Thoát vị đĩa đệm thắt lưng và những thông tin y khoa cần biết
Thoát vị đĩa đệm thắt lưng là bệnh lý phổ biến, thường gặp nhất ở lứa tuổi trung niên với nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tàn phế. Qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ một số thông tin cơ bản liên quan đến bệnh cho các độc giả nắm bắt.
Nội dung bài viết
1. Thoát vị đĩa đệm thắt lưng là gì?
Đĩa đệm là phần quan trọng trong việc làm giảm xóc giữa các đốt sống, giúp cho quá trình chuyển động của cột sống dễ dàng về các hướng. Nó có cấu trúc dạng thớ sợi, sắp xếp theo hình vòng tròn đồng tâm và có chứa gelatin.
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm dịch chuyển khỏi vị trí bên trong cột sống. Thường gặp khi bị chấn thương vùng cột sống hoặc thoát vị đĩa đệm, rách, nứt đĩa đệm,… với biểu hiện là những cơn đau đớn, khó chịu.
Bệnh xảy ra trên phần cột sống ở bất kỳ chỗ nào như vùng cổ, vùng lưng. Trong đó thoát vị đĩa đệm thắt lưng thường hay gặp, bệnh gây đau lưng cho người bệnh và đôi khi còn chèn ép dây thần kinh phần chân khiến việc đi lại khó khăn, có nguy cơ dẫn đến tàn phế. Bệnh thường gặp trong độ tuổi từ 30 – 50 tuổi.
Thoát vị đĩa đệm có thể là dẫn đến tàn phế
2. Triệu chứng
Thoát vị đĩa đệm thắt lưng làm ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh, đặc biệt là khả năng vận động, cúi ngửa người, nghiêng xoay, đi lại. Khi ấn vào thường đau đớn, con đau lan dọc theo dây thần kinh của người bệnh. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến dây thần kinh tọa đau và dây thần kinh chân tê liệt.
Bệnh thường có các biểu hiện phổ biến sau:
Đau nhức
Đây là biểu hiện thường hay gặp nhất, cơn đau bắt đầu từ thắt lưng lan đến mông và xuống tới chân, làm cho khả năng đi lại khó khăn. Vì vậy khi di chuyển đi lại khiến người bệnh đau nhức dữ dội, khó chịu.
Tê bì làm mất cảm giác ở chân
Triệu chứng trên đi kèm với các con đau nhức, tùy vào tình trạng của bệnh nhân mà triệu chứng xuất hiện ít hay nhiều. Bệnh nhân sẽ cảm giác tê, ngứa râm ran, buốt từ hông rồi lan dần tới chân.
Teo, yếu cơ
Triệu chứng chỉ được phát hiện sau một thời gian mắc bệnh. Do người bệnh chủ quan không đi thăm khám và điều trị bệnh sớm dẫn đến tình trạng cơ yếu đi, chân tay teo lại. Cũng chính vì vậy, khả năng vận động đi lại của người bệnh bị hạn chế.
Đau dây thần kinh tọa
Do cơn đau lan tỏa theo dây thần kinh nên người bệnh thường đau cả mông, đùi và chân.
Bệnh gây đau lưng và đau dây thần kinh tọa
Bên cạnh đó người bệnh còn có có các triệu chứng khác như mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, chóng mặt, đau đầu, giảm cân, chuột rút tay chân,…
Các biểu hiện bệnh có thể xảy ra từ từ hoặc cùng xảy ra. Vậy bệnh do nguyên nhân nào gây ra:
3. Nguyên nhân
Bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng do nhiều nguyên nhân gây lên, trong đó phổ biến nhất là:
Do bị chấn thương, tai nạn giao thông, tai nạn lao động
Do tác động của lực lớn và đột ngột do chấn thương, tai nạn giao thông, tai nạn lao động,… khiến cho đĩa đệm bị lệch khỏi vị trí dẫn đến thoát vị đĩa đệm thắt lưng.
Do thoái hóa cơ thể sau tuổi 30
Sau tuổi 30, cơ thể đối mặt với những thoái hóa, và trong đó có thoái hóa cột sống. Chính vì vậy đĩa đệm không còn linh hoạt như trước, thậm chí còn nứt, rách dẫn đến thoát vị đĩa đệm thắt lưng.
Do thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các thói quen như đứng ngồi không đúng tư thế, mang vác vật nặng, tập thể dục không đúng cách, chế độ ăn uống không hợp lý,… gây thoái hóa khớp, trật khớp, đĩa đệm lệch dẫn đến bệnh.
Tư thế ngồi làm việc sai có thể dẫn tới thoát vị đĩa đệm
Do yếu tố bẩm sinh, di truyền
Các yếu tố bẩm sinh, di truyền cũng gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng như gai cột sống, gù lưng,…
4. Hậu quả nguy hiểm của bệnh
Tuy là căn bệnh phổ biến thường gặp, tuy nhiên bệnh nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Đặc biệt để lại những biến chứng hậu quả nghiêm trọng như:
- Hạn chế khả năng vận động, đặc biệt là khi đi đại tiểu tiện: Do bị chèn ép dây thần kinh của cùng thắt lưng, làm rối loạn cơ, khiến cho bệnh nhân không thể tự chủ khi đi ngoài, khả năng vận động di chuyển đi lại khó khăn.
- Hạn chết hoăc làm mất khả năng lao động: Do dây thần kinh bị chèn ép khiến bệnh nhân khó vận động chi khiến chất lượng cuộc sống ảnh hưởng. Trong trường hợp nặng hơn có thể khiến bệnh nhân bị liệt, mất khả năng lao động và đi lại.
Ngoài ra bệnh còn khiến người bệnh bị teo cơ, cảm xúc của người bệnh bị rối loạn do dây thần kinh bị chèn ép,…
Thoát vị đĩa đệm thắt lưng có thể ảnh hưởng tới cảm xúc của người bệnh
5. Phát hiện và điều trị bệnh
Thoát vị đĩa đệm thắt lưng là bệnh không nên xem nhẹ. Mọi người thường chủ quan bệnh do tuổi tác, do lao động nặng nhọc thường xuyên nên mới đau lưng. Vì vậy cần lên thăm khám sớm phát hiện bệnh và điều trị bệnh nhanh chóng. Giúp bệnh nhân giảm cơn đau thường xuyên và không xảy ra các biến chứng khác. Như vậy sẽ tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho bệnh nhân.
Khi có bất kỳ dấu hiệu bệnh nào cần phải khám và điều trị bệnh đạt hiệu quả cao nhất. Theo thống kê có hơn 90% mắc bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng được chỉ định điều trị nội khoa và còn lại 10% phải phẫu thuật. Phải phẫu thuật khi bị yếu một chân do bị chèn ép dây thần kinh, rối loạn cơ tròn làm mất khả năng tự chủ khi đại tiểu tiện và khi điều trị nội khoa không hiệu quả thì sẽ chuyển sang phẫu thuật.
Ngoài ra bạn có thể điều trị bệnh bằng thuốc tân dược làm giảm các triệu chứng đau, bằng phương pháp đông y hoặc xoa bóp bấm huyệt,…
6. Cách phòng tránh bệnh bạn nên biết
Để phòng tránh, bạn cần phải bảo vệ cột sống của mình kết hợp với những biện pháp sau:
- Tập thể dục thường xuyên, đúng cách, nhẹ nhàng và hạn chế đứng hoặc ngồi làm việc quá lâu, vì sẽ tạo áp lực lên xương khớp cũng như thắt lưng của bạn.
- Bổ sung thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin D. Tránh sử dụng các chất kích thích, thức ăn giàu chất béo, đồ uống chứa cồn, gas,..
- Người lao động cần mang vác vật vừa phải, không quá nặng và không cúi lưng vác vật, nên ngồi xuống nâng vật từ từ lên.
Tập thể dục thường xuyên giảm nguy cơ mắc bệnh
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt