Bệnh thoái hóa khớp gối là gì, làm sao để phòng tránh?
Thoái hóa khớp gối là dạng bệnh xương khớp phổ biến, xuất hiện chủ yếu ở người lớn tuổi khi cơ thể đã bắt đầu quá trình lão hóa nhanh chóng. Vậy triệu chứng và nguyên nhân cụ thể dẫn đến thoái hóa khớp gối là gì, làm sao để phòng tránh? Thông qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này.
Nội dung bài viết
1. Thoái hóa khớp gối là gì?
Thoái hóa khớp gối là tình trạng phần sụn khớp, đĩa đệm ở giữa hai đầu xương đầu gối bị mài mòn, hư hỏng do quá trình lão hóa gây ra. Khớp gối là bộ phận có vai trò quan trọng trong những hoạt động của cơ thể con người, đặc biệt trong việc di chuyển. Chính vì lý do đó, mà khớp gối là một trong những vị trí dễ bị thoái hóa nhanh nhất.
Bệnh nhân thoái hóa thường xuyên phải đối mặt với những cơn đau nhức, tê mỏi, gây khó khăn cho vận động và sinh hoạt hàng ngày. Các cơn đau có thể xuất hiện đột ngột, bất ngờ hoặc cũng có thể đau liên tục, kéo dài.
Ở giai đoạn đầu, triệu chứng đau có mức độ nhẹ hơn, chỉ dừng lại ở sự khó khăn khi vận động hoặc đi lại. Tuy nhiên, nếu như không có bất kỳ sự can thiệp y học nào trong khoảng thời gian dài, bệnh tiến triển nặng hơn dẫn đến khả năng gây biến chứng. Nguy hiểm hơn nữa, bệnh nhân có nguy cơ bại liệt, mất khả năng đi lại. Do đó, việc tìm hiểu kỹ những triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh để phát hiện và chữa trị sớm là vấn đề vô cùng quan trọng.
2. Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp gối là gì?
Thoái hóa khớp gối xảy ra do nhiều yếu tố tác động, trong đó phải kể đến những yếu tố sau:
Thoái hóa ở tuổi già:
Xương khớp bị lão hóa là nguyên nhân chủ yếu gây ra căn bệnh này. Đối với cơ thể của người trẻ tuổi, xương khớp còn khỏe mạnh, hoạt động tốt và khả năng phục hồi, tái tạo những vị trí tổn thương còn cao. Nhưng bắt đầu từ độ tuổi trung niên, mọi cơ quan chức năng của cơ thể đã bắt đầu suy yếu dần. Lúc đó, quá trình tự tổng hợp và tự điều hòa để khắc phục những tổn thương sụn khớp suy giảm đáng kể. Tình trạng này kéo dài gây ra bệnh thoái hóa khớp gối.
Tuổi tác:
Theo sự lý giải của các chuyên gia, phụ nữ có nguy cơ thoái hóa khớp gối dễ hơn và nhanh hơn ở nam giới. Nguyên do là vì quá trình sinh nở làm ảnh hưởng nhiều đến các dây chằng, mô cơ và gân. Ngoài ra, bệnh xảy ra còn do phụ nữ có thói quen thường xuyên đi giày cao gót, điều này vô tình khiến các chị em bị ảnh hưởng xương khớp nhiều (kể cả đầu gối, khớp cổ chân, ngón chân,…), đẩy mình vào quá trình thoái hóa nhanh hơn.
Chấn thương:
Xương khớp bị tổn thương do tai nạn, sự cố trong lao động hoặc lúc chơi thể thao dẫn đến đứt dây chằng ở gối, ảnh hưởng xương bánh chè, làm khớp sụn bị rạ nứt,… cũng là điều kiện tiền đề khiến bạn dễ dàng bị thoái hóa khớp gối.
Chế độ ăn uống:
Cung cấp dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể là điều rất cần thiết cho cơ thể. Không chỉ giúp làm tăng sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch để chống lại bệnh tật, mà còn có tác dụng giúp dịch khớp tiết ra nhiều và đều hơn.
Chế độ vận động:
Hiện nay, các bệnh xương khớp đang dần trẻ hóa là do lười vận động. Nhân viên văn phòng phải ngồi nhiều tại chỗ hoặc người lười tập thể dục thể thao cũng là những đối tượng dễ mắc bệnh hơn.
Ảnh hưởng từ những bệnh lý khác:
Bệnh nhân có bệnh lý xương khớp khác hoặc mắc phải những bệnh như béo phì, tiểu đường, gút,… cũng có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp gối rất cao.
3. Những triệu chứng của thoái hóa khớp gối là gì?
Bên cạnh việc tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh, thì việc nắm rõ các triệu chứng bệnh cũng có vai trò quan trọng không kém. Dưới đây là những dấu hiệu điển hình giúp bạn nhận biết bệnh thoái hóa khớp gối một cách chính xác:
Đau nhức:
Dấu hiệu đầu tiên là những cơn đau nhức ở đầu gối. Ở giai đoạn đầu mới mắc bệnh, bệnh nhân chỉ cảm thấy đau nhẹ, âm ỉ. Nhưng theo thời gian bệnh tiến triển nặng hơn, các cơn đau sẽ diễn ra liên tục, dữ dội và dày đặc hơn. Do đau thường xuyên hơn nên người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc di chuyển, cử động, làm cảm trở công việc và sinh hoạt hàng ngày.
Cứng khớp:
Bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối sẽ có hiện tượng cơ cứng khớp đầu gối, nhất là sau khi thức dậy vào buổi sáng hoặc ngồi yên tại một vị trí quá lâu. Lúc đó, người bệnh rất khó để cử động, duỗi thẳng chân. Thường sẽ phải xoa bóp, mát xa một lúc để làm giảm triệu chứng cơ cứng sau đó mới có thể hoạt động bình thường trở lại.
Sưng đầu gối:
Phần cơ bên ngoài khớp gối bị thoái hóa thường có biểu hiện sưng tấy. Đối với triệu chứng này có thể áp dụng biện pháp chọc hút dịch khớp để giảm đau và chống sưng viêm.
Teo cơ, biến dạng khớp:
Khi bệnh đã phát triển đến giai đoạn nặng, có thể dẫn đến teo lớp cơ bao quanh ngoài khớp, đầu gối bị biến dạng trở nên gồ ghề. Đến lúc này, sụn khớp đã bị tổn thương nghiêm trọng, thậm chí bị mài mòn gần hết và các đầu xương bị lộ ra ngoài lớp sụn.
4. Cách làm giảm nguy cơ mắc bệnh
Không đợi đến khi mắc bệnh rồi mới lo lắng, trước mắt hãy tự chăm sóc và bảo vệ sức khỏe là phương pháp tốt nhất. Vậy những cách giúp giảm bớt nguy cơ mắc thoái hóa khớp gối là gì?
Chế độ dinh dưỡng
Trước tiên phải kể đến dinh dưỡng hàng ngày, một chế độ ăn uống đầy đủ chất sẽ giúp hệ xương khớp khỏe mạnh hơn. Nên bổ sung nhiều chất canxi, kali, magie, các khoáng chất có nguồn gốc từ tự nhiên như rau củ quả và một số thực phẩm biển.
Ngoài ra, nên ăn nhiều rau xanh và trái cây như đu đủ, chanh, cam, vì đây là những loại quả có chứa nhiều vitamin C và chất kháng viêm hiệu quả.
Việc bổ sung các dưỡng chất thiết yếu còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng đối với các bệnh xương khớp, giảm đáng kể nguy cơ bị thoái hóa khớp gối.
Ngoài bổ sung chất dinh dưỡng ra, chúng ta cũng nên hạn chế bia rượu, thuốc lá và những chất kích thích khác. Vì những chất này có hại cho xương khớp, có thể làm biến đổi một số chất và làm hư hỏng sụn khớp.
Chế độ vận động, tập luyện
Nên chú ý cường độ và tư thế khi làm việc, thói quen sinh hoạt hàng ngày, vì sức ép lớn và sai tư thế có thể khiến sụn khớp bị hư hại và dẫn đến thoái hóa nhanh chóng. Tập luyện thể dục thường xuyên giúp xương khớp trở nên dẻo dai và linh hoạt hơn.
Tuy nhiên, chế độ luyện tập nên vừa phải, phù hợp với cơ thể và tình trạng sức khỏe của bản thân. Hạn chế tham gia những môn thể thao cần hoạt động mạnh, luyện tập quá sức dễ gây chấn thương các mô sụn, ổ khớp, ảnh hưởng đến cơ, gân và dây chằng.
Bài viết trên đây là những thông tin cần thiết giúp bạn trả lời cho câu hỏi thoái hóa khớp gối là gì? Hiểu biết rõ về triệu chứng và những nguyên nhân gây ra bệnh là điều cần thiết nên làm. Khi nhận thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu đáng nghi ngờ như trên, đừng do dự mà hãy đến nhưng cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị đúng cách. Việc chữa bệnh phải tiến hành càng sớm càng tốt để hạn chế tối đa nguy cơ gây ra những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe sau này.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt