Các triệu chứng của bệnh gút thường gặp

Bệnh gout (dân gian hay gọi là gút) đang ngày càng phổ biến, dễ gặp ở nam giới. Bệnh gây đau nhức và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Ở giai đoạn đầu, biểu hiện bệnh không cụ thể, do đó, khi phát hiện thường khó điều trị vì tình trạng tổn thương đã ở mức nghiêm trọng. Trước những bất cập đó, triệu chứng của bệnh gút là gì đang được nhiều người quan tâm.

1. Phân loại các dạng gút thường gặp

Bệnh gút nguyên phát: hiện nay chưa có nghiên cứu nào tìm ra nguyên nguyên cụ thể gây bệnh ở nhóm này. Tuy nhiên, đây là dạng bệnh phổ biến thường gặp ở nam giới độ tuổi ngoài 50 có thói quen sinh hoạt không lành mạnh. Cụ thể là thường xuyên sử dụng thức ăn nhiều purin và các chất kích thích.

Bệnh gút thứ phát: bệnh nhân ở nhóm này thường có dấu hiệu tăng acid uric trong máu dẫn đến lắng đọng urat và hình thành bệnh.

Bệnh do bẩm sinh, di truyền: số lượng bệnh nhân ở nhóm này chỉ chiếm một phần nhỏ. Bệnh bắt nguồn từ ảnh hưởng gen nhiễm bệnh của các thành viên đã từng bị gút.

Triệu chứng của bệnh gút tiêu biểu là biến dạng các khớp

2. Nguyên nhân hình thành bệnh

  • Bệnh hình thành do tuổi tác, thường bắt gặp ở đàn ông giai đoạn trung niên.
  • Lượng thực phẩm hàng ngày có nồng độ uric cao.
  • Thận kém hoạt động, không thực hiện tốt chức năng lọc uric.
  • Tác dụng của thuốc kháng sinh.
  • Biến chứng từ bệnh bạch cầu cấp, huyết áp.
  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, sử dụng chất kích thích thường xuyên.
  • Thường xuyên ăn thức ăn giàu chất béo, thực phẩm chiên rán, chế biến sẵn gây béo phì, thừa cân.

3. Triệu chứng của bệnh gút

Đây là bệnh lý có dấu hiệu không rõ ràng ở giai đoạn đầu, do đó khó phát hiện. Thông thường, triệu chứng của bệnh gút là những cơn đau dữ dội, xảy ra bất ngờ vào buổi tối. Phần lớn bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn tổn thương đã nghiêm trọng, khó điều trị. Tùy theo từng giai đoạn mà triệu chứng của bệnh gút bộc lộ khác nhau:

  • Những cơn đau xuất hiện bất ngờ, cường độ tăng dần theo thời gian.
  • Đau bộc phát liên tục, dữ dội hơn khi nạp vào cơ thể các loại thực phẩm chứa nhiều protein hay hoạt động quá sức, tinh thần căng thẳng,…
  • Xuất hiện các khối u cục dưới bề mặt da nơi hình thành bệnh.
  • Khi bệnh trở nặng, các khớp bắt đầu biến dạng.
  • Ở một số bệnh nhân có hiện tượng tiểu khó, hình thành sỏi thận.
  • Xuất hiện cảm giác tê nhức, châm chích, khó chịu, cứng khớp tại vị trí tổn thương.
  • Cơ thể xuất hiện sốt cao, mệt mỏi kèm theo.
Người bệnh thường xuyên trải qua các cơn đau nhức, đi lại khó khăn

4. Chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh gút

Thực phẩm nên sử dụng

Để hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh tái phát, trong khẩu phần ăn hàng ngày, người bệnh nên bổ sung những nhóm thực phẩm sau:

  • Thực phẩm giàu chất xơ có trong rau xanh, củ quả,…
  • Bổ sung hàm lượng vitamin C có trong cam, bưởi hoặc dạng viên uống.
  • Sử dụng các loại thịt trắng như: thịt gà, thịt heo, cá sông,…
  • Uống bổ sung nước có nhiều chất khoáng để tăng cường loại bỏ hàm lượng uric.
  • Sử dụng các món luộc, hấp trong khẩu phần ăn hàng ngày thay các món chiên, xào.
  • Thực phẩm nên kiêng trong quá trình điều trị bệnh.

Việc xây dựng thực đơn cho người bệnh chỉ mang tính chất tương đối. Không nên lạm dụng các thực phẩm có lợi cho bệnh gút trong thời gian dài để tránh tình trạng lắng đọng, không hấp thu hết dưỡng chất, gây nên nhiều bệnh khác.

Thực phẩm nên hạn chế sử dụng

Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong khẩu phần ăn hàng ngày. Việc hạn chế được nhóm thực phẩm gây hại cho bệnh sẽ góp phần giảm tối thiểu các biến chứng không mong muốn, quy trình điều trị diễn ra nhanh chóng, hiệu quả hơn. Một số thực phẩm không khuyến khích cho người bệnh như:

  • Kiêng tuyệt đối các loại thịt đỏ như: thịt bò, thịt dê,…
  • Các loại hải sản giàu prin như: tôm, cua, ghẹ, ốc, sò,…
  • Hạn chế nạp vào cơ thể các loại thực phẩm có tác dụng tăng axit uric như: măng, đậu đen, giá đỗ, đậu Hà Lan,…
  • Không nên ăn các loại trứng gia cầm.
  • Giảm tối thiểu các khẩu phần ăn qua chế biến dầu mỡ, thức ăn nhanh gây béo phì.
  • Không nên ăn vào buổi tối sau 20 giờ để tránh gây áp lực đào thải lên gan.
  • Không uống nhiều nước trước khi ngủ để thận có thời gian nghỉ ngơi, tăng cường năng suất lao động.
  • Hạn chế các loại nước có gas, nhiều chất ngọt.
Thịt đỏ là nhóm thực phẩm không khuyến khích cho người bệnh gút

5. Phương pháp chẩn đoán bệnh

Triệu chứng của bệnh gút thường không rõ ràng, do đó khi xuất hiện những cơn đau hay biểu hiện bất thường ở các khớp, nên đến thăm khám tại các cơ sở uy tín để sớm chẩn đoán và điều trị bệnh. Sự phát triển của y học đã cho ra đời nhiều phương pháp chẩn đoán bệnh, điển hình như:

  • Phát hiện qua các triệu chứng bên ngoài như: biến dạng khớp, đau nhức,…
  • Siêu âm hoặc chụp X – quang khớp.
  • Đo nồng độ acid uric trong máu hoặc trong dịch khớp.

6. Một số thuốc có tác dụng tốt trong điều trị bệnh

Dứt điểm bệnh nhờ viên uống đặc trị

Hiện nay, viên uống đặc trị đang ngày được nhiều người ưa chuộng và tin dùng trong quá trình điều trị và ngăn ngừa bệnh sau điều trị. Tiêu biểu là viên uống Bone giúp đào thải chất độc, tăng cường dưỡng chất cho hệ xương khớp để ngăn ngừa bệnh tật. Thuốc có tác dụng tăng cường dịch khớp, khiến các hoạt động diễn ra linh hoạt hơn, bảo vệ các mô sụn, hạn chế ma sát giữa các xương. Thuốc có bản thành phần lành tính như: bột đạm thủy phân, canxi, rutin, vitamin C,… Đây là những thành phần lành tính, an toàn khi sử dụng.

Giảm các triệu chứng của bệnh gút từ lá thuốc Nam

Thuốc nam là những vị thuốc có sẵn trong tự nhiên và thường được sắc uống hàng ngày. Để hỗ trợ điều trị và làm dịu nhanh các cơn đau do bệnh gút gây ra, dân gian thường truyền tay nhau các bài thuốc như: lá tía tô, lá lốt, lá trầu không, chuối hột hay nước đậu đen, nước dừa,…

Ưu điểm của phương pháp này là lành tính, không gây ra nhiều tác dụng phụ và dễ tìm kiếm. Tuy nhiên, các vị thuốc mang tính chất truyền tay và không quá điều chế nên thường tác dụng điều trị không cao, dược phẩm có trong thuốc không được khai thác hết để phát huy công dụng.

Lá lốt – vị thuốc thần kỳ hỗ trợ giảm nhanh các cơn đau do bệnh gút mang lại

Bệnh gút thường không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, triệu chứng của bệnh gút đem đến nhiều tác động tiêu cực, gây ảnh hưởng chất lượng cuộc sống và công việc. Do đó, nên có chế độ sống khoa học để hạn chế bệnh tật. Nếu cơ thể có những triệu chứng bất thường, nên sớm thăm khám tại cơ sở uy tín để được hỗ trợ và điều trị.

Rate this post
Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7