Bệnh gút nên kiêng ăn gì và nên ăn gì để tốt cho việc điều trị?

Khi trong nhà có người bị bệnh gút, việc ăn uống của bệnh nhân cần được quan tâm. Bởi nếu như không kiêng khem cẩn thận, ăn quá nhiều đồ bổ và sử dụng nhiều chất kích thích thì sẽ rất có hại cho bệnh trạng của người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc bệnh gút nên kiêng ăn gì và nên ăn gì để tốt cho việc điều trị.

1. Các thông tin cơ bản về bệnh

Trước khi tìm hiểu về các loại thực phẩm tốt và không tốt cho người bị gút, các bạn nên hiểu sơ qua một số vấn đề liên quan đến căn bệnh này. 

Theo đó, gút là một bệnh lý chỉ sự rối loạn vấn đề chuyển hóa của các acid uric trong cơ thể. Nó dẫn đến tình trạng các tinh thể urate (hay tinh thể monosodium) ở những vị trí như: bao hoạt dịch, trong khớp, quanh khớp, ống thận, nhu mô thận…

Hình ảnh bệnh gút

Bệnh thường gặp ở những đối tượng là nam giới, độ tuổi từ 40 đến 60. Những người có tiền sử giữ thói quen ăn nhiều thực phẩm có chứa purine và uống nhiều bia rượu. Còn ở nữ giới thì ít gặp hơn và thường xảy ra ở giai đoạn sau mãn kinh do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Tuy nhiên, dù do lý do gì thì việc hình thành các tinh thể urate cũng từ nguyên nhân tăng acid uric máu. Nồng độ acid uric máu sản xuất ra và đào thải đi không cân bằng, dẫn đến sự tích tụ các tinh thể urate có hại. Chúng gây ra tình trạng viêm nhiễm khớp, khiến bệnh nhân đau đớn, khó chịu. Theo thời gian, những tinh thể này sẽ hủy các sụn khớp, đầu xương và các cơ quan mà chúng xuất hiện. Khiến sức khỏe người bệnh và các vấn đề vận động bị giảm sút…

2. Bệnh nhân bị bệnh gút nên kiêng ăn gì?

Những người khi mắc bệnh gút đều sẽ được các chuyên gia tư vấn về chế độ ăn uống. Theo đó, bệnh gút nên kiêng ăn gì là vấn đề thắc mắc và sẽ được giải đáp đầu tiên. Các loại thực phẩm cần kiêng trong quá trình điều trị bệnh và tránh bệnh tái phát nặng bao gồm:

2.1. Thực phẩm chứa nhiều purine

Những thực phẩm chứa nhiều purine được cho là nguyên nhân của sự gia tăng nồng độ acid uric trong máu. Ở những người khỏe mạnh, việc sử dụng vừa đủ các loại thực phẩm này sẽ không làm hại đến cơ thể. Tuy nhiên, nếu dùng quá nhiều và trong một thời gian dài thì nguy cơ mắc bệnh gút là rất cao. Và khi đã bị bệnh thì khả năng tự loại bỏ acid uric thừa của cơ thể lại rất thấp. Vì thế, việc ăn các thực phẩm có nhiều purine sẽ khiến acid uric càng được tích trữ và gây ra những cơn đau do bệnh gút.

Thực phẩm có nhiều purine nên kiêng

Vì vậy, một số loại thực phẩm giàu purine mà người bệnh gút nên tránh bao gồm:

  • Thịt đỏ: Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt trâu, thịt nai, thịt gà lôi… 
  • Hải sản: các loại cá như cá trích, cá ngừ, cá tuyết, cá hồi, cá thu, cà cơm, cá mòi…và các loại tôm, cua, sò điệp…
  • Nội tạng động vật: tim, gan, não, lòng mề…

Tuy nhiên, không phải loại thực phẩm nào có chứa purine cũng kích hoạt những cơn gút. Theo các chuyên gia thì purine có nguồn gốc động vật độc hại hơn nhiều so với purine có nguồn gốc thực vật. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng purine từ một số loại rau xanh lại không làm các cơn gút xuất hiện. Dù nồng độ của chúng không hề thua kém so với purine động vật.

2.2. Thực phẩm có hàm lượng fructose cao

Đồ ngọt và thực phẩm có hàm lượng fructose cao cũng khiến cho nguy cơ bị gút tăng cao nếu sử dụng nhiều. Nguyên nhân là bởi chúng cũng khiến cho nồng độ acid uric máu tăng lên. 

Bệnh nhân gút nên tránh sử dụng nước ngọt

Vì vậy để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh, nên hạn chế những thực phẩm sau trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của người bệnh gút:

  • Các loại đồ uống nhiều đường: nước ngọt, nước ép trái cây…
  • Thực phẩm giàu fructose: siro có fructose, mía… 

2.3. Các loại thực phẩm khác

Các chuyên gia cũng sẽ khuyên người bệnh nên tránh các loại thực phẩm như:

  • Các loại nấm men: men bia, men dinh dưỡng, các chất bổ sung men khác…
  • Thực phẩm bột tinh chế: bánh mì, bánh quy, bánh ngọt…

Những loại thực phẩm trên có thể khiến cho nồng độ axit uric trong máu tăng. Dù rằng chúng không có nhiều purine hay fructose.

3. Bệnh nhân bị gút nên ăn gì thì tốt?

Rất nhiều thực phẩm thường ngày có chứa purine và fructose. Vì thế, người bệnh hay bị hoang mang, không biết nên sử dụng thực phẩm gì là tốt. Thực tế, dù nhiều thực phẩm có hai loại chất trên nhưng hàm lượng thấp, người bệnh hoàn toàn có thể dùng với liều lượng phù hợp.

Bệnh nhân bị gút nên ăn nhiều rau củ, hoa quả, ngũ cốc

Theo đó, một số loại thực phẩm người bị bệnh gút có thể dùng bao gồm:

  • Rau củ: hầu hết các loại rau củ đều có lợi đối cho người bị gút. Các loại rau củ như khoai tây, cà tím, nấm, đậu hà lan, rau xanh… nên được bổ sung nhiều trong thực đơn hàng ngày.
  • Hoa quả: người bệnh nên dùng nhiều hoa quả tươi, đặc biệt là những loại trái cây có độ ngọt vừa phải. Nếu có điều kiện có thể sử dụng nhiều quả anh đào. Loại quả này được cho là có khả năng giảm nồng độ acid uric, đồng thời ngăn ngừa các cơn đau do tình trạng viêm khớp từ gút gây ra.
  • Các loại đậu đậu phụ, đậu nành, đậu lăng… 
  • Các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt: gạo lứt, yến mạch, lúa mạch…
  • Trứng.
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa.
  • Các loại thảo mộc, trà, trà xanh.
  • Dầu thực vật.

4. Lời khuyên của các chuyên gia

Ngoài việc xác định bệnh gút nên kiêng ăn gì và nên ăn gì để hỗ trợ điều trị thì các chuyên gia cũng khuyên người bệnh nên thực hiện những điều sau:

4.1. Nên giảm cân

Việc dư thừa cân nặng sẽ khiến insulin trong cơ thể không thể hoạt động đúng cách, dẫn đến làm nồng độ acid uric tăng cao. Vì thế, người bệnh nên giảm cân theo các phương pháp khoa học để giảm đề kháng insulin, kiểm soát mức acid uric.

4.2. Vận động phù hợp

Thể dục thể thao nhẹ nhàng rất có lợi cho sức khỏe. Nó giúp cơ thể người bệnh sảng khoái và duy trì mức acid uric ở mức vừa phải.

Vận động phù hợp tốt cho người bị bệnh gút

4.3. Uống nhiều nước

Việc uống thêm nhiều nước rất có lợi cho quá trình loại bỏ lượng acid uric dư thừa ra khỏi cơ thể. Đồng thời, giúp đào thải nhiều chất độc hại khác, mang lại sự khỏe mạnh hơn cho người bệnh.

4.4. Ăn nhiều thực phẩm có chứa vitamin C

Vitamin C được cho là có khả năng tác động đến nồng độ acid uric và ngăn ngừa các cơn gút. Tuy chưa có nhiều nghiên cứu chính thức về vấn đề này nhưng người bệnh cũng nên dùng nhiều thực phẩm có chứa vitamin C như cam, ổi,… Nó có tác dụng rất tốt trong việc tăng cường sức đề kháng cho cơ thể người bệnh.

4.5. Không nên dùng đồ uống có cồn

Bênh nhân không nên sử dụng các loại đồ uống có cồn. Nguyên nhân là khi uống các loại đồ uống này, cơ thể sẽ ưu tiên việc đào thải cồn trước. Nó khiến cho lượng acid uric thừa không kịp đẩy ra ngoài, gây tích tụ trong cơ thể và gây bệnh.

Trên đây là những thông tin giúp giải đáp thắc mắc người bị bệnh gút nên kiêng ăn gì và nên ăn để hỗ trợ điều trị hiệu quả. Hy vọng những chia sẻ này sẽ hữu ích và giúp các bạn sớm thoát khỏi căn bệnh gút để cải thiện chất lượng cuộc sống.

Rate this post
Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7