7 biến chứng nguy hiểm của thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh
Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh là bệnh lý nghiêm trọng liên quan đến xương khớp. Nếu không chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, liên quan đến khả năng vận động, sinh hoạt hàng ngày. Vậy bệnh nguy hiểm như thế nào thì các bạn hãy cùng tìm hiểu dưới đây.
Nội dung bài viết
1. Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh là gì?
Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh là tình trạng đĩa đệm bị thoát vị khiến khối nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra khỏi bao xơ. Lúc này, đĩa đệm không ở vị trí ban đầu mà lệch ra ngoài và chèn ép rễ dây thần kinh hoặc ống sống. Những áp lực của đĩa đệm lên dây thần kinh khác sẽ gây ra những triệu chứng, mức độ nặng – nhẹ của bệnh.
Hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa. Tuy nhiên, bệnh thường diễn biến âm thầm trong thời gian dài nên khó phát hiện ở giai đoạn sớm. Hoặc người bệnh thường chủ quan cho rằng đó là những cơn đau nhức bình thường. Đến khi bệnh chuyển nặng thì việc điều trị sẽ khó khăn và chỉ nhằm mục đích bảo tồn.
Khởi phát của bệnh với triệu chứng tại vùng cột sống bị tổn thương là những cơn đau nhức âm ỉ. Kèm theo đó là hiện tượng châm chích, tê bì cột sống, khiến chức năng vận động bị hạn chế. Bệnh nếu kéo dài mà không được điều trị đúng cách sẽ chuyển sang giai đoạn nặng nề. Lúc này, không chỉ là những cơn đau thông thường mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
2. Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh nguy hiểm như thế nào
Dây thần kinh bị chèn ép do thoát vị đĩa đệm là vấn đề bệnh lý xương khớp thường gặp. Bệnh diễn biến âm thầm trong thời gian dài và cần được điều trị sớm. Nếu để bệnh kéo dài sẽ khiến dây thần kinh bị ảnh hưởng, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Các biến chứng có thể kể đến như:
Biến chứng 1 – Đau dai dẳng kéo dài
Những cơn đau ban đầu của bệnh chỉ ở mức âm ỉ. Thế nhưng, càng để lâu, những cơn đau sẽ dữ dội hơn và tần suất cũng thường xuyên. Các cơn đau sẽ càng gia tăng khi người bệnh ho, cúi người, ngửa cổ, đi lại, vặn mình, nằm nghiêng.
Các cơn đau không chỉ khiến người bệnh khó chịu, ngại vận động mà còn gây ảnh hưởng đến tinh thần. Nhiều người bị đau quá mà dẫn đến choáng váng, mất cân bằng và thiếu tập trung. Vì thế, khiến cuộc sống, công việc bị đảo lộn, tác động nghiêm trọng.
Biến chứng 2 – Khả năng vận động bị hạn chế
Người bệnh sẽ luôn cảm thấy đau nhức mỗi khi vận động do tình trạng thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh gây ra. Do đó, người bệnh sẽ ngại vận động, lười vận động và lâu dần sẽ khiến quá trình di chuyển gặp nhiều khó khăn. Ngay cả những động tác như vươn tay lấy đồ, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân… cũng gây khó khăn cho người bệnh. Điều này làm cho chất lượng cuộc sống bị suy giảm.
Biến chứng 3 – Rối loạn cảm giác
Khi đĩa đệm bị thoát vị và chèn ép lên dây thần kinh có thể sẽ tác động cả lên những dây thần kinh làm nhiệm vụ điều khiển cảm giác của cơ thể. Khi đó, cảm giác của người bệnh cũng bị rối loạn, dẫn đến những cảm nhận không chính xác. Nhiều trường hợp, người bệnh còn không cảm nhận được nóng hay lạnh nên rất nguy hiểm, gây ảnh hưởng nặng nề cho cơ thể, sức khỏe.
Biến chứng 4 – Cơ thể bị suy nhược
Khi xuất hiện các cơn đau nhức, khó chịu sẽ khiến tâm lý của người bệnh lo lắng. Nhất là khi tình trạng đau đớn làm cho khả năng vận động bị tác động. Vì thế, người bệnh thường rơi vào tình trạng căng thẳng, ăn không ngon ngủ không yên. Lâu dần theo thời gian sẽ khiến cơ thể bị suy nhược, mệt mỏi, xanh xao và thiếu sức sống.
Biến chứng 5 – Rối loạn co thắt
Cơ vòng sẽ bị tác động khi rễ thần kinh bị chèn ép trong thời gian dài. Khi đó, người bệnh sẽ phải đối mặt với tình trạng rối loạn co thắt. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt, cuộc sống khi người bệnh rối loạn đại – tiểu tiện. Các triệu chứng điển hình của vấn đề này như tiểu bí, nước tiểu rỉ ra mà cơ thể không thể kiểm soát. Thậm chí, tình trạng đi đại – tiểu tiện cũng không thể tự chủ.
Biến chứng 6 – Teo cơ
Khi các rễ thần kinh bị chèn ép sẽ làm cho quá trình lưu thông máu đến các vùng cơ bị suy giảm. Như vậy, lượng dưỡng chất cung cấp cho cơ xương khớp không đáp ứng đủ, gây ra hiện tượng “suy dinh dưỡng”. Cộng thêm tình trạng người bệnh ngại vận động do các cơn đau dai dẳng. Điều này khiến cho cơ bắp dần mất sức, không còn linh hoạt và bị teo dần theo thời gian, thậm chí có thể gây bại liệt suốt đời.
Biến chứng 7 – Tàn phế
Tàn phế là biến chứng đáng sợ nhất của thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh. Hệ thống cơ khớp của người bệnh sau một thời gian dài đối mặt với đau nhức, khó chịu sẽ bắt đầu xơ cứng. Tình trạng chèn ép dây thần kinh ngày càng nghiêm trọng, khiến quá trình tuần hoàn bị cản trở. Sau nhiều năm, người bệnh sẽ bị tàn phế vĩnh viễn.
3. Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh cần được điều trị sớm
Thoát vị đĩa đệm khiến dây thần kinh bị chèn ép nếu được phát hiện và điều trị từ giai đoạn sớm thì tỷ lệ chữa bệnh ổn định lên đến 90%. Do đó, khi thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng dưới đây dù ở mức độ nhẹ cũng cần nhanh chóng đi thăm khám chuyên khoa:
- Vùng hông, thắt lưng xuất hiện cơn đau khi vận động. Thế nhưng, triệu chứng này sẽ thuyên giảm nhanh chóng khi nghỉ ngơi.
- Vùng vai, cổ, gáy bị nhức mỏi, đau, tê bì. Thậm chí, nhiều khi còn có thêm biểu hiện cứng cổ.
- Dọc vùng thắt lưng có cảm giác như điện giật.
- Ngoài các cơn đau nhức ở cột sống tổn thương còn kèm hiện tượng ngứa ran như kim châm.
- Các cơ yếu dần và chân tay thường có cảm giác tê giật nhẹ.
Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh là bệnh lý xương khớp không hề đơn giản và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị sớm. Do đó, cần chú ý đến những dấu hiệu bất thường của cơ thể để sớm đi thăm khám và được bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt