Thoái hóa khớp gối bệnh học và những vấn đề liên quan

Thoái hóa khớp gối là một trong những căn bệnh gây ám ảnh hiện nay mà bất kỳ ai cũng không thể tránh khỏi khi về già. Đây là một trong những dạng bệnh lý về xương khớp phổ biến và đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Thoái hóa khớp gối bệnh học cùng các vấn đề liên quan sẽ được chia sẻ thông qua bài viết dưới đây nhằm giúp mọi người có thêm thông tin và biện pháp cải thiện sức khỏe hiệu quả. 

1. Thoái hóa khớp gối bệnh học 

Giải phẫu khớp gối 

Cấu tạo của khớp gối sẽ bao gồm các cơ quan, bộ phận như sau:

  • Lồi cầu là phần dưới xương đùi và mâm chày là phần trên của xương chày.
  • Bao bọc hai đầu xương là lớp sụn khớp với phần sụn đệm ở giữa gọi là sụn chêm trong và phần sụn bọc còn lại gọi là sụn chêm ngoài.
  • Các dây chằng trong, dây chằng ngoài và dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau có nhiệm vụ gắn kết và nối hai đầu xương.
  • Bánh chè hay xương vừng là phần nằm trong gân có chức năng bảo vệ gân tứ đầu và tăng lực cánh tay đòn của gân này.
  • Bao hoạt dịch nằm ở mặt trong của gối là các sợi liên kết, sợi xơ mềm và mỡ có chứa dịch bôi trơn để khớp chuyển động linh hoạt đồng thời cung cấp dưỡng chất nuôi sụn khớp, ngăn cản các quá trình viêm của khớp.
Các bộ phận cấu tạo của khớp gối bên phải
Các bộ phận cấu tạo của khớp gối bên phải

Khái niệm bệnh thoái hóa khớp gối

Sau tổn thương hoặc theo thời gian, khớp gối chịu tác động sẽ diễn ra quá trình bào mòn, bong nứt các lớp sụn dẫn đến thoái hóa khớp gối. Với vai trò nâng đỡ toàn bộ trọng lượng của cơ thể, khớp gối thường xuyên tác động bởi lực ép từ phía trên dồn xuống chi dưới, đặc biệt là khi cơ thể cố gắng mang vác một vật nặng. Điều này khiến cho khớp gối tăng cường khả năng nâng đỡ, nếu vượt quá giới hạn sẽ gây ra tổn thương, viêm, sưng,… đẩy nhanh quá trình thoái hóa, bào mòn thậm chí là gây ra những chấn thương.

Lớp sụn khớp sau khi bị bào mòn sẽ làm lộ ra phần xương dưới sụn hay còn gọi là gai xương. Trong lúc hoạt động hay di chuyển của chân, phần gai này cọ xát với các cơ quan khác gây ra triệu chứng đau cho người bị thoái hóa khớp gối.

2. Nguyên nhân 

Trong phần thoái hóa khớp gối bệnh học thì nguyên nhân dẫn đến bệnh là một trong những vấn đề được quan tâm khá nhiều bởi khi hiểu rõ được yếu tố khiến bệnh diễn ra, con người cũng sẽ có cách phòng bệnh hiệu quả hơn.

Cấu trúc trục của chi dưới

Hình dạng trục của chi dưới có thể là điều kiện thuận lợi dẫn đến thoái hóa khớp gối. Với mỗi người, trục của chi dưới có cấu trúc rất khác nhau, trường hợp gối có xu hướng vẹo vào trong hay khi đứng thẳng hai chân, hai gối tách rời ra có thể là nguyên nhân khiến quá trình thoái hóa diễn ra sớm.

Cấu trúc trục chi dưới cũng có thể là nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối
Cấu trúc trục chi dưới cũng có thể là nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối

Khi gối vẹo vào trong, trọng lực tác động lên gối sẽ tăng sức ép đè lên các khoang bên trong từ đó khiến quá trình bào mòn lớp sụn khớp bên trong nhanh chóng diễn ra. Tương tự với trường hợp nếu gối có xu hướng vẹo ra ngoài.

Tuổi già 

Đây là nguyên nhân bất khả kháng mà bất kỳ ai khi bước vào giai đoạn sau 50 tuổi đều trải qua. Tuy nhiên, ngày nay, độ tuổi bị thoái hóa khớp thường trẻ hơn do nhiều yếu tố tác động khác. Khi bước sang độ tuổi 50, dường như tất cả các cơ quan trong cơ thể đều có tình trạng suy giảm chức năng, đặc biệt là xương khớp. Quá trình tái tạo và nuôi dưỡng xương, khớp diễn ra chậm trong khi sự thoái hóa lại đang dần phá hủy các cấu trúc xương.

Với mỗi người khác nhau thì độ tuổi bị thoái hóa cũng khác nhau do bên cạnh quá trình bào mòn tự nhiên thì các yếu tố như thực phẩm, chế độ dinh dưỡng, công việc,… cũng liên quan đến sự thoái hóa khớp gối.

Công việc 

Có thể nói do tính chất công việc đã đẩy nhanh quá trình thoái hóa các khớp trong đó có khớp gối khiến cho độ tuổi mắc bệnh ngày càng trẻ hóa. Những người làm công việc khuân vác phải thường xuyên mang vật nặng, người đứng quá lâu như giáo viên, lễ tân hoặc nhân viên văn phòng phải ngồi nhiều trong một tư thế,… đều là nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp gối sớm.

Ngoài ra các vận động viên điền kinh, nhảy cao, nhảy xa, cử tạ,… người làm xiếc hay diễn viên múa,… cũng là nhóm người rất dễ bị thoái hóa khớp gối.

Các vận động viên điền kinh bị chấn thương gối có thể khiến quá trình thoái hóa diễn ra nhanh 
Các vận động viên điền kinh bị chấn thương gối có thể khiến quá trình thoái hóa diễn ra nhanh

Một số nguyên nhân khác 

Bên cạnh những nguyên nhân nói trên thì còn có một số yếu tố khác có thể đẩy nhanh sự bào mòn các khớp xương như:

  • Ăn uống thiếu chất dinh dưỡng khiến cho quá trình nuôi dưỡng xương, khớp không đảm bảo.
  • Các chấn thương xảy ra trong đời sống hàng ngày hoặc do tai nạn, va đập,… khiến xương đùi, xương bánh chè bị nứt, gãy.
  • Người bị đứt, giãn dây chằng, nhất là với dây chằng chéo trong hoặc người bị bong gân khớp gối.
  • Thông thường những người có biểu hiện đau nhức xương khớp sẽ có xu hướng lười vận động, đây cũng được xem là nguyên nhân dẫn đến bệnh.
  • Những bệnh lý khác có thể gây ảnh hưởng đến khớp gối như bệnh gút, béo phì, tiểu đường,…
  • Những người sử dụng các loại thuốc gây tác dụng phụ đến xương khớp, người dùng corticoid quá lâu, uống quá nhiều thuốc giảm đau,…

3. Các biện pháp phòng tránh bệnh thoái hóa khớp gối 

Dù là tìm hiểu về thoái hóa khớp gối bệnh học hay bất kỳ vấn đề nào thì hầu hết mọi người đều có mong muốn mình không phải là nạn nhân của căn bệnh ám ảnh này bởi những cơn đau nhức dai dẳng khiến đời sống sinh hoạt bình thường bị xáo trộn. Chính vì vậy mà chúng tôi đưa ra một số biện pháp sau nhằm giúp bạn phòng tránh bệnh thoái hóa các khớp hiệu quả.

  • Chế độ dinh dưỡng chính là điều cần được nhắc tới đầu tiên bởi một bữa ăn đầy đủ chất sẽ hỗ trợ quá trình nuôi dưỡng, tái tạo xương, khớp. Bạn nên bổ sung nhiều canxi, magie, kali và các chất khoáng khác có nguồn gốc tự nhiên để giúp xương, khớp phát triển khỏe mạnh.
Sử dụng các loại thực phẩm giàu canxi, magie và các chất khoáng để giúp xương, khớp khỏe mạnh
Sử dụng các loại thực phẩm giàu canxi, magie và các chất khoáng để giúp xương, khớp khỏe mạnh
  • Vận động và luyện tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn hạn chế các cơ đau, co cứng khớp. Đồng thời cũng là cách giúp tăng cường sức khỏe cho cơ thể.
  • Nếu do tính chất công việc thì bạn nên nhớ không ngồi hay đứng quá lâu ở một tư thế, nên để cơ thể vận động nhẹ nhàng và có thời gian thả lỏng cơ thể.
  • Hạn chế tối đa các loại thực phẩm gây hại cho xương, nhất là rượu, bia, thuốc lá, đồ uống có gas hay các chất kích thích.

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin cơ bản về thoái hóa khớp gối bệnh học cũng như cách để bạn giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, nếu bạn có bất cứ dấu hiệu nào nghi ngờ thì tốt nhất nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn kỹ lưỡng hơn. Ngoài ra bạn cũng có thể nhờ bác sĩ tư vấn về các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ xương khớp để phù hợp với tình trạng sức khỏe của cơ thể. Hãy tự chăm sóc bản thân thật tốt để sống một cuộc đời ý nghĩa hơn bạn nhé.

Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7