9 nguyên nhân đầu khớp ngón tay bị sưng phù và cách khắc phục
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng đầu khớp ngón tay bị sưng phù. Một số ít có thể cải thiện bằng các biện pháp đơn giản ngay tại nhà. Tuy nhiên, cũng có trường hợp là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm nào đó. Vì thế, các bạn có thể tham khảo một số nguyên nhân và cách khắc phục dưới đây để cải thiện sức khỏe.
Nội dung bài viết
1. Nguyên nhân và cách khắc phục đầu khớp ngón tay bị sưng phù
Dưới đây là một số nguyên nhân và cách khắc phục sưng phù ở đầu khớp ngón tay, các bạn có thể tham khảo gồm:
1.1. Đầu khớp ngón tay bị sưng sau khi tập thể dục thể thao
Quá trình luyện tập thể dục thể thao sẽ làm cho các mạch máu giãn nở. Vì thế, nếu tập luyện quá sức hoặc tập với cường độ mạnh, tập trong thời gian lâu có thể khiến các đầu ngón tay bị sưng lên.
Do đó, để khắc phục nguyên nhân này, các bạn nên chú ý mặc quần áo rộng trước và trong quá trình luyện tập. Đồng thời, chú ý bổ sung đủ lượng nước mỗi ngày và uống nước ngay sau khi kết thúc luyện tập để cải thiện tình trạng đầu ngón tay bị sưng phù.
1.2. Đầu khớp ngón tay ở phụ nữ mang thai bị sưng phù
Nhiều phụ nữ trong giai đoạn mang thai bị phù chân và tay. Nguyên nhân là do sự thay đổi về hormone của thai kỳ. Bên cạnh đó, nhiều phụ nữ khi mang thai tăng cân quá nhiều khiến đầu ngón tay bị sưng phù.
Ngoài ra tình trạng phù trong khi có thai còn tiềm ẩn nguy cơ gây tiền sản giật. Đây là một trong những biến chứng vô cùng nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của em bé và người mẹ. Chính vì thế mẹ bầu cần kiểm tra sức khỏe thai kỳ định kỳ để được chăm sóc, hướng dẫn kịp thời.
1.3. Đầu khớp ngón tay bị sưng phù vào buổi sáng
Vào buổi sáng sau khi thức dậy các bạn bỗng dưng thấy ngón tay mình hơi sưng mà không biết tại sao. Đây là vấn đề khá bình thường và không đáng lo ngại do sự tích tụ ở mô bàn tay của các chất lỏng.
Có thể cải thiện tình trạng này bằng bài tập đơn giản như sau:
- Đứng hai chân rộng bằng vai.
- Tay từ từ đưa lên trời sao cho vai – khuỷu – bàn tay tạo thành một đường thẳng.
- Hạ tay xuống.
Động tác này nên thực hiện 5 – 10 lần.
1.4. Viêm khớp khiến đầu khớp ngón tay bị sưng phù
Viêm khớp không cố định ở một vị trí cụ thể mà có thể xuất hiện ở nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể như chân, tay, thắt lưng… Trong đó, viêm khớp ở các đầu ngón tay sẽ gây nên tình trạng tê cứng, sưng nóng và tấy đỏ, đặc biệt là vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy.
Để khắc phục nguyên nhân này, người bệnh cần điều trị viêm khớp dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để cải thiện sức khỏe cũng như tình trạng sưng phù ở đầu khớp ngón tay.
1.5. Sưng đầu khớp ngón tay do ăn nhiều muối
Những người có thói quen ăn mặn với chế độ ăn nhiều muối hàng ngày sẽ tiềm ẩn nguy cơ làm cho đầu khớp ngón tay bị sưng phù. Nguyên nhân là do ăn nhiều muối sẽ làm mất đi cân bằng muối – nước và chất điện giải. Triệu chứng này sẽ biến mất sau một vài ngày giảm lượng muối nạp vào cơ thể.
Ngoài ra, thói quen ăn mặn còn gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm khác nên cần khắc phục từ sớm để không làm ảnh hưởng tới sức khỏe.
1.6. Sưng tay do thời tiết nắng nóng
Các mạch máu nuôi dưỡng bàn tay và đầu khớp ngón tay sẽ bị giãn nở khi thời tiết nắng nóng để điều chỉnh nhiệt của cơ thể. Khi đã dần thích nghi thì tình trạng này sẽ biến mất nên các bạn không cần lo lắng.
Ngoài ra, có thể khắc phục tình trạng sưng tay này bằng cách ngâm tay vào nước mát để máu lưu thông được tốt hơn.
1.7. Đầu khớp ngón tay bị sưng do bệnh ung thư
Tình trạng phù ở đầu ngón tay là do quá trình điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ hoặc do một số bệnh lý ung thư nào đó. Khi xuất hiện dấu hiệu này, kèm theo hụt hơi, đi tiểu ít, loạn nhịp tim, sưng phù khắp chân và cánh tay thì người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.
1.8. Đầu khớp ngón tay bị sưng do phù mạch mề đay
Phù mạch mề đay là một trong những nguyên nhân khiến đầu khớp ngón tay bị sưng phù. Dấu hiệu này xuất hiện do cơ thể sản sinh tăng cường histamin sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng. Kèm theo phù tay là các biểu hiện như: Phù nề quanh mắt, đau nóng ở những nơi xuất hiện điểm sưng…
Phù mạch mề đay không cần điều trị mà bệnh sẽ tự khỏi sau vài ngày. Trừ một số trường hợp ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cần đến bệnh viện để được khắc phục như: Phù ở lưỡi và họng gây khó thở…
1.9. Sưng ở đầu khớp ngón tay do phù mạch bạch huyết
Khi hệ bạch huyết bị tổn thương sẽ gây tắc nghẽn và tích tụ bất thường dịch trong mô mềm, khiến cho các đầu ngón tay bị sưng phù. Ngoài ra, phù còn xuất hiện ở ngón tay, cánh tay. Tình trạng này chủ yếu gặp ở những người điều trị ung thư vú bằng xạ trị hoặc phẫu thuật. Có một số ít trường hợp phù mạch bạch huyết là do sự bất thường của hệ bạch huyết ngay từ lúc sinh ra.
Với nguyên nhân này, có thể cải thiện các triệu chứng khó chịu do phù gây nên bằng cách xoa bóp mà chưa có phương pháp điều trị triệt để nào khác.
2. Các biện pháp phòng ngừa đầu khớp ngón tay bị sưng phù
Để phòng ngừa tình trạng đầu khớp ngón tay bị sưng phù, các bạn có thể áp dụng một số biện pháp cụ thể sau:
- Hạn chế ăn các loại thực phẩm đóng hộp, đồ ăn chứa chất bảo quản, đồ ngọt.
- Tăng cường bổ sung các loại rau xanh, hoa quả và uống nhiều nước.
- Thường xuyên ngâm tay trong nước mát hoặc nước ấm để điều hòa thân nhiệt.
- Tạo thói quen ăn nhạt, ít muối để giảm gánh nặng cho thận.
- Thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng, vừa sức hỗ trợ cho đôi bàn tay.
- Không nằm hoặc ngồi nhiều một chỗ quá lâu mà phải vận động, đi lại thường xuyên đặc biệt là những người làm việc văn phòng.
- Khi gặp các bệnh lý liên quan đến sưng nề tay cần điều trị từ sớm để tránh gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Sưng tay là biểu hiện rất đỗi bình thường nhưng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh hoạt, làm việc cũng như sức khỏe con người. Do đó, khi đã cải thiện các vấn đề đầu khớp ngón tay bị sưng phù nhưng không thuyên giảm thì cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn và tìm hiểu nguyên nhân.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt