Gai đôi cột sống S1 bẩm sinh và những thông tin liên quan
Gai đôi cột sống S1 bẩm sinh là một trong những căn bệnh hiếm gặp mà có lẽ khi nhắc đến tên, nhiều người không biết đó là bệnh lý gì. Tuy đây không phải là một bệnh lý quá nguy hiểm nhưng việc có được những thông tin cơ bản về bệnh cũng là điều cần thiết.
Nội dung bài viết
1. Khái niệm gai đôi cột sống S1 bẩm sinh
Theo các chuyên gia, gai đôi cột sống S1 bẩm sinh là một căn bệnh về xương khớp, cụ thể là ở vị trí cột sống. Bệnh phát triển ngay khi thai nhi còn ở trong bào thai. Theo đó, tại vị trí đốt sống S1, cột sống bị chia ra làm hai phần. Nguyên nhân là do phần xương sống ở trên dây sống và ống thần kinh không khép kín lại với nhau.
Theo các thống kê y tế, cứ trong khoảng 1.000 trẻ thì có khoảng từ 2 đến 4 trẻ có thể gặp phải tình trạng này. Tuy nhiên, khi mới sinh ra thì những biểu hiện của bệnh ít thể hiện ra bên ngoài. Nhiều trẻ chỉ được phát hiện ra bệnh khi vì một lý do nào đó mà tiến hành chụp X-quang.
2. Các triệu chứng của gai đôi cột sống S1 bẩm sinh
Khi người bệnh trưởng thành, khoảng từ 20 tuổi tới 25 tuổi thì các cơn đau mới xuất hiện. Những triệu chứng của bệnh bao gồm:
2.1. Vùng thắt lưng nơi xương cột sống S1 bị đau nhức
Đại đa số người bệnh đều cho biết, họ bị cảm giác đau nhức tại vùng thắt lưng, nhất là vùng xương cùng. Những cơn đau này âm ỉ ngay tại vị trí xương cùng, rồi lan ra nhiều vùng lân cận như xương chậu, khớp xương xung quanh…
Cơn đau trở nên dữ dội hơn khi có một vài tác động dù nhỏ đến vùng này. Ví dụ như việc dùng tay ấn vào hay xoa bóp nhẹ nhàng…
2.2. Việc vận động bị ảnh hưởng
Có thể nói, vùng đốt sống S1 là nơi tiếp giáp giữa vùng xương cùng và các đốt xương cuối cùng của cột sống. Do đó, khi vùng này có vấn đề, xảy ra các cơn đau nhức thì toàn bộ khả năng vận động của phần lưng và hông đều sẽ bị ảnh hưởng.
Ngoài việc đau vùng thắt lưng thì nhiều bệnh nhân còn bị đau lan xuống phần chi dưới. Các vùng như bàn chân, bắp chân, cẳng chân… sẽ bị đau nhức, căng cơ, thậm chí tê liệt. Vì thế, việc đi lại, vận động sẽ bị hạn chế.
2.3. Thắt lưng cột sống bị thay đổi đường cong sinh lý
Độ cong giữa xương cụt và các đốt xương sống S1 bình thường được gọi là đường cong sinh lý. Tuy nhiên, khi mắc gai đôi cột sống thì độ cong này cũng bị biến dạng. Mức độ biến dạng tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Nó làm cho tính thẩm mỹ và khả năng vận động của bệnh nhân bị suy giảm.
3. Những biến chứng của bệnh gai đôi cột sống S1 bẩm sinh
Khi mắc gai đôi cột sống, bệnh nhân tuy không phải quá lo lắng về vấn đề tính mạng nhưng cũng cần phải cẩn trọng. Bệnh có thể dẫn đến một số những nguy hiểm với các biến chứng sau đây nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
3.1. Bệnh đau dây thần kinh tọa
Khi bị gai đôi cột sống S1, hệ thống dây thần kinh tọa bị chèn ép. Các cơn đau nhức ở vùng lưng sau sẽ dần dần gia tăng mức độ, từ nhẹ đến nặng. Tiếp đến, lan xuống vùng cẳng bàn chân, vùng mông và cả vùng đùi. Nếu để lâu ngày mà không điều trị tích cực thì có thể dẫn đến các biến chứng như teo chân, teo đùi, teo mông, không kiểm soát được vấn đề tiểu tiện…
Khi người bệnh hắt hơi, ho, khom người thì tình trạng đau diễn ra nặng hơn. Vào ban đêm, các cơn đau âm ỉ khiến người bệnh khó đi vào giấc ngủ.
3.2. Đau dây thần kinh liên sườn
Vùng dây thần kinh liên sườn có thể bị tác động bởi bệnh gai đôi cột sống S1 bẩm sinh. Nó gây ra các cơn đau ở vùng xương ức, vùng ngực. Những cơn đau này xuất hiện và dữ dội hơn khi người bệnh hắt hơi, ho, làm việc sai tư thế…
3.3. Nguy cơ thoát vị đĩa đệm
Bệnh gai đôi cột sống S1 bẩm sinh với sự biến đổi hình thái khiến cho bao xơ đĩa đệm bị rách. Nó làm cho dịch nhầy tràn ra ngoài và dần khiến cho bệnh nhân bị tình trạng thoát vị đĩa đệm ngay tại vùng cột sống L5 và S1.
Hiện tượng thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng đến các dây thần kinh, khiến người bệnh bị đau nhức. Chất lượng cuộc sống vì các cơn đau do thoát vị đĩa đệm cũng bị suy giảm. Khi những cơn đau trở nên dữ dội hơn thì có nghĩa là bệnh trạng đã trở nặng, khả năng vận động của người bệnh suy giảm. Thậm chí, người bệnh có thể đối mặt với nguy cơ bị tàn phế.
4. Điều trị gai đôi cột sống S1 bẩm sinh ra sao?
Việc kịp thời phát hiện ra bệnh và có những biện pháp điều trị sớm sẽ giúp cho người mắc không phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm. Một số những biện pháp thông dụng để điều trị gai đôi cột sống S1 bẩm sinh bao gồm:
4.1. Sử dụng thuốc
Sử dụng thuốc là một biện pháp bảo tồn bệnh hiệu quả. Tác dụng của các loại thuốc sẽ giúp bệnh nhân giảm những cơn đau và biến chứng của bệnh. Tùy thuộc vào mức độ, người bệnh có thể sử dụng thuốc Tây y phù hợp.
Một số những biện pháp sử dụng thuốc Tây y thường được kể đến như:
- Thuốc giảm đau.
- Thuốc kháng viêm không Steroid.
- Thuốc giãn cơ.
Việc sử dụng thuốc với dược liệu, liều lượng và lộ trình ra sao cần phải tuân thủ theo đúng sự chỉ dẫn của các chuyên gia. Không nên tự ý thay đổi hay chấm dứt việc điều trị bằng thuốc, tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Ngoài ra, các biện pháp y học cổ truyền như bấm huyệt, châm cứu… cũng mang lại nhiều hiệu quả. Người bệnh có thể kết hợp giữa việc dùng thuốc và các biện pháp này để đạt được hiệu quả tối đa nhất trong điều trị bệnh.
4.2. Biện pháp phẫu thuật
Khi bị bệnh ở giai đoạn quá nặng, các nguy cơ biến chứng là không thể tránh khỏi thì việc tiến hành phẫu thuật là cần thiết. Nó là biện pháp cứu cánh cuối cùng cho bệnh nhân khi những biện pháp khác không còn cho hiệu quả nữa.
Trong quá trình phẫu thuật, các gai xương sẽ được cắt bỏ. Người bệnh sẽ không còn cảm giác đau đớn do các tác động từ bệnh gây ra và có được cuộc sống với sự vận động bình thường.
4.3. Chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng
Để giảm các cơn đau do bệnh gai đôi cột sống S1 bẩm sinh, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp massage và vận động thể dục thể thao nhẹ nhàng. Nó giúp phần nào cải thiện cho người bệnh các chức năng cơ bản của cột sống, giảm các cơn đau nhức.
Một số những bài tập thể dục thể thao mà người bệnh có thể áp dụng bao gồm: đi bộ, đạp xe, tập yoga, bơi lội… Đồng thời, nên kết hợp với một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, giàu acid folic để hỗ trợ tốt cho việc phục hồi bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên có kế hoạch nghỉ ngơi đầy đủ, tránh xa các loại chất kích thích để hệ miễn dịch của cơ thể được tăng cường.
Trên đây là một số những thông tin liên quan đến bệnh gai đôi cột sống S1 bẩm sinh. Mong rằng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu về căn bệnh này để sớm phát hiện, điều trị hiệu quả.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt