Đau nhức khớp ngón tay – Hậu quả khó lường
Bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng biến dạng bàn tay, thậm chí mất khả năng cầm nắm. Hy vọng bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho người đọc những kiến thức cần thiết về bệnh đau khớp ngón tay.
Nội dung bài viết
Đau khớp ngón tay là bệnh gì?
- Thoái hóa khớp: Trong tất cả các nguyên nhân thì thoái hóa khớp được xem là nguyên nhân dễ xảy ra tình trạng đau nhức khớp tay, đau nhức khớp ngón tay, bàn tay.Theo thời gian các khớp ngón tay ngày càng thoái hóa khiến sụn khớp suy yếu, dễ bị nứt vỡ; phần bao khớp bong tróc bị viêm, xương dưới sụn xơ hóa hoặc mọc gai gây ra đau nhức. Trường hợp này thường gặp nhiều ở những người lớn tuổi.
- Viêm đa khớp dạng thấp: Đau nhức khớp ngón tay có thể là lời cảnh báo bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Các khớp ngón tay bị sưng tấy, ấn vào sẽ rất đau, hai bàn tay trở nên run rẩy không thể cầm nắm như bình thường. Người bệnh sẽ cảm thấy khớp bị co cứng vào buổi sáng khi thức dậy hoặc sau một thời gian bất động, kéo dài hơn 30 phút.
- Bệnh thiếu hụt canxi: Một trong những nguyên nhân gây đau khớp ngón tay là sự thiếu hụt canxi. Đặc biệt là ở những người cao tuổi, phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh.
- Bệnh loạn dưỡng cơ bắp: Đây là một nhóm bệnh cơ di truyền hiếm gặp. Trong đó các sợi cơ đặc biệt dễ bị tổn thương. Dẫn đến, các cơ, chủ yếu là các cơ xương bị yếu dần.
- Đau nhức các khớp ngón tay có thể gặp ở mọi đối tượng, lứa tuổi khác nhau. Nhưng chủ yếu thường gặp ở người trung niên, cao tuổi. Trong đó, nữ giới chiếm tới 2/3 tỉ lệ những người mắc bệnh này.
Nguyên nhân khác gây đau khớp ngón tay
- Chấn thương: Thường gặp trong sinh hoạt hàng ngày như: tai nạn lao động, tai nạn vui chơi,… khiến xương ngón tay bị gãy, trật khớp, làm tổn thương cơ, sụn khớp, xương dưới sụn. Do đó, dẫn đến hiện tượng bị đau khớp ngón tay.
- Hội chứng ống cổ tay: Những nhân viên văn phòng là đối tượng bị đau nhức đầu ngón tay do bệnh lý này. Họ là những người phải liên tục làm việc trên máy vi tính với cường độ cao. Các thao tác này khiến cổ tay, cánh tay, bàn tay và các ngón tay phải làm việc thường xuyên, lâu dần sẽ gây ra các triệu chứng đau mỏi.
- Hội chứng De Quervain: Là tình trạng viêm bao gân cơ dạng dài và duỗi ngắn ngón cái, gây ra các triệu chứng đau khớp cổ tay, sưng đau khớp ngón tay,… Trường hợp này thường gặp nhiều ở các bà nội trợ, do thường xuyên thực hiện các động tác nấu ăn như cầm, nắm, xoay cổ tay quá nhiều lần.
Một số biện pháp phòng ngừa đau khớp ngón tay
- Giữ gìn sức khỏe tốt nhất mới đủ sức đề kháng chống lại các căn bệnh, trong đó có đau nhức khớp ngón tay.
- Khi đi lại, làm việc hàng ngày cần phối hợp các chuyển động một cách nhịp nhàng, đặc biệt không dồn lực về một vị trí như ngón tay trỏ.
- Hạn chế làm việc với máy tính
- Cần chú ý tránh để bị chấn thương các ngón tay. Nếu có chấn thương trước đó ở ngón tay, thì cần phải chú ý chăm sóc cẩn thận đừng để bệnh tái phát.
- Đừng chần chừ mà hãy đi gặp bác sĩ ngay lập tức khi bạn có những triệu chứng bất thường ở xương khớp trên cơ thể.
Chế độ dinh dưỡng cho người bị đau khớp ngón tay
- Người bị đau nhức khớp ngón tay nên có một chế độ ăn nhiều rau xanh. Các loại rau xanh thuộc họ cải như: bông cải xanh, cải bẹ xanh, cải ngọt, bắp cải… rất tốt cho sức khỏe đặc biệt là trong việc hỗ trợ và điều trị các bệnh về viêm khớp.
- Ngoài chế độ ăn nhiều loại rau xanh, người bị đau khớp ngón tay cũng nên bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày các loại cá như: cá hồi, cá thu… các loại cá này giàu axit omega 3 giúp chống viêm, giảm đau hiệu quả.
- Các thực phẩm như: Thịt chó, canh cua và các loại cà không tốt cho người bị đau khớp ngón tay. Người bệnh không nên ăn các loại thức này.
Một số bài luyện tập tốt cho người bị đau khớp ngón tay
- Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, người bị đau khớp ngón tay cũng nên có một chế độ luyện tập giúp làm tăng sức mạnh của cơ, cải thiện tầm vận động các khớp bàn tay, ngón tay.
- Khởi động: Nếu ngón tay đau và cứng, cố gắng làm ấm trước khi tập. Có thể chườm ấm hay cho tay vào nước ấm 10 phút. Xoa ít dầu ăn vào tay, mang găng cao su, nhúng tay vào nước ấm để có cảm giác ấm sâu.
- Nắm tay: Bài tập này giúp làm tăng sức mạnh bàn tay và các ngón tay, cải thiện khả năng vận động. Khi kết hợp điều trị đúng đắn, đây cũng là một trong những cách chữa đau nhức các khớp ngón tayhiệu quả.
- Nhẹ nhàng nắm chặt các ngón tay lại, bắt đầu từ ngón út và cuối cùng là ngón cái. Các bạn giữ trong vòng 30-60 giây, sau đó bung rộng các ngón tay cho đến khi cảm thấy các ngón tay căng ra nhưng không đau. Làm cả 2 bàn tay, lặp lại 4 lần.
- Tiếp đó úp bàn tay xuống bàn hoặc mặt phẳng bất kỳ một cách tự nhiên nhất (không dùng lực tác động lên các khớp ngón tay, cổ tay), giữ trong vòng 30-60 giây, lặp lại ít nhất 4 lần với mỗi tay.
Một số biện pháp điều trị đau khớp ngón tay
Chữa đau nhức khớp ngón tay bằng phương pháp Tây Y: Tây y chữa đau khớp ngón tay bằng phẫu thuật và sử dụng thuốc giảm đau. Việc dùng sớm các loại thuốc giảm đau sẽ giảm nhẹ tiến trình phát triển của bệnh, giảm được việc phải sử dụng các loại thuốc điều trị triệu chứng. Tuy nhiên, các loại thuốc kháng viêm lại gây ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày. Bên cạnh đó việc dùng thuốc kịp thời sẽ giúp bảo tồn các chức năng của khớp, không ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh và không làm giảm chất lượng cuộc sống.
Vì thế, các bệnh nhân đau khớp nói chung nên điều trị sớm, tránh tình trạng để quá lâu sẽ dẫn tới khả năng khớp bị biến dạng, mất chức năng vận động.
Chữa đau nhức khớp ngón tay bằng vật lý trị liệu: Áp dụng các bài tập vật lý trị liệu để chữa đau khớp ngón tay cũng được nhiều người quan tâm. Phương pháp này chủ yếu có tác dụng tăng cường lưu thông máu, giảm khả năng viêm, sưng nơi các khớp ngón tay, đồng thời kích thích tiết dịch để cung cấp chất dinh dưỡng cho sụn khớp
Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7