Chữa bệnh đau xương khớp bằng cây xấu hổ
Được mẹ thiên nhiên ưu đãi, Việt Nam đã có một hệ sinh thái phong phú và đa dạng, đặc biệt là một tiềm năng lớn về tài nguyên cây thuốc. Phát huy những thế mạnh đó, từ xa xưa dân ta đã biết tận dụng nguồn thảo dược thiên nhiên, những loại rau quen thuộc trong vườn nhà để chăm sóc sức khỏe. Trong đó, cây trinh nữ hoàng cung, hoặc tên gọi dân dã là cây xấu hổ đã được áp dụng để chữa đau xương khớp và lưu truyền cho đến nay.
Cây xấu hổ họ trinh nữ (mimosacae) còn được gọi với những tên khác như trinh nữ, xấu hổ, cỏ thẹn, mắc cỡ, hom tu thảo… Xấu hổ là loại cây thân thảo sống lâu năm, mọc thành bụi lớn, cao khoảng 30 – 40cm. Thân cây gồm nhiều cành mọc lòa xòa, có lông và gai nhỏ. Lá là dạng kép, thường cụp lại khi đụng vào cây.
Hoa xấu hổ mọc ở kẽ lá được xếp thành đầu tròn, màu hồng tím, có 4 cánh 4 nhụy, 4 noãn, 4 cánh dính nhau ở nửa dưới. Hoa thường nở từ tháng 6 đến tháng 8. Quả xấu hổ thắt lại giữa các hạt, có nhiều lông cứng.
Dược tính cây xấu hổ:
Cây xấu hổ thường được dùng làm thuốc, toàn cây gọi là hàm tu thảo. Cành lá thu vào mùa khô, dùng tươi hoặc dùng khô, rễ đào quanh năm, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô.
Theo y học cổ truyền, cây xấu hổ có vị ngọt, hơi sơ, tính hơi hàn, có tác dụng trấn tĩnh, an thần, chống viêm, làm dịu đau, hạ huyết áp, tiêu tích, lợi tiểu.
Các nghiên cứu hiện đại cho thấy cây xấu hổ có tác dụng ức chế thần kinh trung ương và kết quả thu được đã chứng minh kinh nghiệm dùng xấu hổ chữa mất ngủ trong dân gian là đúng.
Các bộ phận của cây xấu hổ khi dùng làm thuốc, không chỉ trị đau xương khớp mà còn có những dược tính khác:
Cành và lá cây: Có vị ngọt, hơi đắng, tính lạnh, hơi có độc. Tác dụng thanh nhiệt, an thần, tiêu tích, giải độc. Dùng để chữa viêm ruột, viêm dạ dày, mất ngủ, trẻ em cam tích, mắt nóng trướng đau, sưng tấy, mưng mủ ở phần sâu.
Liều dùng: 15 – 30g dưới dạng thuốc sắc hoặc nấu với thịt, dùng đắp ngoài không kể liều lượng.
Rễ cây: Có vị chát, hơi đắng, tính ấm, có độc. Tác dụng chỉ khái hòa đàm, thông kinh hoạt lạc, hòa vị, tiêu đờm. Dùng chữa viêm khí quản mãn tính, phong thấp đau nhức, viêm dạ dày mãn tính…
Liều dùng: 10 – 15g dưới dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu mỗi ngày.
Kinh nghiệm về cách chữa bệnh đau xương khớp bằng cây xấu hổ
Nhiều người biết đến công dụng của cây xấu hổ là loại thảo dược chữa bệnh đau xương khớp lâu ngày rất tốt.
Các bài thuốc cụ thể như sau:
- Cách chữa đau xương khớp lâu ngày: Dùng rễ cây xấu hổ, thái thành từng miếng mỏng phơi khô. Ngày dùng 120g đem rang lên, sau đó tẩm rượu 35-40 độ rồi lại rang cho khô. Thêm 600ml nước, sắc còn 200-300ml, chia làm 2-3 lần uống trong ngày. Bài thuốc này thường dùng 4-5 ngày là thấy kết quả.
- Cách trị đau xương khớp, chữa đau lưng, chân tay tê bại:
- Rễ xấu hổ 30g đã thái mỏng,tẩm rượu, sau đó sao trê chảo nóng cho thơm sắc với 400ml nước còn 100ml, chia uống làm 2 lần trong ngày.
Rễ xấu hổ, hy thiêm, gai tầm xoong, dây đau xương, thiên niên kiện, thổ phục linh, tục đoạn, dây gắm, kê huyết đằng, mỗi thứ 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Rễ xấu hổ, rễ bưởi bung, rễ cúc tần, mỗi thứ 20g; rễ đinh lăng, rễ cam thảo dây, mỗi thứ 10g. Sắc uống ngày 1 thang, hoặc có thể ngâm rượu.
Hỗ trợ điều trị và dự phòng đau xương, thấp khớp, tê thấp:
Rễ cây xấu hổ và rễ cây lá lốt, mỗi thứ từ 15 – 20g khô, sắc uống trong ngày.
Dùng nước sắc cây xấu hổ và cây lá lốt, bạn cho thêm một chút muối ăn để ngâm các khớp bị bệnh trong thời gian chừng 20 – 30 phút khi nước thuốc còn ấm.
Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7