Giải đáp bệnh nhân bị khô khớp gối có nên đi bộ không?
Tâm lý chung của các bệnh nhân mắc những bệnh lý liên quan đến xương khớp gối là không muốn di chuyển nhiều. Trong đó, có bệnh nhân bị khô khớp gối. Người bệnh sợ rằng việc đi lại sẽ khiến cho các cơn đau xảy ra trầm trọng hơn. Vậy các chuyên gia phân tích vấn đề khô khớp gối có nên đi bộ không như thế nào? Cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây!
Nội dung bài viết
1. Bệnh nhân bị khô khớp gối có nên đi bộ không?
Trước khi tìm hiểu xem khô khớp gối có nên đi bộ không thì hãy cùng xem qua định nghĩa về căn bệnh này. Theo các chuyên gia chia sẻ, đây là một bệnh lý khá thường gặp và nếu như trước kia, bệnh thường xảy ra ở người lớn tuổi thì hiện nay, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa. Đó là hiện tượng mà ở khớp, dịch bôi trơn tiết ra quá ít, không đáp ứng đủ nhu cầu cho hoạt động của khớp gối.
Khi mắc phải bệnh khô khớp gối, người bệnh sẽ cảm thấy đau và cứng tại vùng khớp gối. Thậm chí, còn xuất hiện các tiếng lạo xạo rất rõ ràng khi người bệnh di chuyển. Nó khiến cho các hoạt động cơ bản trong đi lại, sinh hoạt, lao động của người bệnh bị tác động không nhỏ. Vì thế, sinh ra tâm lý lo ngại rằng đi bộ nhiều sẽ khiến cho bệnh phát triển nặng hơn.
Vậy chính xác thì khô khớp gối có nên đi bộ không? Với câu hỏi này, các chuyên gia phân tích trên hai khía cạnh:
1.1. Lợi ích được khi đi bộ nhẹ nhàng
Người bệnh bị khô khớp gối nếu đi bộ sẽ nhận được những lợi ích sau:
1.1.1. Đi bộ có lợi cho khớp gối trong việc tái tạo khớp
Lớp sụn khớp gối có cấu tạo giống như một miếng bọt biển. Cơ chế hấp thụ dinh dưỡng của nó cũng vậy. Khi các khớp xương được cọ xát trong quá trình đi bộ nhẹ nhàng sẽ giúp nhận được dưỡng chất một cách hiệu quả hơn.
Quá trình đi bộ thể dục thể thao nhẹ nhàng rất có ích cho việc nuôi dưỡng, tái tạo sụn khớp bị tổn thương. Nó kích thích cơ thể sản sinh thêm nhiều dịch khớp để bôi trơn khớp gối. Nhờ vậy, tình trạng khô khớp gối dẫn đến hiện tượng đau và cứng khớp được hạn chế, khắc phục một cách khá rõ rệt.
1.1.2. Giúp tăng cường sức mạnh của đôi chân
Đi bộ sẽ giúp cho hệ cơ bắp ở chân được rèn luyện và tăng sức dẻo dai. Áp lực mà khớp gối phải chịu nhờ vậy mà giảm đi không ít. Do đó, các cơn đau do khô khớp gây ra cũng được giảm thiểu đáng kể.
1.1.3. Hỗ trợ giảm cân, giảm áp lực lên đầu gối
Như chúng ta đã biết, các bài tập thể dục thể thao luôn có lợi cho sức khỏe nói chung và cân nặng nói riêng của cơ thể. Người bị bệnh khô khớp gối cũng vậy, cũng sẽ nhận được những lợi ích tích cực trong việc duy trì cân nặng lý tưởng nhờ đi bộ.
Việc cân nặng giữ ở mức hợp lý sẽ giúp áp lực mà đầu gối phải chịu giảm xuống. Càng phải chịu ít áp lực thì các cơn đau do khô khớp càng được giảm tải. Vì vậy, khô khớp gối có nên đi bộ không thì chắc chắn câu trả lời sẽ là có.
1.2. Cách đi bộ đúng cho người bị khô khớp gối
Để có thể nhận được tất cả các lợi ích trên và hoàn toàn chắc chắn câu hỏi khô khớp gối có nên đi bộ không là có, người bệnh cần chú ý một vài vấn đề. Mục tiêu là để đảm bảo rằng sức khỏe của hệ xương khớp, nhất là khớp gối được tác động một cách tích cực nhất.
Cụ thể:
- Có thời gian khởi động cẩn thận, kỹ càng trước khi đi bộ. Hãy làm nóng các cơ cũng như khớp gối và toàn bộ cơ thể bằng các cử động căng cơ, gập duỗi. Thời gian tối thiểu khoảng 5 phút rồi mới bắt đầu đi bộ.
- Trong quá trình đi bộ cũng nên đi chậm, không sải bước dài. Nên giữ khoảng cách giữa 2 lần bước chân là 1 bàn chân. Tránh việc di chuyển nhanh khiến cho khớp gối phải chịu áp lực nhiều hơn, không tốt cho việc phục hồi các tổn thương.
- Mỗi ngày nên đi bộ từ nửa tiếng đến một tiếng và chia thành nhiều lần đi bộ thư giãn khác nhau. Mỗi lần kéo dài trong khoảng 10 phút hoặc 15 phút, không nên cố nhiều hơn.
Ngoài các chú ý trong quá trình đi bộ trên thì người bệnh cũng cần lưu ý đến các biến đổi của vùng khớp gối. Nếu như có các biểu hiện tăng các triệu chứng của bệnh thì nên dừng việc đi bộ lại. Ví dụ như đầu gối bị sưng, cảm giác đau nhức khó chịu hơn, các tiếng lạo xạo, răng rắc ở vùng khớp gối rõ ràng hơn. Đặc biệt là khi khớp gối cứng và đau nhức đến nỗi người bệnh chỉ có thể đứng bằng một chân, dễ bị mất thăng bằng.
2. Một số biện pháp khác khắc phục tình trạng khô khớp gối
Ngoài việc biết được khô khớp gối có nên đi bộ không thì bệnh nhân cũng nên tìm hiểu các vấn đề khác liên quan đến bệnh. Ví dụ như làm thế nào để khắc phục tình trạng khô khớp từ vấn đề ăn uống, sinh hoạt….
Theo các chuyên gia tư vấn, bệnh nhân bị khô khớp gối nên:
2.1. Có chế độ ăn uống khoa học
Khớp gối bị khô rất cần một nguồn dưỡng chất có lợi cho xương khớp để việc phục hồi các tổn thương diễn ra hiệu quả hơn. Người bệnh vì vậy nên thường xuyên bổ sung các thực phẩm giàu canxi, khoáng chất, vitamin D và các loại vitamin khác trong thực đơn hàng ngày.
Ngoài ra, cũng nên uống nhiều nước và có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thêm các thực phẩm chức năng tốt cho xương khớp. Như vậy, bệnh trạng sẽ được cải thiện một cách tốt nhất.
2.2. Duy trì cân nặng hợp lý
Cân nặng là một trong những yếu tố tác động không nhỏ đến quá trình phục hồi của vùng khớp gối bị khô. Lý do là bởi lực mà vùng khớp gối phải chịu trong quá trình con người vận động tỉ lệ thuận với cân nặng của cơ thể. Cân nặng càng lớn thì lực này cũng càng lớn.
Và càng phải chịu nhiều áp lực thì khả năng tổn thương nặng hơn càng cao. Nó rất bất lợi cho việc áp dụng các biện pháp hỗ trợ điều trị tái tạo, phục hồi khớp gối. Vì vậy, nếu như bị bệnh khô khớp gối mà đang trong tình trạng thừa cân, người bệnh nên có kế hoạch để đưa bản thân về mức cân nặng lý tưởng.
Trên đây là một số những phân tích của các chuyên gia về lợi ích của việc đi bộ với người bị khô khớp. Mong rằng qua bài viết này, các bạn đã biết được khô khớp gối có nên đi bộ không và áp dụng đúng cách để đạt hiệu quả cao.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt