Chuyên gia trả lời: Viêm khớp sụn sườn có nguy hiểm không?
Viêm khớp sụn sườn là tình trạng viêm của sụn nối liền xương sườn và xương ức. Các cơn đau do viêm sụn sườn thường có biểu hiện như cơn đau tim hoặc những bệnh tim khác. Vậy người mắc có nguy hiểm gì không? Nguyên nhân và triệu chứng gây ra bệnh là gì?
Nội dung bài viết
1. Thế nào là viêm khớp sụn sườn?
Viên khớp sụn sườn hay thường được biết đến với cái tên viêm sụn sườn, là hiện tượng thành ngực có biểu hiện đau và căng cứng, đôi khi có cảm giác tức ngực. Bệnh thường vô hại và biến mất sau vài tuần. Trong trường hợp đau nặng, cơn đau có thể lan sang những bộ phận xung quanh như lưng hoặc bụng, chỉ cần một cử động nhẹ cũng khiến bạn cảm thấy đau nhói ở lồng ngực. Lúc này cơn đau không thể tự khỏi, bạn cần phải đến gặp ngay bác sĩ để tìm cho mình một phương pháp điều trị hiệu quả.
2. Điều gì khiến bạn bị viêm khớp sụn sườn
Viêm khớp sụn sườn thường không có nguyên nhân rõ ràng. Tuy nhiên, bệnh có thể được gây ra bởi:
- Chấn thương: Một cú đánh hay va chạm vào lồng ngực như ngã hay tai nạn giao thông cũng rất dễ khiến sụn bị tổn thương.
- Luyện tập thể dụng thể thao quá sức: Nâng vật nặng, những bài tập quá sức ảnh hưởng trực tiếp đến lồng ngực.
- Ho dai dẳng và kéo dài không khỏi làm ảnh hưởng đến cơ xương ngực.
- Hậu quả của các bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp.
- Nhiễm trùng hô hấp do virus.
- Nhiễm trùng khớp: Virus, vi khuẩn và nấm – như lao phổi, bệnh giang mai có thể lây nhiễm vào khớp xương sườn.
- Những khối u dù là lành tính hay ác tính ở lồng ngực cũng là nguyên nhân gây viêm khớp sụn sườn.
3. Triệu chứng viêm khớp sụn sườn
Đau ngực liên quan đến viêm sụn sườn thường xuất hiện sau khi tập thể dục, chấn thương nhẹ hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên.
- Đau nhói ở phía trước ngực, gần nơi xương ức và xương sườn của bạn gặp nhau, điển hình là ở bên trái.
- Đau khi bạn hít một hơi thật sâu hoặc ho. Sẽ tốt hơn khi bạn ngừng di chuyển hoặc hơi thở của bạn yên tĩnh hơn.
- Đau khi bạn ấn nhẹ vào khớp xương sườn của bạn.
- Nếu viêm sụn sườn xảy ra do nhiễm trùng sau phẫu thuật, bạn sẽ bị đỏ, sưng hoặc chảy mủ tại nơi phẫu thuật.
Tuy nhiên, đau ngực cũng là dấu hiệu của nhồi máu cơ tim hay bệnh lý tim khác. Để bảo bảo sức khỏe, bạn nên đến gặp ngay bác sĩ khi có bất cứ dấu hiệu bất thường nào ở vùng ngực để được hỗ trợ y tế kịp thời.
4. Người nào dễ bị đau khớp sụn sườn?
Viêm sụn sườn thường xuyên xảy ra ở người trên 40 tuổi. Trong đó, 70% người mắc bệnh là nữ giới. Bạn cũng có thể dễ mắc bệnh nếu ở trong những trường hợp sau:
- Thường xuyên tham gia các hoạt động thể chất có cường độ cao.
- Vận động viên thể hình, vận động viên nâng tạ, những người thường xuyên phải sử dụng cơ ngực,…
- Người có trọng lượng lớn hay bị béo phì.
- Hút thuốc lá, người bị bệnh về đường hô hấp như: dị ứng, viêm phế quản.
- Người từng mắc hội chứng tietze.
Ngoài ra, viêm sụn sườn là một nguyên nhân phổ biến của đau ngực ở trẻ em và thanh thiếu niên. Theo thống kê, nó chiếm 10% đến 30% các cơn đau ngực ở trẻ em. Hàng năm, có khoảng 650.000 trường hợp đau ngực ở những người từ 10 đến 21. Tập trung vào độ tuổi từ 12 đến 14 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu có thể do: mang cặp sách nặng sai tư thế trên một vai có thể dễ bị viêm sụn sườn, trong quá trình vui chơi, hiếu động gây va chạm, chấn thương lồng ngực,…
5. Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm sụn sườn
Không có xét nghiệm cụ thể để chẩn đoán viêm khớp sụn sườn. Để loại trừ nguyên nhân nghiêm trọng hơn của những cơn đau ngực có thể liên quan đến tim hoặc phổi, bác sĩ có thể sẽ bắt đầu bằng các xét nghiệm như đo điện tim, siêu âm tim (EKG), chụp X-quang ngực và xét nghiệm máu.
Nếu không thấy dấu hiệu bất thường từ tim và phổi. Bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng cách nhấn vào xương sườn của bạn (thường từ xương sườn thứ tư đến thứ sáu). Những dấu hiệu nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm sẽ được đánh giá bằng mức độ đau ở vùng bị tổn thương.
6. Phương pháp điều trị là gì?
Thông thường bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị nếu chỗ bị viêm không bị nhiễm trùng. Tuy nhiên, một số trường hợp, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị bệnh như sau:
- Dùng thuốc giảm đau như thuốc chống viêm không steroid (NSAID), ibuprofen hoặc naproxen khi cần thiết.
- Thuốc chống trầm cảm ba vòng hoặc thuốc chống trầm cảm theo chu kỳ như amitriptyline có thể giúp giảm đau, nhưng chúng cũng có thể có tác dụng phụ, như tăng cân và buồn ngủ.
- Thuốc giảm đau gây nghiện.
- Chườm nóng hoặc đá lạnh cục bộ để giảm đau. Tuy nhiên không nên dùng trực tiếp đá lạnh vì có thể gây bỏng lạnh.
- Dừng ngay việc tập thể dục hoặc các hoạt động không cần thiết có thể làm cho các triệu chứng ngày càng tồi tệ.
- Hạn chế các môn thể thao gây ảnh hưởng đến ồng ngực cho đến khi các triệu chứng được cải thiện.
- Vật lý trị liệu: Tập những bài tập kéo giãn cơ, yoga, châm cứu, kích thích dây thần kinh bằng điện điện qua da ( TENS),…
- Tiêm cortisone: bác sĩ có thể cho bạn một mũi tiêm corticosteroid trực tiếp vào khớp bị đau, quá trình điều trị có thể kéo dài một tháng. Phương pháp này được coi là một biện pháp cuối cùng khi sử dụng các thuốc giảm đau khác không hiệu quả.
- Phẫu thuật: Khi vết thương bị nhiễm trùng hoặc nhiễm khuẩn. Cách điều trị cuối cùng là phẫu thuật ngoại khoa. Tuy nhiên quá trình phục hồi có thể mất rất nhiều thời gian.
Lưu ý, trước khi bác sĩ kê đơn thuốc, nếu bạn từng mắc bệnh về dạ dày, tăng huyết áp, gan, thận,… bạn nên thông báo cho bác sĩ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
Viêm khớp sụn sườn có thể tự khỏi mà không cần điều trị sau vài tuần. Tuy nhiên khi xuất hiện những triệu chứng đau ngực bạn bạn không nên chủ quan mà bỏ qua nó. Cần phải nhanh chóng đến gặp bác sĩ và chăm sóc y tế ngày nếu bạn bị đau ngực. Đặc biệt là người già, hay những người có tiền sử mắc bệnh tim mạch,…. Hy vọng bài viết này có thể giải đáp cho bạn một phần về căn bệnh viêm khớp sụn sườn, hỗ trợ bạn trong quá trình điều trị bệnh.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt