Bệnh đau khớp khuỷu tay và những điều bạn cần biết

Khủy tay giúp liên kết ba xương chính cùng tham gia cử động của cánh tay là xương trụ, xương cánh tay và xương quay của cẳng tay. Nếu một ngày bạn đột nhiên cảm thấy khuỷu tay đau và sưng tấy kéo dài. Đừng chủ quan, đó có thể là dấu hiệu thông báo bạn có thể đã bị đau khớp khuỷu tay.

1. Đau khớp khuỷu tay được hiểu thế nào?

Đau khớp khuỷu tay là tình trạng các nhóm gân cơ duỗi tại mỏm trên lồi cầu phía ngoài xương cánh tay bị viêm hoặc rách, kèm theo tình trạng đau nhức dữ dội, khớp bị sưng tấy lên, khó co duỗi. Bệnh không ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng nếu không cải thiện kịp thời, đúng cách có thể dẫn đến bị liệt cả cánh tay.

2. Nguyên nhân dẫn đến đau khớp khủy tay

Nguyên nhân khách quan

Hầu hết các trường hợp đau khuỷu tay đều do bị viêm gân, dây chằng hoặc mô mềm bị căng. Đó có thể là biến chứng của một số bệnh lý khác như:

  • Hậu quả của bệnh viêm khớp khuỷu tay.

Khi khớp khuỷu tay bị viêm và sưng sẽ khiến xuất hiện các cơn đau khớp khuỷu tay. Tuy nhiên trên thực tế, tình trạng viêm khớp khuỷu tay rất ít khi xảy ra, trừ khi nó bị chấn thương do va đập mạnh hoặc gãy xương,…

  • Viêm bao hoạt dịch.

Khi bị chất thương hay sử dụng khớp quá mức, bao dịch ở mặt sau của khớp khủy tay có thể bị viêm lên gây đau khớp khuỷu tay.

  • Các bệnh lý xương khớp khác như gout, bong gân, trật khớp, viêm khớp dạng thấp,… là một trong những nguyên nhân gây đau khớp ở khuỷu tay

Nguyên nhân chủ quan

  • Chơi thể thao quá mạnh

Những môn thể thao sử dụng lực cánh tay như cầu lông, quần vợt, tennis, golf, bóng chày,… Khi chơi nếu dùng lực cánh tay quá mạnh, sai kỹ thuật khi chơi gây tác động trực tiếp lên khuỷu tay, nhẹ thì chỉ bị căng cơ, nặng sẽ dẫn đến đau khớp khuỷu tay và kéo theo một loạt bệnh lý liên quan khác.

  • Do đặc thù nghề nghiệp

Đau khớp khuỷu tay thường gặp ở những người có công việc sử dụng cách tay là chủ yếu như thợ rèn, đầu bếp, các vận động viên,… Do đặc thù công việc yêu cầu sử dụng khớp khuỷu tay quá nhiều hoặc lặp đi lặp lại một động tác dễ dẫn đến đau khớp khuỷu tay.

Đau khớp khủy tay dễ mắc phải ở những người thường xuyên sử dụng lực cánh tay

3. Triệu chứng và phương pháp chẩn đoán bệnh

Những dấu hiệu khi bị đau khớp khuỷu tay mà ta có thể nhận thấy như:

  • Đau dữ dội, đau nhói khi bạn muốn cử động khuỷu tay, đặc biệt là khi chạm nhẹ vào.
  • Cảm thấy nóng rát và sưng đỏ ở những phần xung quanh khuỷu tay.
  • Hạn chế cử động, gặp khó khăn khi nâng vật, nắm chặt đồ vật hoặc làm các việc đơn giản như viết, đánh răng,…

Phương pháp có thể dùng để chẩn đoán bệnh:

  • Kiểm tra thể chất: Bạn sẽ thực hiện vài động tác cử động nhẹ giúp bác sĩ quan sát phản ứng xảy ra để phát hiện xem có những dấu hiệu bất thường nào không.
  • Chụp X-Quang: Phương pháp thường dùng nhất để phát hiện ra những dấu hiệu bất thường của xương.
Chụp X- Quang là phương pháp thông dụng để phát hiện ra những dấu hiệu bất thường của xương
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Cho ra những hình ảnh chi tiết về dây thần kinh, mao mạch, mô mềm xung quanh khớp.
  • Điện cơ EMG: Đo phản ứng của cơ bắp khi có dòng điện chạy qua.

4. Phương pháp điều trị

Điều trị tại nhà 

  • Nghỉ ngơi: Khi bị đau khớp khủy tay, việc đầu tiên nên làm là để tay của bạn nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt để giảm đau và sưng. Hạn chế các hoạt động gây ảnh hưởng đến khuỷu tay từ 1 – 2 tuần hoặc lâu hơn tùy theo tình trang đau của khuỷu tay.
  • Chườm lạnh: Nước đá ngăn ngừa tổn thương mô và giúp giảm sưng đau rất hiệu quả. Tuy nhiên không được áp trực tiếp đá lên vết thương, nên sử dụng túi đá hoặc đặt đá nghiền trong túi nhựa chườm lên vết thương của bạn trong 15 đến 20 phút.
  • Dùng các vật liệu hỗ trợ như nẹp, băng khuỷu tay: Khi bạn thực hiện một số hoạt động nhất định trong sinh hoạt thường ngày, nẹp gỗ hỗ trợ giảm áp lực lên cánh tay của bạn.
Băng nẹp giúp hạn chế áp lực lên khuỷu tay
  • Kê cao khủy tay: Khi ngủ bạn hãy kê tay bằng một lớp gối, điều này giúp giảm sưng và đau chỗ khuỷu tay.

Sử dụng thuốc Tây

Thuốc Tây y thường được sử dụng nhiều nhất để điều trị các bệnh về xương khớp cũng như đau khớp khuỷu tay bởi nó tiện lợi, dễ sử dụng và đem lại hiệu quả tức thì. Một số loại thuốc giảm đau hay thường được sử dụng:

  • Thuốc giảm đau thông thông thường như Paracetamol, acetaminophen,…
  • Thuốc kháng viêm không steroid như Ibuprofen, Diclofenac, Naproxen, aspirin,…
  • Thuốc giãn cơ.
  • Tiêm trực tiếp Corticosteroid vào khớp khuỷu tay.

Tuy nhiên, dùng quá nhiều thuốc Tây dễ gây cho người bệnh những dụng phụ không mong muốn như đau đầu, nổi phát ban, ngứa, mất ngủ,… Nên sử dụng hạn chế, đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ. Thêm vào đó, việc dùng thuốc chỉ có tính chất tạm thời, không có hiệu quả lâu dài, không có tác dụng loại bỏ tận gốc căn nguyên của bệnh.

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu cũng là một trong những phương pháp được áp dụng nhằm kiểm soát cơn đau khớp cũng như các triệu chứng khác. Dù biện pháp này có thể mất nhiều thời gian nhưng lại có hiệu quả kéo dài hơn và ít phát sinh những tác dụng phụ.

Một số bài tập thường được áp dụng như :

  • Massage giảm đau khuỷu tay
  • Liệu pháp nhiệt, siêu âm.
  • Sử dụng bài tập có sự kích thích của dòng điện qua da.

Chữa đau khớp khủy tay bằng phương pháp phẫu thuật

Sau một năm điều trị bệnh, nếu tình trạng bệnh không thấy cải thiện phẫu thuật là phương án cuối cùng trong các cách chữa đau khớp khuỷu tay. Có hai phương pháp để phẫu thuật là nội soi khớp và phẫu thuật mở. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn cách thức khác nhau để loại bỏ mô chết gây áp lực lên vùng khuỷu tay. Cần lưu ý rằng, có thể bệnh nhân sẽ phải đối mặt với một loạt các biến chứng nguy hiểm, rủi ro trong quá trình mổ và sau mổ.

Phẫu thuật là phương án cuối cùng để điều trị đau khớp ở khủy tay

Đau khớp khuỷu tay không phải là bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng cho người bệnh. Nhưng nó lại gây ra những cơn đau nhức vô cùng khó chịu. Kèm theo đó là khả năng vận động của khớp bị cản trở khiến sức khỏe, công việc và chất lượng cuộc sống cũng bị ảnh hưởng. Vì vậy, nếu xuất hiện những triệu chứng sơ khai của bệnh. Hãy đến gặp ngay bác sĩ để tư vấn và lựa chọn phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả nhất nhé!

Rate this post
Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7