6 bài thuốc điều trị viêm khớp hiệu quả
Viêm khớp là căn bệnh phổ biến trên toàn thế giới. Riêng ở Việt Nam, có tới hơn 35% dân số mắc các chứng bệnh về viêm khớp. Đây là con số thống kê gần đây của ngành xương khớp nước ta, cho thấy một thực trạng đáng lo ngại của xã hội hiện nay. Vì vậy, việc tìm hiểu về bệnh viêm khớp là hết sức cần thiết để chủ động phòng ngừa và đẩy lùi bệnh.
Hệ thống xương khớp ở con người có cấu tạo rất vững chắc và hoàn hảo. Tuy nhiên, nếu xảy ra các tác nhân ảnh hưởng không tốt đến hệ xương như: chấn động mạnh, thoái hóa do tuổi cao hoặc không cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho xương phát triển,… sẽ gây ra nhiều chứng bệnh về xương, trong đó có căn bệnh viêm khớp.
Nội dung bài viết
Các triệu chứng của bệnh viêm khớp
Bệnh viêm khớp thường tiến triển một cách âm thầm và giai đoạn đầu không có biểu hiện gì khác thường. Chỉ khi mất một lượng sụn đáng kể, người bệnh mới cảm thấy đau nhức và không cử động được khớp. Các triệu chứng viêm khớp thường thấy như:
- Đau nhức, sưng tấy, nóng đỏ tại các khớp, thường bị ở các khớp tay và chân.
- Các cơn đau ngày càng nhiều hơn, thậm chí ngay cả khi nghỉ ngơi. Tần suất đau nhiều về đêm và gây khó ngủ.
- Cứng khớp, khó cử động thường xuất hiện vào sáng sớm khi ngủ dậy và có thể kéo dài vài giờ. Đôi khi ngồi cũng sẽ có hiện tượng bị cứng khớp.
- Có thể nghe thấy tiếng kêu lạo xạo, cót két, lục cục phát ra từ các khớp khi di chuyển hoặc khi bẻ khớp.
- Những người bị viêm khớp có thể sẽ bị sốt, mệt mỏi, chán ăn, gầy sút,…
Nguyên nhân gây viêm khớp là gì?
Nhiều người nghĩ bệnh viêm khớp chỉ xảy ra ở người già. Nhưng trên thực tế bệnh có thể gặp ở bất kỳ mọi lứa tuổi và giới tính. Vì lứa tuổi khác nhau, nên nguyên nhân mắc phải viêm khớp nhiều khi cũng khác nhau. Vậy nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp là gì? Cùng điểm mặt những thủ phạm chính gây viêm khớp dưới đây:
- Tuổi tác: Tỷ lệ người cao tuổi bị viêm khớp cao hơn so với các lứa tuổi khác. Đó là do tuổi tác càng cao, các tế bào xương trở nên già hóa. Khớp cũng trở nên bị khô do không còn tiết ra nhiều dịch khớp. Cùng với đó là sụn giòn về dễ gãy hơn.
- Chấn thương: Chơi thể thao, vận động hoặc tai nạn đều có ảnh hưởng đến xương khớp và làm tăng nguy cơ bị viêm.
- Yếu tố di truyền: Những gia đình có tiền sử bệnh xương khớp thì con cháu của họ sau này cũng có nguy cơ mắc bệnh.
- Thừa cân, béo phì: Cân nặng quá mức làm tăng áp lực của cơ thể lên các khớp, đặc biệt là khớp đầu gối, khớp hông cột sống. Chính vì vậy, người béo phì có nguy cơ cao bị viêm khớp hơn người bình thường.
- Yếu tố nghề nghiệp: Làm việc với các động tác hoặc tư thế lặp đi lặp lại trong thời gian dài có thể gây các dạng viêm khớp như: viêm khớp ngón tay, viêm khớp ngón chân, viêm khớp bàn tay, cổ tay, khớp vai,…
Bệnh viêm khớp nguy hiểm như thế nào?
Viêm khớp gây ra đau đớn và làm giảm khả năng vận động, khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt và làm việc. Không chỉ dừng lại ở đó, bệnh viêm khớp nếu không được điều trị kịp thời sẽ có khả năng chuyển sang giai đoạn mãn tính. Lúc này, người bệnh phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như:
- Các cơ bắp yếu dần đi và có khả năng bị teo cơ.
- Khi sụn khớp bị phá hủy sẽ gây dính khớp, biến dạng khớp dẫn đến tàn phế.
- Tổn thương dây chằng xưng quanh khớp, chèn ép dây thần kinh.
- Các biến chứng khác có thể phát sinh từ viêm khớp như: gãy xương, chảy máu hoặc nhiễm trùng trong khớp, hội chứng tim,…
- Vì vậy, ngoài việc làm giảm các triệu chứng đau để người bệnh cảm thấy dễ chịu thì mục tiêu chính của việc điều trị là ngăn bệnh tiến triển nặng hơn. Người bệnh cần phải theo dõi sát sao diễn biến của bệnh, để ngăn ngừa hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Điều trị viêm khớp như thế nào?
- Thường xuyên vận động, tập thể dục nhẹ nhàng tốt cho xương khớp.
- Ăn uống hợp lý, ăn các thực phẩm giàu vitamin C, E, canxi như táo, dưa hấu, cá hồi, nho, xoài…
- Uống đủ nước mỗi ngày.
- Không đi ra ngoài lạnh kèm theo mưa phùn.
- Nếu bị đau quá có thể dùng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ; không lạm dụng quá thuốc giảm đau.
- Đông y cũng có một phương pháp rất hiệu quả là châm cứu.
- Nếu bị nặng quá thì phải phẫu thuật.
6 bài thuốc điều trị viêm khớp hiệu quả
-
Bài 1: Nếu bạn bị đau khớp ở cổ chân, phương pháp dân gian cực kỳ hay và hiệu nghiệm.
Cách dùng: Buổi tối hàng ngày, ngâm chân với nước muối ấm và gừng từ 15-30 phút. Ngâm chân bằng nước ấm không chỉ có lợi cho chân mà còn giúp phòng ngừa nhiều bệnh cho toàn thân.
-
Bài 2: Nếu khi trời lạnh hoặc trở gió bạn bị đau khớp thì hãy áp dụng phương pháp trị dân gian như sau
Cách dùng: 5-10g lá lốt phơi khô, sắc lấy 2 bát nước còn ½ bát, uống trong ngày. Chú ý, uống sau bữa tối là công hiệu nhất. Mỗi liệu trình điều trị 10 ngày. Hoặc có một cách khác là dùng lá lốt và rễ các cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước, mỗi vị 30g, tất cả đều dùng tươi rồi thái mỏng, sao vàng, sắc với 600ml nước, còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 7 ngày.
-
Bài 3: Dùng ngải cứu kết hợp với muối trắng
Cách dùng: Khi khớp bị sưng, lấy lá ngải cứu trắng cho thêm muối và rồi đổ nước nóng lên, sau đó đắp vào khớp sẽ giúp khớp giảm sưng. Ngoài ra cách này cũng dùng để phòng bệnh rất tốt.
-
Bài 4: Nếu bạn bị đau lưng, đây là giải pháp hoàn hảo nhất
Cách dùng: Lấy một ít đu đủ, mễ nhân sống 30g mang rửa sạch rồi cho vào nồi nhỏ, đổ vào một chén nước, đun nhỏ lửa nấu cho tới khi thấy mễ nhân chín mềm thì cho vào một ít đường trắng. Bài thuốc này khi dùng một thời gian dài sẽ thấy đỡ đi nhiều
-
Bài 5: Nếu bạn bị đau mỏi các khớp
Cách dùng: Bạn cần có một lượng lá đào tươi vừa đủ, thêm 150ml rượu trắng. Có thể chế biến như sau: hâm nóng rượu, lá đào dùng tay bóp nát, tẩm rượu rửa chỗ đau. Trước khi đi ngủ rửa một lần.
-
Bài 6: Nếu bạn bị viêm khớp
Cách dùng: Lấy 200g gừng tươi, rượu mùi 400ml, đường đỏ 120g. Chế biến như sau: gừng thái nhỏ, ép lấy nước. Cho nước gừng, đường đỏ, rượu vào nồi đem đun nhỏ lửa đến khi sôi. Hàng ngày trước khi đi ngủ, uống một chút cho ra mồ hôi.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt