Tại sao bị thoát vị đĩa đệm: biết trước để phòng tránh hiệu quả

Căn bệnh thoát vị đĩa đệm thường gặp ở những người tuổi trung niên trước kia, giờ đã có xu hướng trẻ hóa hơn. Có những bệnh nhân chỉ mới ngoài 20 tuổi đã gặp phải những cơn đau dữ dội do bệnh. Cuộc sống sinh hoạt thường ngày và làm việc của họ bị ảnh hưởng rất nhiều. Vậy tại sao bị thoát vị đĩa đệm? Cùng bài viết dưới đây tìm lời giải chính xác cho vấn đề này!

1. Thông tin sơ bộ về thoát vị đĩa đệm

Đĩa đệm là bộ phận quan trọng trong hệ xương sống. Nó có cấu tạo bao gồm 2 phần: Phần vỏ bọc bên ngoài và phần nhân nhầy bên trong. Nhiệm vụ của nó là chịu áp lực và giúp cho hệ xương sống có sự linh động, mềm dẻo trong quá trình vận động.

Hình ảnh thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là khái niệm chỉ tình trạng nhân nhầy bên trong đĩa đệm bị lệch khỏi vị trí của chúng. Sự lệch vị trí này khiến chúng chèn vào các rễ thần kinh, gây ra tình trạng đau nhức, tê bì cho người bệnh.

Bệnh thoát vị đĩa đệm thường được chia thành 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Đĩa đệm bắt đầu có dấu hiệu phình lên.
  • Giai đoạn 2: Đĩa đệm chuyển sang tình trạng lồi ra khỏi vị trí ban đầu.
  • Giai đoạn 3: Giai đoạn thoát vị đĩa đệm.
  • Giai đoạn 4: Giai đoạn thoát vị đĩa đệm có xuất hiện các mảnh rời.

Nếu kịp thời phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, người bệnh sẽ được điều trị để bệnh trạng không trở nên nặng hơn. Như vậy, những biến chứng nguy hiểm của thoát vị đĩa đệm như đau lưng kinh niên, hạn chế trong vận động sinh hoạt và làm việc, liệt… sẽ ít xảy ra.

2. Tại sao bị thoát vị đĩa đệm?

Các chuyên gia cho rằng có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoát vị đĩa đệm. Kết luận này đưa ra dựa trên nhiều nghiên cứu khoa học và thu thập thông tin thực tiễn từ chính những bệnh nhân mắc bệnh. Theo đó, một số các nguyên nhân phổ biến nhất giải đáp cho câu hỏi tại sao bị thoát vị đĩa đệm là:

2.1. Tình trạng thoái hóa tự nhiên

Thoái hóa tự nhiên hay còn gọi là thoái hóa sinh học. Đó là hiện tượng các đĩa đệm sau quá trình dài hoạt động bị suy giảm chất lượng khi tuổi tác của con người ngày một cao. Mức độ thẩm thấu cũng như các yếu tố khác của cơ thể ảnh hưởng tới đĩa đệm, khiến đĩa đệm không còn làm tốt được nhiệm vụ vốn có của nó.

Tình trạng thoái hóa tự nhiên gặp phải ở hầu hết những người lớn tuổi. Với bệnh tình ở những đối tượng này, biện pháp tốt nhất là tăng cường bổ sung các loại thực phẩm tốt cho hệ xương khớp. Đồng thời, hạn chế tối đa việc vận động nhanh, mạnh, nặng.

2.2. Thoát vị đĩa đệm do đặc thù nghề nghiệp

Những công việc yêu cầu người làm phải thực hiện các động tác như mang vác nặng hoặc cúi lâu đều rất dễ khiến đĩa đệm nhanh thoái hóa. Không chỉ những người lao động tay chân như công nhân, nông dân… thường xuyên phải bê vác nguyên liệu, dụng cụ với trọng tải lớn mới có nguy cơ mắc bệnh. 

Nghề nghiệp làm việc nặng có thể gây thoát vị đĩa đệm

Mà ngay cả những người làm công việc tưởng như nhàn nhã như nha sĩ, giáo viên, nhân viên văn phòng… cũng có khả năng bị thoát vị đĩa đệm. Lý do là bởi họ cũng phải làm thời gian dài với những tư thế như cúi lưng, đứng lâu… Những thao tác này đều tác động lên đĩa đệm, khiến chúng phải chịu áp lực. Lâu ngày sinh ra thoái hóa, dẫn đến thoát vị đĩa đệm.

2.3. Tình trạng sai tư thế trong quá trình vận động

Theo các chuyên gia, một số những tư thế khiến cho cột sống phải làm việc quá sức chịu đựng của nó cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh thoát vị. Các tư thế đó có thể là việc quá ưỡn lưng, quá khom lưng hay ngồi vẹo lưng… Thói quen xấu này trong thời gian dài chính là nguyên nhân hủy hoại sức khỏe của cột sống và đĩa đệm.

2.4. Những chấn thương khiến cho nguy cơ thoát vị đĩa đệm tăng lên

Khi gặp phải các chấn thương, đặc biệt là những chấn thương tới vùng xương cột sống sẽ khiến cho nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm của bệnh nhân tăng lên. Các chấn thương này là những tai nạn lao động, tai nạn giao thông, ngã ngồi xuống nền cứng với lực mạnh… Chúng ảnh hưởng đến các bao xơ đĩa đệm, khiến chúng bị rách ra và tạo điều kiện đẩy nhân nhầy ra bên ngoài.

2.5. Nhiều thói quen xấu trong sinh hoạt

Một trong những câu trả lời cho câu hỏi tại sao bị thoát vị đĩa đệm là do những thói quen xấu trong sinh hoạt. Có thể kể đến như: 

Chế độ dinh dưỡng

Việc ăn uống thiếu chất khiến cho nguồn dinh dưỡng, trong đó có các chất cần thiết cho quá trình làm việc trơn tru của đĩa đệm sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Trong khi đó, việc dư thừa dinh dưỡng sẽ khiến cân nặng của cơ thể tăng lên. Từ đó, gây áp lực lên đĩa đệm và cột sống. Vì thế, thì cũng dễ bị thoát vị đĩa đệm. 

Thừa cân có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm

Vì thế, có một chế độ dinh dưỡng khoa học, cung cấp cho cơ thể đủ các dưỡng chất và kiểm soát tốt vấn đề cân nặng là rất cần thiết.

Thuốc lá

Khói thuốc lá có vô vàn các chất độc hại cho sức khỏe. Việc sử dụng thuốc lá cũng được các chuyên gia cảnh báo là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng các khớp xương, đĩa đệm bị ảnh hưởng. Nó đẩy nhanh quá trình thoái hóa của đĩa đệm. Khiến chúng bị thoát vị, gây ảnh hưởng tới vận động, sinh hoạt của người bệnh.

2.6. Yếu tố di truyền có thể là lí do tại sao bị thoát vị đĩa đệm

Nếu như bố mẹ có cấu tạo cột sống không khỏe mạnh thì việc con cái bị gen di truyền mắc thoát vị đĩa đệm là hoàn toàn có thể xảy ra. Vì vậy, nên cho con cái đi thăm khám thường xuyên để sớm phát hiện ra những bất thường tại vị trí đĩa đệm nói riêng và các vấn đề khác về xương nói chung. Sớm có biện pháp can thiệp, điều trị kịp thời nếu chẳng may mắc bệnh.

3. Làm thế nào để phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm?

Bệnh thoát vị đĩa đệm có thể gặp phải ở bất kỳ ai. Vì vậy, chúng ta cần phải có những biện pháp phòng tránh bệnh từ những điều đơn giản nhất. Tránh để cho căn bệnh khó chịu này ảnh hưởng tới đời sống của mình. Một số các biện pháp cơ bản bao gồm:

  • Chú ý đến tư thế của mình trong quá trình học tập, lao động, làm việc.
  • Xây dựng chế độ ăn uống đủ dưỡng chất. Cung cấp thêm nhiều canxi, omega 3 và những thực phẩm giúp hỗ trợ hấp thụ canxi để cho hệ xương khớp và đĩa đệm luôn khỏe mạnh.
  • Dùng thêm một số thực phẩm có chứa chondroitin, glucosamine và acid hyaluronic … có lợi cho sụn khớp.
  • Hạn chế ăn nhiều loại đồ ăn có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh như thịt đỏ, nội tạng động vật, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhiều muối, thức ăn nhanh, đồ chế biến sẵn …
  • Hạn chế hoặc bỏ hẳn việc sử dụng các loại chất gây nghiện, chất kích thích như thuốc lá, rượu bia,…
  • Thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe xương khớp định kỳ. Đặc biệt là khi có bất cứ dấu hiệu nào như đau nhức, tê bì, vận động khó… ở vùng xương sống. Kịp thời được phát hiện bệnh, tư vấn và điều trị sớm.

Bài viết trên đây vừa chia sẻ với các bạn một số những thông tin liên quan đến nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm. Mong rằng bài viết đã giúp các bạn có được câu trả lời đầy đủ nhất cho câu hỏi tại sao bị thoát vị đĩa đệm. Từ đó, có biện pháp phòng ngừa kịp thời và hiệu quả ngay từ hôm nay.

Rate this post
Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7