Gợi ý thực đơn 7 ngày đầy đủ dưỡng chất cho người bệnh gout
Thực đơn cho người bệnh gout có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều trị bệnh. Do đó, cần tuân thủ chế độ ăn uống nghiêm ngặt để không gây dư thừa chất nhưng vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng cho người bệnh. Dưới đây là gợi ý hữu ích các bạn có thể tham khảo.
Nội dung bài viết
1. Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bệnh gout
Khi bị gout, người bệnh cần tuân thủ một số nguyên tắc quan trọng sau:
1.1. Các loại thực phẩm được ưu tiên sử dụng
- Người bệnh có thể bổ sung các loại thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây sạch, rau củ quả tươi…
- Mỗi ngày chỉ nên hấp thụ thịt cá khoảng 150gram trở xuống để tránh làm cho tình trạng bệnh gout trở nên trầm trọng hơn.
1.2. Các loại thực phẩm cần tránh ở người bệnh gout
Trong thực đơn cho người bệnh gout cần tránh một số loại thực phẩm sau:
- Hải sản, nội tạng động vật, các loại thịt đỏ.
- Đồ ăn chế biến sẵn, đóng hộp như lạp xưởng, xúc xích, thịt hộp, gà rán…
- Các loại nước hầm xương.
- Đồ chiên rán và nhiều dầu mỡ.
- Hạn chế muối, đường trong khẩu phần ăn hàng ngày.
- Cần nói không với các loại chất kích thích, rượu bia, đồ uống có ga có cồn, cà phê, trà đặc, ca cao đặc biệt là vào buổi tối.
Ngoài ra, cần tính lượng protein nạp vào cơ thể mỗi ngày không quá 1 gram protein/1kg thể trọng. Nếu không sẽ làm cho lượng acid uric nội sinh trong cơ thể hình thành, gây nên các triệu chứng khó chịu cho người bệnh.
2. Thực đơn cho người bệnh gout trong 7 ngày
Sự hình thành bệnh gout không chỉ do di truyền mà còn gặp nhiều ở những người có chế độ ăn giàu đạm. Vì thế, ngoài tuân thủ nguyên tắc dinh dưỡng kể trên thì việc cải thiện chế độ ăn sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Đồng thời, ngăn ngừa bệnh tái phát.
Dưới đây là thực đơn trong vòng 7 ngày cho người bệnh gout đã được tham khảo từ các chuyên gia dinh dưỡng. Các bạn có thể áp dụng hoặc xây dựng cho hợp lý chế độ ăn uống để cải thiện các vấn đề đau đớn, khó chịu, mệt mỏi do gout gây ra.
Ngày thứ nhất
- Bữa sáng: 1 trái bắp, 1 trái táo và 200ml sữa tươi loại ít đường hoặc không đường.
- Bữa trưa: Ăn 1 bát cơm trắng, cá hồi sốt cà chua cùng salad tươi gồm rau bina và xà lách.
- Bữa tối: Thay vì ăn cơm, người bệnh có thể ăn khoai lang hoặc khoai tây, 100gram thịt nạc hoặc 100gram ức gà, cà rốt và rau cải xanh luộc.
Ngày thứ hai
Thực đơn cho người bệnh gout trong ngày thứ hai có thể áp dụng như sau:
- Bữa sáng: Ngũ cốc hoặc sữa hạt tách béo với lượng ½ cốc, 1 chén việt quất tươi ép nước hoặc sinh tố, 1 cốc nước lọc.
- Bữa trưa: Cơm trắng 1 hoặc 2 bát tùy từng người, cá hồi hầm rượu trắng, salad rau xanh các loại có kèm chút dầu oliu để tăng cường bổ sung chất chống oxy hóa.
- Bữa tối: ½ miếng ức gà nướng, 1 cốc nhỏ nước ép dưa hấu và 100gram đậu Hà Lan đem nướng hoặc hấp chín.
Ngày thứ ba
Chế độ dinh dưỡng trong ngày thứ ba cho người bệnh guot có thể áp dụng như sau:
- Bữa sáng: Khẩu phần ăn cho bữa sáng gồm 1 chiếc bánh mỳ cùng trứng ốp la và 300ml sữa loại đã được tách béo. Không nên uống sữa có đường hoặc chưa tách béo sẽ làm cho bệnh trạng khó cải thiện được.
- Bữa trưa: Mì ống nấu với xương heo khoảng 1 bát, ăn cùng với các loại rau củ trộn salad như cà chua, rau xà lách, cải tím, cà rốt…
- Bữa tối: Cơm trắng 1 hoặc 2 bát, thịt nạc khoảng 100gram, 1 đĩa nhỏ salad rau củ tươi có bông cải xanh và cà rốt.
Ngày thứ tư
Chế độ ăn trong ngày thứ tư mà người bị bệnh gout có thể áp dụng như sau:
- Bữa sáng: 2 lát bánh mì sandwich kèm mứt dâu tây hoặc bơ đậu phộng và uống 1 ly nước cam ép khoảng 200ml.
- Bữa trưa: Một bát súp thịt bằm có thêm rau, một đĩa salad rau củ có cà chua và rau diếp cá.
- Bữa tối: Đổi vị với cơm trắng ăn cùng 100gram cá hồi và 1 chén rau cải xanh hấp.
Ngày thứ năm
Thực đơn cho người bệnh gout trong ngày thứ năm có thể áp dụng như sau:
- Bữa sáng: Đổi vị bằng nui xào thịt nạc khoảng 1 bát con và 250ml nước ép táo.
- Bữa trưa: Tô bún bò và tráng miệng bằng trái cây tươi.
- Bữa tối: Ăn cơm trắng với thịt nạc luộc và canh bí đỏ nấu xương.
Ngày thứ sáu
Thực đơn cho ngày thứ sáu cho người bị bệnh gout như sau:
- Bữa sáng: 1 bát hủ tiếu và 1 cốc nước lọc.
- Bữa trưa: Cơm trắng, rau cần xào thịt, canh bí đỏ.
- Bữa tối: Cơm trắng ăn cùng với gà hoặc ức gà luộc.
Ngày thứ bảy
Người bệnh có thể áp dụng thực đơn dinh dưỡng cho ngày thứ bảy như sau:
- Bữa sáng: Ăn một bát cháo thịt bằm và uống 1 cốc nước ép dứa khoảng 300ml.
- Bữa trưa: Bánh mì khô kẹp xúc xích chiên ăn cùng với salad rau củ.
- Bữa tối: Cơm trắng ăn cùng với canh khoai mỡ và sườn non chua ngọt.
3. Những lưu ý khi bổ sung dinh dưỡng cho người bệnh gout
Khi xây dựng thực đơn cho người bệnh gout, các bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Không nên tập trung vào một loại thực phẩm mà cần đa dạng nhiều loại để không gây dư thừa hay thiếu hụt một phần dinh dưỡng nào đó.
- Khi bị bệnh gout không nên uống rượu, hút thuốc lá.
- Bổ sung tăng cường các loại hoa quả tươi có hàm lượng acid cao như cam, quýt, bưởi, dâu tây…
- Mỗi ngày nên uống ít nhất 2 lít nước cùng với việc bổ sung nguồn hoa quả, trái cây mọng nước để cơ thể tăng cường quá trình trao đổi chất và đào thải acid uric.
- Thay vì ăn thịt có thể bổ sung tăng cường nguồn thực phẩm từ tôm, cá, đậu đỗ.
- Chú ý tuân thủ nguyên tắc ăn chín, uống sôi.
Ngoài chế độ ăn uống khoa học, người bệnh cũng cần chú ý thực hiện lối sống lành mạnh, ăn ngủ đúng giờ. Thường xuyên tập thể dục với các bài tập nhẹ nhàng để tăng cường lưu thông khí huyết.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn có thêm thông tin chi tiết về thực đơn cho người bệnh gout để áp dụng cho bản thân hoặc người thân bị bệnh. Nhờ đó, giúp quá trình điều trị bệnh gout đạt hiệu quả cao và giảm các triệu chứng khó chịu mà bệnh gây ra.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt