Những kiến thức quan trọng về bệnh thoái hóa khớp gối

Khớp gối là bộ phận có vai trò rất quan trọng là phải gánh toàn bộ trọng lượng cơ thể và là khớp vận động nhiều nhất cho nên nó rất dễ bị thoái hóa. Theo Tổ chức viêm khớp Hoa Kỳ thì hiện có hơn 27 triệu người Mỹ bị thoái hóa khớp gối và đầu gối là một trong những khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất. Trong bài viết sau đây, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về bệnh thoái hóa khớp gối để các bạn có cái nhìn rõ hơn về căn bệnh này.

thoai-hoa-khop-goi_1
Hình ảnh thoái hóa khớp gối

1. Thông tin sơ lược về bệnh thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là căn bệnh thường gặp ở người lớn tuổi do tình trạng lão hóa gây ra và thường gặp ở những người lớn tuổi. Bệnh có tính chất phát triển âm thầm với triệu chứng không cụ thể nên rất ít người có thể phát hiện kịp thời. Đến khi bệnh tiến triển nặng sẽ gây nên các biến chứng nguy hiểm, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và lao động hàng ngày của chúng ta.

1.1. Bệnh thoái hóa khớp gối là gì?

Thoái hóa khớp gối là bệnh xảy ra khi sụn khớp gối và xương dưới sụn bị hao mòn, rách nứt hoặc biến mất đã làm cho các xương trong khớp sẽ bị va chạm với nhau. Từ đó gây nên tình trạng đau đớn, sưng viêm, cứng khớp và làm giảm khả năng di chuyển của người bệnh. Trong một số trường hợp, thoái hóa khớp gối còn thúc đẩy sự hình thành của gai xương trên khớp gối dẫn đến bệnh gai khớp gối và khiến bệnh nặng hơn.

Tùy vào vị trí giải phẫu của gối mà các bác sĩ đã chia bệnh thoái hóa khớp gối ra thành các dạng như: Thoái hóa đùi – chày trong, thoái hóa đùi – chày ngoài, thoái hóa bánh chè và thoái hóa toàn bộ gối.

1.2. Biến chứng của thoái hóa khớp gối

Khi bệnh thoái hóa khớp gối hình thành, phát triển mà không được điều trị sớm thì nó sẽ làm suy giảm chức năng vận động và gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Cụ thể là người bệnh sẽ gặp phải tình trạng cứng khớp, hoạt động đi lại, vận động gặp khó khăn.

Những biến chứng nguy hiểm khi bị thoái hóa khớp gối

Đến khi bệnh trầm trọng hơn thì khớp gối còn bị biến dạng, phần chi dưới bị cong, vẹo vào trong hoặc ra ngoài. Nguy hiểm nhất là nó còn gây teo cơ và khiến cho người bệnh bị bại liệt, tàn phế.

2. Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối

Theo các chuyên gia thì có rất nhiều yếu tố là nguyên nhân chính gây ra căn bệnh thoái hóa khớp gối như: 

  • Tuổi tác: Khi càng lớn tuổi thì quá trình tổng hợp sụn của cơ thể con người càng suy giảm, tình trạng lão hóa xương khớp diễn ra càng mạnh sẽ có nguy cơ cao hình thành nên bệnh thoái hóa khớp gối.
  • Di truyền: Với những người bị đột biến di truyền trong hình dạng của xương bao quanh khớp gối cũng sẽ dễ bị mắc căn bệnh này hơn so với người bình thường.
  • Thừa cân, béo phì: Ở những người bị béo phì, nặng cân thì sẽ gây áp lực lên các khớp, nhất là khớp gối khiến cho sụn khớp nhanh bị hao mòn và dẫn đến bệnh thoái hóa khớp gối.
  • Chấn thương: Trong quá trình vận động, chơi thể thao… mà bạn gặp phải những chấn thương như trật khớp gối, đứt dây chằng ở khớp gối mà không điều trị dứt điểm thì rất dễ bị thoái hóa.
  • Tính chất công việc: Bệnh thoái hóa khớp gối thường rất hay gặp ở những người thường xuyên nâng vác các vật nặng hoặc những vận động viên chơi bóng đá, chạy bộ… vì đầu gối của họ phải luôn chịu áp lực nặng nề và dẫn đến thoái hóa. 
  • Bệnh lý: Những người bị gút, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa, viêm khớp dạng thấp… sẽ có khả năng cao bị bệnh thoái hóa khớp. 
  • Chế độ dinh dưỡng: Việc ăn uống không khoa học, thiếu chất dinh dưỡng, uống nhiều rượu bia có các chất độc hại sẽ làm bạn dễ mắc bệnh hơn do sụn khớp bị hủy hoại nghiêm trọng.

3. Dấu hiệu của bệnh thoái hóa khớp gối

Những người bị bệnh thoái hóa khớp gối thường sẽ xuất hiện những dấu hiệu điển hình như sau:

  • Trong thời gian đầu, người bệnh sẽ cảm thấy đau âm ỉ tại khớp gối và cường độ đau tăng dần theo thời gian khi người bệnh vận động hoặc di chuyển. Nếu bạn chịu khó quan sát, để ý thì sẽ nghe thấy tiếng kêu lục cục, lạo xạo ở đầu gối khi chân co duỗi.
  • Bệnh thoái hóa khớp gối sẽ gây ra tình trạng cứng khớp nên vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, các bạn sẽ không cử động được bình thường mà phải xoa bóp để khớp giãn ra.
  • Việc khớp gối bị cơ cứng đã khiến cho sự hoạt động của chi dưới bị hạn chế, việc di chuyển cũng trở nên khó khăn hơn, bệnh nhân sẽ khó thực hiện được những động tác như duỗi, gập, nhấc chân.
  • Nếu như không kịp thời điều trị, để bệnh tiến triển nặng thì đầu gối của người bệnh sẽ bị sưng viêm, nóng đỏ và cảm giác đau đớn càng trầm trọng hơn.
  • Khi đến giai đoạn cuối thì khớp gối bệnh nhân bị biến dạng, teo ổ khớp. Đây là dấu hiệu cho biết phần sụn đã bị tổn thương nghiêm trọng, nếu không kịp thời điều trị sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Bệnh thoái hóa khớp gối sẽ gây ra tình trạng cứng khớp, đau khi vận động.

4. Các phương pháp chẩn đoán, điều trị bệnh thoái hóa khớp gối

Sau đây, các bạn hãy tham khảo qua những biện pháp chẩn đoán, điều trị bệnh thoái hóa khớp gối được áp dụng phổ biến hiện nay.

4.1. Các phương pháp chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp gối

Để chẩn đoán chính xác tình trạng của bệnh thoái hóa khớp gối thì các bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân thực hiện những phương pháp như:

  • Chụp X Quang: Là phương pháp dựa và hình ảnh trên phim Xquang để biết được tình trạng của sụn khớp, phát hiện dấu hiệu hẹp khe khớp… 
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Là phương pháp giúp bác sĩ quan sát được hình ảnh khớp gối trong không gian 3 chiều để phát hiện tổn thương sụn khớp, dây chằng…
  • Nội soi khớp: Là phương pháp quan sát trực tiếp và đánh giá mức độ tổn thương thoái hóa của sụn khớp ở các mức độ khác nhau.
  • Siêu âm khớp: Là phương pháp giúp phát hiện tổn thương tràn dịch khớp, gai xương, hẹp khe khớp…

4.2. Những biện pháp điều trị thoái hóa khớp gối

Tùy vào tình trạng bệnh, mức độ tổn thương của sụn khớp mà bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn những phương án điều trị thoái hóa khớp gối phù hợp nhất như: 

  • Thuốc Tây: Các bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn những loại thuốc có tác dụng giảm đau, giảm sưng viêm hiệu quả nhưng nó thường được áp dụng cho bệnh nhân ở giai đoạn nhẹ
  • Thuốc Đông Y: Hiện nay, có khá nhiều bệnh nhân thoái hóa khớp gối lựa chọn phương pháp điều trị bằng thuốc nam từ những bài thuốc dân gian như lá bưởi, lá lốt, ngải cứu… để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
  • Vật lý trị liệu: Bên cạnh việc dùng thuốc, có chế độ ăn uống phù hợp thì người bệnh còn có thể tập các bài tập vật lý trị liệu để giúp bệnh có biến chuyển tích cực hơn. 
  • Phẫu thuật: Là phương pháp chỉ dùng cho những bệnh nhân thoái hóa khớp gối nặng và những cách chữa trị nói trên không có hiệu quả.

Bệnh thoái hóa khớp gối thường tiến triển nặng hơn qua các giai đoạn khác nhau nên nếu được can thiệp, điều trị càng sớm thì cơ hội khỏi bệnh lại càng cao hơn. Do đó, điều quan trọng nhất là các bạn cần phải nhận biết các dấu hiệu của bệnh từ sớm để từ đó kịp thời chữa trị sẽ giúp tình trạng bệnh có cải thiện tích cực hơn. 

Rate this post
Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7