Bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối nên uống thuốc gì thì tốt?

Ngày nay, thoái hóa khớp gối là căn bệnh mà không ít người gặp phải, kể cả những người trẻ tuổi. Vì vậy, các chuyên gia thường nhận được rất nhiều những câu hỏi dạng như bị thoái hóa khớp gối nên uống thuốc gì thì tốt cho người bệnh. Hãy cùng chuyên gia tìm hiểu kỹ vấn đề này qua nội dung bài viết sau!

Với bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối thì sử dụng biện pháp điều trị bằng Tây y sẽ cho những hiệu quả nhanh chóng hơn. Vì vậy, đây là biện pháp được sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên, bị thoái hóa khớp gối nên uống thuốc gì thì còn tùy thuộc vào mỗi bệnh nhân. Bệnh trạng của mỗi người là khác nhau nên bệnh nhân cần nhận được sự tư vấn và hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ.

Về cơ bản thì một số những loại thuốc thường được dùng để chữa thoái hóa khớp gối bao gồm:

1. Thuốc Paracetamol

Paracetamol là một loại thuốc giảm đau thông dụng mà khá nhiều người biết đến. Nó cũng được sử dụng nhiều trong việc điều trị các bệnh lý về xương khớp, trong đó có thoái hóa khớp gối. Lý do là bởi khả năng ảnh hưởng đến Cyclooxygenase cũng như có thể tổng hợp được Prostaglandin hỗ trợ giảm tình trạng đau nhức do viêm khớp của thuốc.

Thuốc Paracetamol giảm đau cho người bệnh

Với thuốc giảm đau Paracetamol, khá nhiều đối tượng khác nhau có thể sử dụng bởi thành phần an toàn. Tuy nhiên, không nên sử dụng loại thuốc này trong thời gian dài.

Liều lượng sử dụng Paracetamol để giảm đau do thoái hóa khớp gối là mỗi ngày dùng không quá 4g.

2. Thuốc Diacerein

Với mục tiêu điều trị thoái hóa khớp gối lâu dài thì các bác sĩ thường chỉ định cho bệnh nhân sử dụng thuốc Diacerein. Thuốc Diacerein được cho là một dạng thuốc an toàn, ít biến chứng khi sử dụng. Đây là loại thuốc kháng viêm giảm đau dùng được trong thời gian dài mà không ảnh hưởng đến dạ dày như nhiều loại thuốc khác.

Thuốc Diacerein tốt cho người bị thoái hóa khớp gối

Thành phần của thuốc chủ yếu gồm: Diacerein, Natri Lauryl Sulfat, Lactose, Aerosil, Polyvinylpyrrolidone K30. 

Với loại thuốc này, mỗi ngày người bệnh sẽ sử dụng 2 viên, chia làm 2 lần sau khi ăn.

3. Thuốc Opioids

Opioids là một loại thuốc giảm đau gây nghiện. Tác dụng của thuốc là tác động đến các tế bào thần kinh trung ương, ức chế cảm giác đau. Đồng thời, có tác dụng an thần, làm giảm các triệu chứng lo lắng, căng thẳng cho người bệnh.

Thuốc Opioids tốt cho người bị thoái hóa khớp gối

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc Opioids cũng gây ra khá nhiều tác dụng phụ. Ví dụ như có thể khiến cho người bệnh mệt mỏi, nôn mửa, táo bón, mẩn ngứa… đặc biệt là khi lạm dụng quá nhiều. Bên cạnh đó thì các đối tượng đang điều khiển các phương tiện giao thông, vận hành máy móc… không được sử dụng loại thuốc này cho bất kỳ tình huống nào.

4. Thuốc Amitriptyline

Amitriptyline còn được gọi là thuốc chống trầm cảm 3 vòng, sử dụng nhiều cho các bệnh nhân gặp vấn đề về thần kinh, tâm lý. Cơ chế hoạt động của loại thuốc này là ức chế quá trình truyền dẫn Norepinephrine và Serotonin. Vì vậy, đối với bệnh thoái hóa khớp gối, loại thuốc này cũng tỏ ra rất hữu hiệu.

Thuốc Amitriptyline hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối

Nhưng việc sử dụng thuốc chống trầm cảm 3 vòng cần phải tuân thủ tuyệt đối các hướng dẫn, chỉ định về liều lượng, lộ trình của bác sĩ. Lý do là loại thuốc này có thể gây ra các vấn đề như tụt huyết áp, suy giảm trí nhớ, táo bón, ảnh hưởng chức năng tình dục… 

5. Thuốc chống viêm không Steroid

Thuốc chống viêm không Steroid vừa có tác dụng giảm đau, vừa có tác dụng kháng viêm cho các bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối một cách hiệu quả. Một số những loại thuốc kháng viêm loại này thường được sử dụng gồm: Naproxen, Piroxicam, Diclofenac…

Naproxen – thuốc chống viêm không Steroid

Nhóm thuốc chống viêm không Steroid có phương thức hoạt động chung là ức chế việc sản sinh ra Prostaglandin gây đau nhức. Bên cạnh đó, khả năng cảm thụ các tín hiệu đau của hệ thần kinh cũng sẽ được kiểm soát nhờ khả năng ức chế tổng hợp PGF2 của thuốc.

Tuy nhiên, thuốc có một số những tác dụng phụ và chống chi định nhất định. Các đối tượng như phụ nữ có thai, người bị loét dạ dày, viêm gan, suy thận, có vết thương hở lở loét không được khuyến cáo sử dụng.

6. Thuốc tiêm Corticosteroid

Thuốc tiêm Corticosteroid có những tác dụng mạnh mẽ trong việc kháng viêm, giảm đau. Loại thuốc này sẽ được tiến hành tiêm trực tiếp vào vùng khớp gối đang bị tổn thương. Các hoạt chất có trong thuốc tiêm Corticosteroid sẽ giảm đau và viêm tức thì cho người bệnh.

Thuốc tiêm Corticosteroid

Các bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm sẽ là người trực tiếp tiêm truyền. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng áp dụng biện pháp mạnh  này. Chỉ những bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối với các biểu hiện sưng đau nghiêm trọng mới được chỉ định tiêm Corticosteroid.

Nguyên nhân là bởi loại thuốc này có có thể gây ra nhiều hệ lụy xấu cho sức khỏe nếu như áp dụng quá nhiều. Ví dụ như tình trạng suy yếu dây chằng khớp, sụn khớp bị bào mòn, hoặc có khả năng gây ra suy tuyến thượng thận hoặc nhiễm trùng khớp.  

7. Thuốc Glucosamine sulfate

Cơ thể có thể tự sản xuất ra Glucosamine Sulfate để cung cấp cho các mô sụn nhằm mục đích nâng cao sự dẻo dai, đàn hồi của chúng. Tuy nhiên, trong trường hợp người bệnh bị mắc thoái hóa khớp gối, tức là chức năng tự nhiên này của cơ thể đã bị ảnh hưởng nhất định. 

Thuốc Glucosamine Sulfate giúp tái tạo, phục hồi sụn khớp bị tổn thương

Việc bổ sung thêm thuốc Glucosamine Sulfate lúc này là rất cần thiết. Các mô sụn sẽ được cung cấp thêm dưỡng chất để có thể tái tạo và phục hồi vùng sụn khớp gối đang bị tổn thương, tiêu hao. Đồng thời, làm hạn chế tình trạng sưng viêm và ngăn cản quá trình lão hóa của khớp gối. Nhờ vậy, các triệu chứng của thoái hóa khớp gối được giảm thiểu.

8. Thuốc Chondroitin

Ở mô sụn khớp gối cũng như nhiều mô sụn khác trong cơ thể con người, hoạt chất Chondroitin đóng góp những vai trò rất quan trọng. Nhiệm vụ của nó là tạo sự đàn hồi và bôi trơn cho các khớp xương. 

Thuốc Chondroitin giúp bôi trơn sụn khớp

Do vậy, bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối sẽ được khuyến cáo nên sử dụng thêm một số loại thuốc có chứa loại hoạt chất này để tăng cường sức khỏe sụn khớp. Tuy nhiên, không phải lúc nào thuốc Chondroitin cũng được hấp thu một cách hiệu quả. Nó còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như lứa tuổi, thể trạng, bệnh lý nền…

Thoái hóa khớp gối là hiện tượng mà ở khớp gối, các mô sụn gặp phải những tổn thương nhất định, ví dụ như bị bào mòn, bị viêm nhiễm… Tiếp đến, sẽ có nhiều hiện tượng bất thường xuất hiện, ví dụ như sự hiện hữu của các gai xương, tình trạng xương dưới sụn đặc, tiêu xương hoặc loãng xương… Nó dẫn đến tình trạng đau nhức, sưng tấy và ảnh hưởng đến khả năng vận động cơ bản như đi lại, đứng lên ngồi xuống, leo cầu thang… của người bệnh.

Bệnh thoái hóa khớp gối nếu không được phát hiện và điều trị sớm thì sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Mà trước hết là gây ra đau đớn khó chịu và hạn chế vận động của người bệnh, nguy hiểm hơn có thể gây hoại tử xương, gãy xương…

Trên đây là một số những loại thuốc thường được sử dụng nhiều trong điều trị thoái hóa khớp gối. Mong rằng qua bài viết, các bạn đã có được câu trả lời hữu ích nhất cho câu hỏi bị thoái hóa khớp gối nên uống thuốc gì.

Rate this post
Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7