Cẩn trọng mắc bệnh Gút do thói quen ăn uống dịp Tết
Theo con số thống kê số bệnh nhân nhập viện vì bệnh gút thường có xu hướng tăng cao nhất là trong dịp Tết đến xuân về. Thời điểm này, hầu hết mọi người hay sa đà vào các kế hoạch ăn uống, tụ tập bạn bè, gia đình. Sau những ngày tết, không ít cánh mày râu phát hiện ra bản thân đã ủ mầm bệnh gút từ lúc nào không biết.
Nội dung bài viết
Mắc bệnh gút do thói quen ăn uống thả phanh ngày Tết
Vào dịp Tết năm ngoái, sau các bữa liên hoan tất niên cùng đồng nghiệp kéo dài, ông Trần Văn Nam (49 Tuổi, Vĩnh Phúc) phải chịu những cơn đau không rõ nguyên nhân xuất hiện ở các khớp ngón tay, ngón chân. Những cơn đau thường xảy ra vào ban đêm và có dấu hiệu thuyên giảm vào buổi sáng. Khiến ông Nam rất khó chịu và nghĩ rằng việc đau khớp là do bệnh người già, cũng như việc thay đổi trời lạnh của miền bắc. Cuối năm công việc bận rộn, ông Nam cũng bẵng quên việc thăm khám. Đến mùng 3 Tết, khi cả nhà đang vui vẻ quây quần, Ông Nam bỗng thấy đau dữ dội ở các khớp ngón chân, và không đứng lên được. Vào viện khám , kết hợp thử nồng độ acid uric trong máu, bác sĩ chuẩn đoán ông mắc bệnh Gút mà không biết.
Những bữa tiệc, tụ hợp gia đình vào dịp Tết là nỗi ám ảnh của rất nhiều bệnh nhân Gút. Việc ăn uống kéo dài từ ngày tất niên đến mùng 4-mùng 5 tết, không khí hân hoan, vui mừng, tụ họp gia đình khiến nhiều người khó thể từ chối bia rượu, và các thực phẩm giàu đạm.
Chính vì những ký do trên trời như, cả nể bạn bè, không muốn mất dông, nên Anh Sơn ( 39 tuổi- Nghệ an) vẫn tham gia đầy đủ các cuộc nhậu ngày Tết. Mặc cho trước đó việc bác sĩ đã cảnh báo nồng độ acid uric trong máu tăng cao, có nguy cơ mắc bệnh gút. Sau những ngày Tết, các cơn đau phát tác, khiến anh ăn ngủ không yên, và phải nhập viện cấp cứu vì không thể đứng và đi lại được.
Theo Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Hưng Củng – nguyên Vụ trưởng Vụ Y học Cổ truyền (Bộ Y tế), bệnh gút hình thành do quá trình bài tiết uric gặp trở ngại, hoặc do cơ thể sản xuất quá nhiều acid uric, dẫn đến nồng độ acid uric trong máu tăng cao. Đây là chất chuyển hóa của purine và 20% purine trong cơ thể con người đến từ thức ăn, đặc biệt là rượu bia và các thực phẩm giàu đạm ngày Tết.
Để phòng bệnh Gút, một số lời khuyên của các chuyên gia việc người bệnh nên thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học theo nguyên tắc sau:
Phòng ngừa bệnh Gút tái phát
Kiểm soát chế độ ăn uống nghiêm túc
Nói không với các thực phẩm giàu chất đạm như Thịt đỏ có trong (bò, trâu, dê, chó..,), hải sản (tôm, cua, hàu, ốc..) thực vật như (đậu nành, măng tây,..)
Hạn chế rượu bia, đồ uống có chất kích thích
Bia rượu chứa nồng độ cồn cao có thể làm giảm thải trừ acid uric trong máu ra ngoài qua thận, khiến nồng độ acid uric trong máu tăng cao. Các đấng mày râu nên tìm cách từ chối nếu không muốn bệnh gút ghé thăm.
Tích cực thể dục thể thao
Lịch trình chúc tụng dày đặc ngày Tết khiến phần đa mọi người lơ là luyện tập thể dục thể thao. Để cơ thể luôn sản sinh năng lượng tích cực, mọi người đặc biệt là bệnh nhân gút nên áp dụng các bài tập thể thao đơn giản như chạy bộ, đi xe đạp, tập yoga…
Từ bỏ những thói quen xấu
Nhiều người có thói quen cứ mệt mỏi là uống thuốc giảm đau. Tuy nhiên, việc lạm dụng các loại thuốc này sẽ khiến nguy cơ gút tăng cao. Ngoài ra, việc lười uống nước, nhịn tiểu cũng làm tích lũy acid uric, lắng đọng và gây ra các cơn đau cấp. Bên cạnh đó việc thức khuya tụ tập nên hạn chế.
Giữ ấm cơ thể
Thời tiết lạnh trong dịp Tết đặc thù ở miền bắc, và những ngày nắng mưa thất thường ở miền nam là nguyên nhân khiến các cơn đau gút cấp gia tăng. Do đó, người bệnh nên có biện pháp giữ ấm cơ thể, ngay cả khi không ra ngoài.
Ngoài việc thực hiện các chế độ sinh hoạt trên, sử dụng các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ viêm khớp là điều cần thiết.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt