Nguy cơ tàn phế khi chữa viêm khớp dạng thấp không đúng

Những đau đớn và khó chịu của bệnh tật, sự hạn chế vận động, sự phụ thuộc vào người thân về sinh hoạt và kinh tế… khiến người bệnh viên khớp dạng thấp cảm thấy mình là một gánh nặng. Phải điều trị viêm khớp dạng thấp như thế nào để người bệnh tránh khỏi kết quả đáng tiếc này?
 

Bị viêm khớp dạng thấp mà không biết

Biểu hiện ban đầu của viêm khớp  dạng thấp chỉ là sung đau, không có gì đặc biệt nên thường bị người bệnh bỏ qua vì cho rằng đó là những đau nhức thông thường, do làm việc quá sức hay tuổi già.
Mặt khác, bệnh có tính chất diễn tiến chậm. các triệu chứng đau, sưng khớp bắt đầu từ các khớp bé, không khó chịu nhiều, người bệnh thường chủ quan, tự ý mua thuốc về điều trị. Đến khi tình trạng bệnh diễn biến nặng khiến sinh hoạt thường ngày ảnh hưởng nghiêm trọng thì bệnh nhân mới đến khám tại các cơ sở y tế.
Bác sĩ Cao Thanh Ngọc, Trưởng Đơn vị Nội cơ xương khớp, Bệnh viện Đại học Y dược TP. HCM cho biết: ở giai đoạn nặng, việc điều trị viêm khớp dạng thấp trở nên khó khăn và lâu dài hơn do bệnh nhân không đáp ứng các loại thuốc kháng thấp thông thường.

Biến chứng và những con số đáng lo ngại

Bệnh khó điều trị dứt điểm. Việc phát hiện và điều trị viêm khớp dạng thấp không đúng nguyên tắc đã và đang gây ra nhiều biến chứng đáng tiếc:
– Tàn phế: Sau 10 năm bị bệnh, từ 10 đến 15% số người bệnh bị tàn phế, không thể tự sinh hoạt.
– Mất khả năng lao động: từ khi bắt đầu bị bệnh, chức năng vận động đã bị suy giảm. Sau 5 năm, Có tới 44% người bệnh mất chức năng vận động bình thường và 16% bị mất chức năng nghiêm trọng
– Bệnh về phổi: khoảng 10-20% người bị viêm khớp dạng thấp sẽ phát triển bệnh phổi mạn tính. Đặc biệt, một số loại thuốc dùng để điều trị viêm khớp dạng thấp cũng có thể gây viêm niêm mạc phổi.
– Bệnh tim mạch: có tới 30% bệnh nhân VKDT có biến chứng về tim mạch, nhiều nhất là xơ vừa động mạch và 50% số ca bị biến chứng này có thể dẫn tới tử vong.. Theo một báo cáo khác, những người bị viêm khớp dạng thấp có nguy cơ lên cơn đau tim cao gấp 2-3 lần và nguy cơ bị đột quỵ cao hơn gần 2 lần so với người bình thường.
Trên đây chỉ là những biến chứng phổ biến nhất, ngoài ra viêm khớp dạng thấp, còn ảnh hướng tới mắt, thần kinh, các mạch máu…

Bàn tay bị viêm khớp dạng thấp (phải)

Điều trị gặp nhiều khó khăn

Viêm khớp dạng thấp do các hệ miễn dịch của cơ thể tự tấn công và hủy hoại màng hoạt dịch khớp gây nên một quá trình viêm không đặc hiệu, kéo dài không chấm dứt, ảnh hưởng tới hết khớp này đến khớp khác.
Hiện nay, không có biện pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh viêm khớp dạng thấp, mục đích thực sự của điều trị là làm giảm viêm, tăng cường bảo vệ, làm chậm quá trình tổn thương khớp. Điều trị càng sớm càng giảm thiểu hậu quả của bệnh.
Việc điều trị thường kết hợp: Thuốc – Phẫu thuật – Hoạt động  trị liệu – Các biện pháp dự phòng. Nguyên tắc điều trị: Điều trị toàn diện, tích cực, dài hạn và theo dõi thường xuyên
Thuốc
Các thuốc kháng viêm không steroid: Giúp giảm đau và làm giảm tình trạng viêm. điều trị dài ngày, cần theo dõi chức năng thận và bảo vệ dạ dày
Các thuốc Corticoid: Giúp làm giảm viêm, đau và làm chậm sự tổn thương khớp. Chỉ nên sử dụng ngắn hạn vì những tác dụng phụ nguy hiểm như…
Nhóm thuốc chống thấp (DMARDs): thường dùng vào giai đoạn sớm của viêm khớp dạng thấp, thuốc giúp cứu lấy các mô khớp còn lại, làm chậm hoặc làm ngừng tiến triển của bệnh, cần điều trị lâu dài. Quá trình sử dụng cần được theo dõi liên tục.
DMARD được sử dụng sớm sau khi khởi phát VKDT và được tiếp tục suốt quá trình bệnh. Khi tác dụng của thuốc DMARD giảm đi, bác sĩ thêm một thuốc mới hoặc thay thế thuốc cũ.
Nhóm ức chế TNF-alpha: TNF-alpha là phân tử có vai trò quan trọng trong quá trình viêm khớp. Tuy nhiên, nhóm thuốc này cần phải dùng đường tiêm, do đó người bệnh không thể tự sử dụng.
Phẫu thuật
Do đặc điểm của bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn, tổn thương khớp có thể tiếp tục tiến triển sau phẫu thuật, bởi vậy hiệu quả của phẫu thuật không được kéo dài. Tuy nhiên, nếu để tổn thương nặng quá, việc phẫu thuật có thể không hiệu quả hoặc thậm chí không còn khả năng phẫu thuật. Các phẫu thuật chính; Chuyển gân, hàn khớp, thay khớp nhân tạo, các can thiệp điều trị qua nội soi.
Hoạt động trị liệu
Hoạt động trị liệu là sử dụng các bài tập nhằm tăng cường chức năng sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Các bài tập của hoạt động trị liệu gồm: tập cầm nắm và cử động bàn tay, ngón tay; tập điều hợp cử động của các khớp của cánh tay, tập các hoạt động như: ăn uống, tắm rửa, giặt giũ, thay quần áo… Những hoạt động này gia đình cần hỗ trợ để người bệnh tự làm một mình.
Ngoài ra, người bệnh có thể cần các dụng cụ trợ giúp/chỉnh hình, gồm nẹp cổ tay, nẹp cổ chân, nẹp gối, bao cát… được dùng để giữ tư thế đúng.
Có thể sử dụng các phương pháp tạo nhiệt áp lên những vùng khớp sưng đau. Chẳng hạn: chườm nóng, đắp Paraphin, dùng đèn hồng ngoại…

Bài tập khớp gối cho người bị viêm khớp dạng thấp
Biện pháp dự phòng và hỗ trợ điều trị
– Không nên đứng hoặc ngồi quá lâu, luôn giữ tư thế thẳng, thường xuyên xoa bóp ở bàn tay, ngón tay và các khớp.
– Hạn chế mang vác nặng, làm việc sai tư thế.
– Hạn chế căng thẳng, stress.
– Bổ sung bột đạm thủy phân, cung cấp 17 acid amin quý giúp: nuôi dưỡng và tái tạo sụn khớp, bình thường hóa sản xuất hoạt dịch, chống viêm, giảm đau, bảo vệ sụn khỏi tác động có hại của thuốc kháng viêm non-steroid, corticoid. Duy trì bổ sung bột đạm thủy phân giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp
Rate this post
Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7