Những triệu chứng của bệnh gout
Triệu chứng của bệnh gout thường gặp là đau đớn đột ngột và dữ dội tại các khớp, cơn đau xuất hiện đột ngột vào ban đêm, đau đến mức bệnh nhân không thể đi tất hay đắp chăn…
Nội dung bài viết
1. Bệnh Gout là gì?
Bệnh gout hay còn gọi là gút, thống phong là một bệnh viêm tại khớp, sưng, nóng, đỏ gây ra đau đớn cho người bệnh. Nguyên nhân do hiện tượng axit uric tăng cao trong máu, lắng đọng lâu ngày tạo thành các tinh thể tại khớp. Cơn đau gout thường xuất hiện đột ngột vào đêm. Khi cơn đau giảm xuống, người bệnh vẫn còn cảm giác khó chịu. Vị trí xảy ra bệnh chủ yếu là tại khớp chân, tiếp đến là khớp tại tay, bàn chân, bàn tay, ngón chân, ngón tay.
2. Những lo ngại về bệnh gout
Bệnh gout có đe dọa tính mạng không? Bệnh gout không trực tiếp đe dọa tính mạng nhưng là nhóm bệnh nguy hiểm, đặc biệt giảm chất lượng cuộc sống bởi những cơn đau hành hạ.Cơn đau nghiêm trọng đến mức tại thời điểm đó người bệnh không thể đi tất hay đắp chăn (bệnh xuất hiện đột ngột về đêm). Bệnh tái phát cao, mỗi lần quay trở lại thì khớp tại vùng mắc bệnh ngày càng bị tàn phá. Có những trường hợp phải phẫu thuật tháo khớp.
Bệnh gout có khỏi hoàn toàn? Gout là nhóm bệnh mãn tính. Bệnh tái đi tái lại nhiều năm. Việc điều trị chỉ nhằm giảm đau, kiểm soát cơn đau, chống viêm, hạ axit uric trong máu chứ không thể điều trị dứt điểm.
Bệnh gout có tiến triển không? Bệnh gout đột ngột gọi là gout cấp tính. Giai đoạn này cần điều trị kịp thời. Nếu không điều trị kịp thời thì các tinh thể lắng đọng (gọi là các hạt topphi) ngày càng nhiều khiến cơn đau ngày càng nhiều và kéo dài hơn. Lúc này không thể điều trị được nữa. Đó chính là giai đoạn gout mãn tính.
Bệnh gout liên quan gì với sỏi thận? Khi nồng độ axit uric trong máu tăng cao thì các tinh thể urat không chỉ lắng đọng ở các khớp (gây ra bệnh gout) mà còn lắng đọng ở đường tiết niệu gây ra bệnh sỏi thận. Vì vậy trong thực tế, người bị bệnh gout cũng thường mắc bệnh sỏi thận.
Bệnh gout có chữa được không? Gout là loại bệnh về chuyển hóa (do có sự rối loạn). Bệnh dễ dàng chuyển sang giai đoạn mãn tính. Khi bệnh đã sang giai đoạn mãn tính thì không thể chữa được. Các thuốc điều trị hiện nay chủ yếu là giảm đau, chống viêm, hạ axit uric nhằm mục đích kiểm soát cơn đau, giảm mức độ tiến triển bệnh và phục hồi chức năng.
3. Nguyên nhân gây ra bệnh gout
Nguyên nhân nguyên phát
Nguyên nhân nguyên phát rất khó can thiệp vì liên quan đến các yếu tố gen di truyền và cơ địa. Những người này có sự tổng hợp purin khác với người bình thường (cao hơn) cho nên nồng độ acid uric trong máu cũng cao hơn.
Nguyên nhân thứ phát
Là những yếu tố bên ngoài tác động, có những nguyên nhân mang tính chất chủ quan có thể phòng tránh được và cũng có những nguyên nhân do yếu tố khách quan. Dù là khách quan hay chủ quan nó đều khiến cho nồng độ axit uric trong cơ thể tăng cao; từ đó gây ra bệnh gout.
- Chế độ ăn uống: Đây được coi là nguyên nhân lớn nhất, chính vì thế mà trước kia người ta thường gọi gout là bệnh của người giàu. Khi chúng ta ăn quá nhiều thực phẩm có chứa chất purin hoặc fructose có trong các loại thịt đỏ, hải sản, rượu, bia….
- Rối loạn chức năng thận: Đây là nguyên nhân rất khó can thiệp. Do một nguyên nhân nào đó dẫn đến sự purin bị rối loạn khiến cho bộ phận thận của chúng ta không thể thực hiện chức năng thông thường (lọc axit uric) gây ra tình trạng axit uric tồn đọng với nồng độ cao trong máu. Chính nồng độ axit uric cao trong cơ thể khi tích tụ lại nhiều sẽ hình thành nên những tinh thể. Tinh thể này chủ yếu tập trung tại các khớp. Vì thế gây nên tình trạng sưng, nóng, đỏ và đau đớn cho người bệnh.
4. Triệu chứng của bệnh gout
Dưới đây là những triệu chứng của bệnh gout cần lưu ý:
- Đau đớn đột ngột và dữ dội: Cơn đau xuất hiện đột ngột vào ban đêm. Bệnh nhân đau ở tất cả các khớp bị gout: Khớp bàn chân, khớp ngón chân, khớp bàn tay, khớp ngón tay. Đau đến mức bệnh nhân không thể đi tất hay đắp chăn.
- Khó chịu sau cơn đau: Sau lúc cao trào thì cơn đau giảm xuống. Tuy nhiên cảm giác khó chịu kéo dài từ 8 đến 10 ngày mới kết thúc.
- Khớp sưng, nóng đỏ do viêm: Các khớp có hiện tượng sưng, nóng, đỏ do bị viêm.
- Hạn chế vận động: Ở giai đoạn mạn tính, các đợt gout cấp tính ngày một dày hơn. Mỗi lần như vậy khớp sẽ bị phá hủy làm cho việc đi lại vô cùng khó khăn. Đôi khi bệnh nhân phải phẫu thuật để tháo khớp.
5. Gout cấp và mãn tính khác nhau điểm nào?
Bệnh gout cấp tính
Thời điểm: Đa số các trường hợp xuất hiện đột ngột vào đêm, sau một hoặc nhiều bữa ăn nhiều chất purin hoặc fructose hoặc sử dụng nhiều rượu, bia.
Vị trí: Mức độ đau và thứ tự đau theo ưu tiên sau, đau nhiều nhất là khớp bàn chân, đến khớp ngón chân, sau đó là khớp bàn tay và sau cùng là khớp ngón tay.
Tính chất đau: cơn đau lớn, dữ dội thường bắt đầu đột ngột vào ban đêm. Cơn đau giảm sau đó nhưng vẫn còn cảm giác khó chịu.
Bệnh gout mãn tính
Hình ảnh các hạt tophi: Khi nồng độ axit uric tăng cao, muối urat sodium kết tủa, liên kết với các mô. Sau nhiều năm sẽ tạo thành các khối dưới da gọi là các hạt tophi (nốt sần). Đây chính là dấu hiệu điển hình để phân biệt với gout cấp tính.
Xuất hiện hạt tophi
Vị trí đau: Các nốt sần chứa hạt tophi không chỉ ở các khớp. Thậm chí người ta thấy rằng nó có thể có thể ở cả vành tai, ngay cạnh các khớp tổn thương và gây đau dữ dội. Nơi nào có các hạt tophi này thì nơi đó sẽ có những cơn gout cấp dữ dội. Bằng mắt thường cũng có thể nhìn thấy các tinh thể kết tinh hình khối màu trắng.
6. Ai dễ mắc gout?
Nam giới sau 40
Hầu hết số bệnh nhân mắc gout có độ tuổi trên 40. Theo một số nghiên cứu, tỷ lệ này lên đến trên 80%. Một lý do khiến độ tuổi này mắc cao hơn vì đặc điểm thường xuyên tham gia liên hoan ăn có nhiều chất đạm: Nội tạng động vật, thịt đỏ (thịt chó, thịt trâu, thịt bò). Cùng với chế độ sinh hoạt chưa phù hợp (uống nhiều rượu, bia), ít vận động, lười tập thể dục.
Gout đang có xu hướng trẻ hóa: Hiện nay người ta thấy rằng, lứa tuổi mắc gout đã tăng ở giới trẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy, không chỉ lứa tuổi trên 40, mà nhiều bệnh nhân mắc bệnh khi lứa tuổi còn khá trẻ (khoảng 30 tuổi). Như vậy chứng tỏ gout đang có xu hướng trẻ hóa.
Nữ giới tuổi mãn kinh
Khi nữ bước vào tuổi mãn kinh thì nội tiết thay đổi, ảnh hưởng không nhỏ đến sự chuyển hóa trong cơ thể. Giai đoạn này có sự rối loạn chuyển hóa gây ra tình trạng tăng nồng độ axit uric trong máu. Từ đó dẫn đến bệnh gout. Ngoài ra, chế độ ăn không hợp lý, lười vận động, sử dụng nhiều thức ăn chế biến sẵn cũng làm tăng nguy cơ mắc gout.
Người thừa cân, béo phì
Đa số người thừa cân béo phì do ăn các thức ăn nhiều đạm, thức ăn nhanh, nước ngọt, lười vận động. Vì vậy nguy cơ mắc gout cao hơn so với người bình thường. Mặt khác, tình trạng thừa cân béo phì cũng làm cho cơ thể chậm chuyển hóa axit uric. Từ đó gây nên tình trạng gout.
Người có tiền sử gia đình mắc gout
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng có năm loại gen liên quan đến bệnh gout có khả năng di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Vì vậy nếu bố/mẹ hoặc người thân của bạn mắc gout thì nguy cơ bạn mắc guot cao hơn người khác.
Người ăn uống thiếu khoa học
Như đã đề cập ở trên, hiện nay bệnh gout không còn là căn bệnh của người giàu tất cả mọi người đều có thể mắc. Trong đó nguyên nhân gây mắc cao nhất là chế độ ăn thiếu khoa học. Thói quen sử dụng đồ ăn nhanh, uống nhiều rượu bia, ăn nhiều thức ăn chứa hàm lượng đạm cao.
Để phòng tránh gout hoặc giảm tốc độ tiến triển của gout, chúng ta cần duy trì lối sống lành mạnh, uống nhiều nước, chăm chỉ tập thể dục. Chúng ta nên hạn chế thực phẩm nhiều đạm trong bữa ăn hàng ngày: Thịt đỏ, hải sản, bia, rượu.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt