Tại sao bị thoát vị đĩa đệm? Làm thế nào để phòng ngừa bệnh?

Thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý xương khớp, gây đau nhức, khó chịu ở chỗ thoát vị, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nguy hiểm hơn, bệnh còn gây ra những biến chứng như vận động giảm sút, bại liệt cả người, liệt nửa người, rối loạn cơ tròn… Việc biết được tại sao bị thoát vị đĩa đệm sẽ giúp chúng ta có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

1. Tại sao bị thoát vị đĩa đệm?

Thoát vị đĩa đệm là bệnh khá phổ biến và xảy ra chủ yếu ở những người trong độ tuổi lao động. Bệnh xuất hiện khi khối nhân nhầy ở đĩa đệm không ở đúng vị trí mà di chuyển ra bên ngoài qua những vết nứt, phình của bao xơ. Các nhân nhầy này làm cho rễ thần kinh, ống sống bị chèn ép, gây cho người bệnh sự đau nhức, khó chịu. 

Đĩa đệm bị thoát vị sẽ chèn ép dây thần kinh gây đau nhức, ảnh hưởng đến vận động

Vậy tại sao bị thoát bị đĩa đệm thì các bạn hãy cùng khám phá dưới đây.

1.1. Thoái hóa tự nhiên

Tuổi càng cao, quá trình lão hóa các cơ quan của cơ thể diễn ra càng nhanh, bao gồm cả xương khớp. Lúc này, chức năng xương khớp, đĩa đệm bị suy giảm, gia tăng nguy cơ nứt, rách bao xơ, khiến nhân nhầy thoát ra ngoài, gây chèn ép, đau nhức.

1.2. Hoạt động không đúng tư thế

Thực hiện các hoạt động thường xuyên nhưng sai tư thế như ngồi làm việc, học tập, mang vác vật nặng, xem tivi, điện thoại… sẽ khiến đĩa đệm bị tổn thương. Theo thời gian cột sống sẽ bị cong vẹo, đĩa đệm bị dịch chuyển làm bao xơ bị phá vỡ, dẫn đến thoát vị đĩa đệm.

1.3. Chấn thương, tai nạn

Chấn thương khi tham gia hoạt động thể dục thể thao, vận động quá mức, sai tư thế hay các tai nạn lao động, xe cộ… đều khiến đĩa đệm bị tổn thương. Các tổn thương này làm gia tăng nguy cơ bị thoái hóa, thoát vị. Đồng thời, chúng khiến chức năng xương khớp bị ảnh hưởng, gây khó khăn cho vận động.

1.4. Béo phì, thừa cân 

Béo phì, thừa cân sẽ khiến cột sống phải chịu trọng lượng lớn thường xuyên và trong thời gian dài. Điều này gây chèn ép nghiêm trọng đối với đĩa đệm, cơ, xương và khiến bao xơ bị rách, tạo điều kiện để nhân nhầy thoát ra ngoài.

Theo nghiên cứu, những người béo phì, thừa cân sẽ có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm so với người bình thường cao gấp 12 lần. Hơn nữa, những người béo phì còn dễ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm như tim mạch, mỡ máu, huyết áp, đột quỵ, xơ vữa động mạch.

1.5. Đặc thù công việc

Đặc thù nghề nghiệp cũng là yếu tố giải đáp cho thắc mắc tại sao bị thoát vị đĩa đệm. Những người lái xe, làm việc văn phòng phải ngồi lâu một chỗ trong thời gian dài, ít vận động sẽ khiến cột sống, hệ thống đĩa đệm chịu áp lực lớn. Theo thời gian, đĩa đệm sẽ bị tổn thương, thoái hóa nhanh và gây thoát vị.

Ngồi lâu một tư thế trong thời gian dài làm tăng nguy cơ đĩa đệm bị thoát vị

Bên cạnh đó, những người thường xuyên phải mang vác vật nặng trên lưng, vai hay gập người… cũng làm gia tăng nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm. Bởi các công việc này đều tác động trực tiếp đến cơ xương khớp, đĩa đệm và khiến bao xơ dễ bị rách, phồng lồi.

1.6. Bệnh lý về cột sống

Nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm sẽ tăng cao đối với những người mắc bệnh lý về cột sống. Các bệnh lý như gai đôi, thoái hóa, gù vẹo cột sống sẽ làm cho đĩa đệm bị tổn thương, nhanh thoái hóa.

1.7. Hút thuốc lá

Theo nghiên cứu, hút thuốc lá sẽ cản trở quá trình tuần hoàn máu và khiến lượng máu, oxy, dưỡng chất không được cung cấp đủ cho đĩa đệm. Điều này khiến chức năng của địa đệm bị suy giảm, nhanh thoái hóa, hư hỏng và dẫn đến thoát vị.

1.8. Những nguyên nhân khác

  • Yếu tố di truyền: Nếu gia đình có người thân cận huyết thống như bố mẹ, anh chị em ruột bị thoát vị đĩa đệm thì bạn sẽ có nguy cơ bị mắc cao hơn nhiều so với người bình thường. 
  • Lạm dụng rượu bia, đồ uống có cồn… đều không tốt cho hệ xương khớp, đĩa đệm.
  • Chế độ ăn uống thiếu dưỡng chất sẽ khiến cho đĩa đệm không được cung cấp đủ năng lượng, nguồn dinh dưỡng thiết yếu. Vì thế, chức năng của đĩa đệm bị suy giảm, ảnh hưởng và dễ bị thoát vị hơn.

2. Phòng ngừa thoát vị đĩa đệm như thế nào?

Từ những yếu tố giải đáp tại sao bị thoát vị đĩa đệm kể trên, chúng ta hoàn toàn phòng ngừa và hạn chế căn bệnh này bằng những biện pháp hữu ích sau:

2.1. Bổ sung các thực phẩm tốt cho đĩa đệm, xương khớp

Những thực phẩm tốt cho đĩa đệm và xương khớp rất hữu ích để tăng cường chức năng, sự khỏe mạnh của các cơ quan này. Cụ thể như sau:

  • Bổ sung các thực phẩm giàu canxi như sữa chua, sữa, hải sản, phô mai, rau cải bó xôi, bông cải xanh.
Thực phẩm giàu canxi tốt cho hệ xương khớp, đĩa đệm
  • Tăng cường các thực phẩm giàu axit béo omega 3 như cá mòi, cá hồi, cá trích, cá ngừ, các loại hạt…
  • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, D, K, E vào thực đơn hàng ngày.
  • Các thực phẩm giàu magie cũng rất tốt cho xương khớp, đĩa đệm như các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, đậu phụ, bơ,…

2.2. Tránh xa các tác nhân gây hại cho đĩa đệm

  • Hạn chế sử dụng các món ăn, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, nhiều muối và đường hóa học.
  • Hạn chế rượu bia, đồ uống có cồn, cà phê, chất kích thích, nước ngọt có gas.
  • Loại bỏ và nói không với thuốc lá, tránh xa những nơi có khói thuốc lá.
  • Nếu có bệnh lý về cột sống cần điều trị sớm với các phương pháp tích cực để tránh gây hại cho đĩa đệm.

2.3. Tập luyện thể thao đúng cách

Rèn luyện thể dục thể thao với các bài tập vừa sức, phù hợp với sức khỏe như đi bộ, chạy bộ, yoga, bơi lội… để cải thiện sức khỏe xương khớp, đĩa đệm. Đồng thời, thúc đẩy lưu thông khí huyết, dưỡng chất đến các cơ quan trong cơ thể.

2.4. Duy trì những thói quen tốt

  • Khi làm việc, nghỉ ngơi, ngủ cần đúng tư thế. Nên đứng lên đi lại, vận động sau mỗi giờ làm việc để hạn chế áp lực lên đĩa đệm.
  • Không mang vác vật nặng, hạn chế mang giày cao gót.
  • Nên có kế hoạch giảm cân khoa học nếu đang bị thừa cân, béo phì.
  • Dành thời gian massage, xoa bóp lưng, cổ, vai, chân tay để mang lại sự thư giãn, thoải mái, thúc đẩy lưu thông khí huyết.
  • Khi tham gia giao thông, làm việc hay chơi thể thao cần cẩn thận để tránh xương khớp, đĩa đệm bị chấn thương.

Nội dung bài viết đã giúp giải đáp tại sao bị thoát vị đĩa đệm cũng như các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích để các bạn kế hoạch phù hợp nhằm đảm bảo hệ xương khớp, đĩa đệm luôn khỏe mạnh.

5/5 - (1 bình chọn)
Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7