8 Dấu hiệu nhận biết cơ thể thiếu canxi một cách trầm trọng
Canxi là một trong 5 nguyên tố vi lượng quan trọng cần thiết cho cơ thể, chỉ đứng sau oxy, carbon, azote, hydrogen. Chính vì vậy, canxi không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với xương và răng mà còn là một phần không thể thiếu đối với hệ thần kinh, cơ bắp và hệ thống miễn dịch. Để xương phát triển, chắc khỏe và có cuộc sống khỏe mạnh hơn chúng ta nên bổ sung canxi mỗi ngày.
Nội dung bài viết
Thiếu canxi có những dấu hiệu gì?
Tình trạng thiếu canxi còn được cho là do các yếu tố gây ra biến đổi hoocmon, lão hóa, hàm lượng vitamin D trong cơ thể thấp dẫn đến cơ thể suy yếu sinh ra các bệnh như loãng xương, mật độ xương thấp, nghiêm trọng hơn là bệnh tim, viêm khớp… Vì vậy, việc phát hiện sớm có thể giúp chúng ta kịp thời xử lý, tránh được các hậu quả xấu do thiếu canxi đem lại. Dưới đây là 8 dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu hụt canxi một cách trầm trọng.
-
Xương yếu – giòn xương
Thiếu canxi chính là làm giảm mật độ xương trong cơ thể, dẫn đến xương yếu và mỏng gây giòn xương và dễ gãy.
-
Chuột rút và đau cơ bắp
Đây là một trong những dấu hiệu thường nhận thấy ở người bị thiếu canxi cao. Do các tế bào thần kinh trở nên nhạy cảm dẫn đến cơ yếu và đau cơ bắp.
-
Hệ miễn dịch kém
Người bị thiếu canxi, thường hay bị cúm dễ bị nhiễm trùng cao hơn so với người được bổ sung canxi đầy đủ. Bởi, canxi giúp cơ thể duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh, chống lại virus, nấm men, nấm và vi khuẩn, phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm khác.
-
Răng yếu –vàng răng
Canxi là một trong những thành phần chính của răng. Nên thiếu hụt canxi sẽ dẫn đến răng bị vàng và yếu chân răng.
-
Hội chứng tiền kinh nguyệt
Những triệu chứng thường xảy ra trước kỳ kinh nguyệt như nổi mụn, đau lưng, đau ngực, đau bụng, rối loạn giấc ngủ, nhức đầu, đau cơ, căng thẳng, mất tập trung ….xuất hiện nhiều hơn thường lệ. Điều này có liên quan đến canxi, chúng sẽ giảm đi nếu cung cấp đủ canxi cho nhu cầu của cơ thể.
-
Khó giảm cân
Không giảm được cân nặng cũng là do cơ thể thiếu canxi. Bởi canxi đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết chuyển hóa năng lượng. Tuy nhiên, rất nhiều người không hề biết điều được điều này.
-
Rối loạn giấc ngủ liên tục
Canxi đảm nhiệm rất nhiều vai trò trong cơ thể, việc thiếu canxi cản trở trực tiếp sự sản sinh melatonin, vốn có vai trò là giúp an thần và dễ ngủ. Vì vậy, thiếu canxi có thể gây ra tình trạng mất giấc ngủ, ngủ không ngon giấc ở nhiều người.
-
Chậm dậy thì ở nữ giới
Nguyên nhân dậy thì chậm ở nữ giới là do cơ thể thiếu hụt canxi và cũng là một trong những nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt như đau bụng kinh nghiêm trọng và đau do kinh nguyệt không đều.
Vậy làm thế nào để bổ sung canxi?
Khi cơ thể thiếu canxi không thể tự sản sinh ra được, dần dần suy giảm mật độ xương gây mất xương dẫn đến nhiều bệnh lý về xương khớp. Do đó, để ngăn chặn và phòng ngừa chúng ta nên bổ sung canxi mỗi ngày như:
Bổ sung canxi được chế biến qua các loại thực phẩm giúp hấp thụ canxi qua đường ăn uống như là hải sản (tôm, cua, cá), xương ống (xương lợn, xương bò) trứng và sữa. Thường xuyên, tắm nắng buổi sáng sớm từ lúc 6 -7h sáng, mỗi lần khoảng 15 -30 phút. Giúp hỗ trợ quá trình hấp thụ vitamin D và canxi vào trong cơ thể.
Ngoài ra, chúng ta có thể bổ sung thêm viên uống bộ 3 chứa canxi dạng nano, vitamin D3, MK7 và cùng các chất căn bản khác (Mg, K, Si, Boron, Kẽm, Cu, Mn). Cung cấp đầy đủ canxi vào sâu tận bên trong cơ thể. Đặc biệt là MK7 (vitamin K2) có tác dụng ngăn ngừa các bệnh xơ vữa động mạch, vô hóa mô mềm, táo bón và sỏi thận… Không những vậy, MK7 còn có tác dụng tích cực đối với sự linh hoạt của xương bằng cách tăng lượng Collagen trong xương giúp xương chắc khỏe dẻo dai, kéo dài tuổi thọ.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt