Những thông tin quan trọng về bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ c5 c6
Như các bạn cũng biết thì thoát vị đĩa đệm có hai loại là thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng và thoát bị đĩa đệm cổ. Trong nội dung hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ c5 c6. Đây là một trong những loại bệnh thoát vị đĩa đệm phổ biến nhất hiện nay với số lượng người mắc phải rất cao.
Nội dung bài viết
Tổng quan về bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ c5 c6?
Cột sống cổ được cấu tạo từ 7 đốt sống khác nhau có vai trò liên kết phần đầu của cơ thể với phần xương sống. Những đốt sống này được nối với nhau bằng một đĩa đệm nằm ở giữa và sắp xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới là c1, c2, c3, c4, c5, c6, c7.
Trong đó, các đoạn cột sống c5, c6 là những đốt sống đóng vai trò quyết định để giúp bạn có thể cử động linh hoạt. Vậy nên nó phải chịu phần lớn trọng lượng từ cổ và đầu nên sẽ dễ bị tổn thương hơn. Qua thời gian dài thì sẽ hình thành nên bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ c5 c6 và khiến bệnh nhân phải chịu cảm giác đau đớn thường xuyên làm ảnh hưởng tới sự vận động, hoạt động hàng ngày của bệnh nhân.
Biến chứng của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ c5 c6
Tuy rằng bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ c5 c6 không đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Nhưng nếu như không được điều trị kịp thời thì bệnh có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân như:
- Gây ra tình trạng thiếu máu lên não: Khi đĩa đệm cột sống cổ bị trượt ra khỏi vị trí ban đầu thì nó sẽ chèn ép lên các mạch máu ở vùng cổ và làm giảm sự lưu thông của máu lên não. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu cục bộ gây tổn thương cho não và hệ thần kinh khiến cho bệnh nhân bị đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.
- Gây ra hội chứng giao cảm cổ sau: Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ c5 c6 có thể hội chứng giao cảm cổ sau do nhân nhầy chèn ép vào các rễ thần kinh tủy sống gây ra. Nó khiến cho người bệnh bị đau đầu, chóng mặt, rối loạn thăng bằng, rối loạn chức năng nghe và nuốt, rối loạn vận động, khó cử động.
- Gây ra tình trạng bại liệt: Đây là biến chứng nặng nề nhất của bệnh Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ c5 c6. Vì khi rễ thần kinh cổ bị chèn ép nặng sẽ gây ra những tổn làm mất khả năng vận động, tê liệt tay chân và khiến người bệnh bị bại liệt.
Nguyên nhân gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ c5 c6
Cũng như các bệnh thoát vị đĩa đệm khác thì bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ c5 c6 hình thành là do những nguyên nhân phổ biến như sau:
- Tuổi tác: Khi tuổi tác ngày càng cao thì cột sống càng có nguy cơ bị thoái hóa, nhất là ở cột sống cổ. Lúc này đĩa đệm giữa các đốt xương sống cổ sẽ dần bị mất đi lượng nước lớn và khiến cho vỏ bao xơ dễ bị rách làm cho cơ thể mất đi sự linh hoạt và gây ra nhiều cảm giác đau đớn.
- Tính chất công việc: Những người phải làm việc như khuân vác nặng hoặc ngồi làm việc với máy tính trong thời gian dài sẽ có nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ c5 c6 rất cao
- Chấn thương: Nếu bạn bị gặp phải những chấn thương, va đập mạnh ở vùng cổ do luyện tập thể thao, tai nạn… có thể gây thoát vị đĩa đệm cột sống cổ c5 c6.
- Béo phì: Khi trọng lượng cơ thể quá lớn sẽ làm tăng áp lực và chèn ép lên các rễ dây thần kinh ở cổ và dễ gây ra tình trạng thoát vị đĩa đệm hơn
- Thói quen sinh hoạt: Với những người hay nằm ngủ lệch một bên, kê gối quá cao khi nằm, ngồi lâu một chỗ không vận động cũng là nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cột sống cổ c5 c6.
Biểu hiện của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ c5 c6
Khi bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ c5 c6 thì người bệnh không chỉ phải chịu sự hành hạ của các cơn đau đớn dữ dội mà còn gặp phải những triệu chứng dưới đây:
- Đau nhức vùng cổ, vai, gáy: Khi mới hình thành thì bệnh nhân sẽ cảm thấy đau âm ỉ ở phía sau cổ và qua thời gian cơn đau sẽ trầm trọng hơn nếu như không được điều trị kịp thời. Chưa kể, cơn đau còn lan dần sang cả bả vai, sau gáy và kéo dài xuống hai cánh tay, cơn đau và khi người bệnh thực hiện vận động mạnh sẽ cảm thấy cảm giác đau đớn nặng hơn.
- Hội chứng rối loạn thần kinh: Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống cổ c5 c6 còn xuất hiện những triệu chứng như: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, thậm chí là đau cả hốc mắt và vùng ngực.
- Tê tay: Thoái hóa đốt sống cổ kéo dài sẽ gây ra tình trạng cánh tay, bàn tay, ngón tay bị tê nhức, đau âm ỉ, co cứng do tủy ở khu vực đó bị chèn ép.
- Cơ bị suy yếu: Người bệnh còn có thể gặp phải tình trạng cơ vai, cơ cánh tay, cơ duỗi cổ tay, bắp tay, đầu ngón tay bị suy yếu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt thường ngày.
- Cứng cổ: Sau khi ngủ dậy hoặc khi thời tiết thay đổi thì bệnh nhân còn khó cử động, đau một bên lồng ngực, khó thở, khó tiểu tiện…
Biện pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ c5 c6
Để điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ c5 c6 thì người bệnh có thể được chỉ định những phương pháp bao gồm:
- Dùng thuốc Tây Y: Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê các loại thuốc giảm đau, thuốc chống viêm để giúp loại bỏ chứng viêm, làm giảm các cơn đau và giúp giảm áp lực chèn ép lên rễ thần kinh. Một số loại thuốc có tác dụng giảm đau như là: opioids và tramadol, corticosteroid, thuốc giãn cơ. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kê thêm một số loại thuốc bổ sung Canxi, Vitamin D hoặc những loại thực phẩm chức năng có tác dụng bảo vệ sức khỏe xương khớp hữu hiệu.
- Dùng thuốc Đông y: Trong trương hợp bệnh mới hình thành, mức độ còn nhẹ thì người bệnh có thể điều trị bằng những bài thuốc nam từ lá ngải cứu để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
- Vật lý trị liệu: Những phương pháp như châm cứu, massage, xoa bóp, sử dụng nhiệt để chườm làm nóng khu vực cột sống C5 C6 sẽ giúp lưu thông máu để giúp thư giãn các cơ bắp, tăng lượng máu lưu thông và cải thiện chức năng cổ hiệu quả.
- Phẫu thuật: Đây là phương pháp thường được sử dụng khi các phương pháp khác đã không còn phát huy hiệu quả và tình trạng bệnh quá nặng bởi gây nên nhiều chứng.
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về tình trạng bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ c5 c6. Việc nắm rõ được những kiến thức quan trọng này sẽ giúp các bạn sẽ biết được những giải pháp điều trị kịp thời nhằm tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Cảm ơn quý độc giả đã chú ý theo dõi và chúc các bạn luôn khỏe mạnh.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt