Tổng quát về thoát vị đĩa đệm và cách điều trị

Đĩa đệm là cấu trúc nằm ở giữa 2 đốt sống, được cấu tạo từ các vòng xơ dày, chắc, bên trong có nhân nhày có tính đàn hồi. Nhờ vậy, đĩa đệm có tác dụng như một bộ phận giảm xóc, bảo vệ và giúp cột sống thực hiện chức năng của mình. Khi có lực tác động mạnh vào cột sống, vòng xơ bao quanh bị rách, nhân nhầy thoát ra ngoài gây nên hiện tượng thoát vị đĩa đệm. Cột sống cổ và thắt lưng là các vị trí hay gặp thoát vị đĩa đệm.

 

Nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm là gì?
Nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm là gì?

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm thì có rất nhiều nhưng điển hình bởi các yếu tố sau đây:

  • Do các chấn thương gây tổn thương cột sống: tai nạn trong lao động, giao thông,…
  • Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: tư thế ngồi không đúng gây cong vẹo cột sống, ít vận động hoặc tập thể dục không đúng gây trật khớp, thoái hóa khớp.
  • Các bệnh lý về xương sống: gai cột sống, gù lưng, thoái hóa cột sống cũng sẽ là nguyên nhân gây bệnh thoát vị này.
  • Do tuổi tác: Từ độ tuổi 30-50 tuổi là giai đoạn mà khả năng thoát vị đĩa đệm cao nhất bởi thành phần nước cũng như sự đàn hồi bên trong nhân tủy đã bị giảm đi theo thời gian.
  • Các đĩa đệm nằm giữa các đốt sống không còn mềm mại, dịch nhày bị khô, vòng xơ bao bọc bên ngoài bị xơ hóa, rạn nứt. Lúc này chúng có thể dễ dàng bị rách do tác động cơ học mạnh vào cột sống (chấn thương, gắng sức,…). Khi lớp nhân này tràn qua chỗ bị rách sẽ chui vào ống sống và chèn ép lên các rễ dây thần kinh gây đau cột sống.
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là do sự thay đổi bất thường trong cấu trúc của đĩa đệm.

Nó thường xảy ra do lão hóa, thoái hóa đĩa đệm hoặc do chấn thương trong quá trình lao động, làm việc,… gây ra đĩa đệm bị thoát vị. Tùy vào mức độ chấn thương mà đĩa đệm sẽ có những tổn thương khác nhau.

Thoát vị đĩa đệm và cách điều trị

Đĩa đệm cột sống là hình đĩa nằm giữa 2 đốt sống, có tác dụng như bản lề giúp cho cột sống được vững chắc, đặc biệt là giúp cho cơ thể vận động đoạn cổ, phần thắt lưng. Các nghiên cứu cho thấy thoát vị đĩa đệm không liên quan đến tuổi mà do thoái hoá đĩa đệm, cột sống thiếu mềm dẻo, mất trương lực, mất tính đàn hồi, giảm chiều cao.

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi chèn ép vào ống sống hay các rễ thần kinh sống. Ở giải phẫu bệnh có sự đứt rách vòng sợi- về lâm sàng gây nên hội chứng thắt lưng hông điển hình.

Thoát vị đĩa đệm được chia ra làm bốn giai đoạn, những người mới ở giai đoạn đầu chỉ điều trị bằng nội khoa và phục hồi chức năng. Ở giai đoạn hai và ba có thể điều trị bằng sóng cao tần. Các bác sĩ cho biết, trong 100 trường hợp bị thoát vị đĩa đệm thì chỉ có bảy TH phải phẫu thuật.

Phương pháp xác định bệnh hiệu quả nhất là chụp cộng hưởng từ MRI. Nếu chụp phim sẽ khó phát hiện do nhân keo đĩa đệm không cản quang, hoặc chỉ nhận ra qua những dấu hiệu như cột sống lệch trục, hẹp khoảng liên đốt sống.

Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm
Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm

Điều trị thoát vị đĩa đệm

  • Điều trị nội khoa

– Vận động: trong thời kỳ cấp tính, bệnh nhân cần nằm nghỉ tại giường 1-2 tuần.

– Điều trị- vật lý: tia hồng ngoại, bó para-phin, chườm nóng bằng cám rang, muối rang hoặc ngải cứu.

– Dùng dòng điện: sóng ngắn, điện xung và điện phân.

– Châm cứu giảm đau, tia la-se

– Dùng các thuốc giảm đau, chống viêm, vitamin nhóm B

  • Phương pháp nắn chỉnh cột sống

Kết hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền. Người thầy thuốc chỉ dùng tay để chữa bệnh. Thoát vị đĩa đệm thông thường nếu được chăm sóc tốt sẽ ổn định sau đợt điều trị nội khoa từ 4 đến 6 tuần, nếu không đỡ cần khám và tiếp tục liệu trình điều trị mới. Can thiệp phẫu thuật sẽ chỉ được chỉ định sau khi đã thất bại trong điều trị bằng thuốc và vật lý trị liệu, trong các trường hợp sau: đau dữ dội, thể liệt và teo cơ, thể tái phát nhiều lần và ngày càng gần làm ảnh hưởng tới sinh hoạt, vận động của bệnh nhân, hội chứng chùm đuôi ngựa…

  • Trong phẫu thuật sẽ có các phương pháp

– Mổ hở

Phương pháp kinh điển được thực hiện từ năm 1934 và đến nay vẫn được áp dụng nhiều, có chỉ định rộng rãi, ngoại trừ những bệnh nhân có bệnh lý kèm theo mà trong mổ hở chống chỉ định, kể cả phần chống chỉ định trong gây mê. Phương pháp mổ hở cũng chứa nhiều rủi ro và biến chứng

– Kỹ thuật vi phẫu

Là phẫu thuật với độ xâm lấn ít nhất, bảo tồn tối đa cấu trúc tự nhiên của đĩa đệm và cột sống, để lấy đi khối thoát vị gây chèn ép vào tủy hoặc rễ thần kinh. Ngay sau khi phẫu thuật, người bệnh đã có thể đi lại nhẹ nhàng và nghỉ ngơi khoảng 1 tháng là có thể đi làm lại và không còn biểu hiện đau nữa.

Cần có những biện pháp phòng bệnh từ khi còn trẻ để tránh gặp những rắc rối do bệnh gây ra. Chú ý tư thế lao động và luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, cũng cần quan tâm đến chế độ ăn uống và khám sức khỏe định kì.

Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7