiếng hoặc hơn mới thấy dễ dàng và dễ chịu hơn.
- Khó vận động khớp gối khiến việc đi lại trở nên khó khăn, đau đớn. Người bệnh còn cảm thấy khó nhấc chân, đi tệp tễnh, đứng lên ngồi xuống cũng gặp khó khăn.
- Đau khi đứng lên ngồi xuống, đau khi leo cầu thang.
- Khớp gối bị sưng lên do bị tràn dịch khớp.
- Khớp gối bị biến dạng và bị teo ổ khớp.
2. Người bị thoái hóa nên ăn gì?
Theo nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học, người bị thoái hóa khớp gối cần bổ sung đầy đủ 4 nhóm thực phẩm dưới đây sẽ giúp giảm bớt tình trạng đau nhức và duy trì không cho thoái hóa khớp gối tiến triển nặng hơn.
2.1. Các loại cá nước mặn
Viêm là một trong những triệu chứng cũng như là nguyên nhân gây thoái hóa khớp. Chính vì thế bổ sung thực phẩm chống viêm sẽ là giải pháp tuyệt vời nhất giúp người bệnh thoái hóa khớp giảm cảm giác đau nhức và sưng tấy do bệnh gây ra. Và thực phẩm chống viêm hiệu quả nhất là các loại thực phẩm chứa các acid béo omega – 3.
Các loại cá nước mặn như cá hồi, cá ngừ, cá hồi, cá thu, cá trích… là những loại thực phẩm chứa rất nhiều acid béo omega – 3. Theo lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh nên ăn ít nhất 3 bữa cá một tuần để bổ sung đủ lượng acid béo omega – 3 cần thiết.
2.2. Nước hầm xương ống
Đối với những người bị thoái hóa khớp gối, thì việc bổ sung glucosamine và chondroitin là vô cùng quan trọng góp phần cấu thành sụn.
Các loại nước hầm xương từ xương ống, hay sụn sườn bò thường cung cấp rất nhiều lượng glucosamine và chondroitin cho cơ thể. Ngoài ra, nước hầm xương còn bổ sung lượng canxi dồi dào, tốt cho xương khớp. Có thể luân phiên thay đổi các loại thịt heo, thịt bò, thịt gia cầm… để chống ngán và tăng dinh dưỡng.
2.3. Ngũ cốc, đậu nành, rau xanh
Các chuyên gia đánh giá cao nhóm thực phẩm: ngũ cốc, đậu nành, rau xanh với tác dụng giúp cơ thể tăng cường miễn dịch và chống oxy hóa rất tốt hỗ trợ điều trị rất tốt cho người bị thoái hóa khớp gối. Đây là nhóm thực phẩm người bệnh cần dùng trong mỗi bữa ăn hàng ngày.
2.4. Trái cây
Đu đủ, dứa, chanh, cam chứa nhiều men kháng viêm và vitamin C, đây là những hoạt chất tự nhiên giúp kháng viêm hiệu quả cũng như tăng cường độ dẻo dai cho các khớp. Việc bổ sung các loại thực phẩm này được thực hiện rất dễ dàng và phổ biến. Có thể sử dụng chúng thường xuyên sau bữa ăn hàng ngày.
3. Người bị thoái hóa khớp gối cần tập luyện thế nào?
Đối với bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối thì các bài tập thể dục liên quan rất nhiều đến việc co kéo dây chằng ở quanh vùng gối. Các bài tập kéo dãn và duỗi thẳng chân là cực kỳ cần thiết. Việc tập luyện hàng ngày sẽ có tác dụng giúp giảm đau, cứng khớp và các triệu chứng viêm xương khớp đầu gối hiệu quả.
3.1. Bài tập duỗi thẳng chân
Người bệnh nằm ngửa trên sàn, hoặc một mặt phẳng. Gập một đầu gối và đặt một chân còn lại song song với sàn. Sao cho độ cao từ mặt đất đến chân bằng với phần đầu gối nhô lên của chân kia. Làm luân phiên hai bên chân khoảng 10 -15 lần.
Các động tác trong bài tập này giúp các cơ đầu gối của người bệnh không bị căng thẳng, giúp giảm cơn đau nhanh chóng.
3.2. Bài tập tăng bệ
Trong những bài tập thể dục dành cho người bị thoái hóa khớp gối, thì đây có thể là bài tập đơn giản và dễ dàng thực hiện nhất. Người bệnh có thể tập tại bất cứ đâu, chỉ cần có một điểm tựa cho cả hai tay. Sau đó từ từ kiễng chân lên, lấu mũi chân làm trọng tâm. Gót chân nâng lên cao. Giữ tư thế trong vòng 10 – 15s.
Bài tập này cũng có tác dụng tăng cường cơ bắp cho bệnh nhân mắc thoái hóa khớp gối.
3.3. Bài tập kéo dãn
Bài tập kéo dãn có tác dụng giảm đau và giúp các cơ hoạt động dẻo dai hơn. Tuy nhiên, người bệnh phải chú ý khởi động thật kỹ trước khi căng cơ. Có thể áp dụng đạp xe bằng máy tập mỗi ngày khoảng 5 phút cùng với đi bộ.
Hy vọng với những thông tin trên, người bệnh thoái hóa khớp gối đã biết cách kết hợp linh hoạt giữa các bài tập cùng chế độ dinh dưỡng hợp lý để đẩy lùi thời gian điều trị bệnh và hạn chế tối đa gặp phải các biến chứng nguy hiểm.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt