Thoái hóa khớp gối là gì? Nguyên nhân và cách chẩn đoán bệnh
Rất nhiều bệnh nhân khi gặp phải các vấn đề liên quan đến khớp gối như sưng đau, cứng khớp và khó vận động không hề biết mình đã bị thoái hóa khớp gối. Vậy thoái hóa khớp gối là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh? Chẩn đoán và điều trị bệnh có khó khăn hay không? Cùng chuyên gia tìm lời giải đáp qua nội dung bài viết sau!
Nội dung bài viết
1. Khái niệm thoái hóa khớp gối là gì?
Có thể nói rằng, thoái hóa khớp gối là kết quả của cả một quá trình lâu dài. Biểu hiện của nó là sự tổn thương của sụn khớp cũng như vùng xương dưới sụn khớp gối.
Chính xác thì với câu hỏi thoái hóa khớp gối là gì, các chuyên gia cho rằng, đó là tại vùng khớp gối có những sự thay đổi nhất định về cấu trúc và chức năng. Nó khiến cho hình thái và vấn đề sinh hóa của sụn khớp gối thay đổi, hình thành lên các gai xương, hốc xương,… hay xảy ra tình trang mất sụn, nứt loét sụn…
2. Nguyên nhân thoái hóa khớp gối
Hiểu rõ các loại thoái hóa khớp gối và nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan hơn thoái hóa khớp gối là gì. Theo các chuyên gia thì hiện thoái hóa khớp gối tồn tại dưới 2 dạng với các nguyên nhân gây bệnh như sau:
2.1. Nguyên nhân thoái hóa khớp gối nguyên phát
Thoái hóa khớp gối nguyên phát là dạng phổ biến nhất trong các ca bệnh thoái hóa khớp gối được ghi nhận tại Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới. Bệnh có thể được khởi phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể:
Do vấn đề nội tiết
Yếu tố nội tiết ảnh hưởng không nhỏ đến các bệnh lý về xương khớp, trong đó có thoái hóa khớp gối. Việc tăng hay giảm lượng nội tiết tố, đặc biệt là tiết tố nữ trong giai đoạn mãn kinh, khiến cho nguy cơ mắc thoái hóa khớp gối tăng cao ở nữ giới.
Ngoài ra, khi bị một số căn bệnh về chuyển hóa trong cơ thể cũng ảnh hưởng đến khớp gối và gây ra bệnh. Các chuyên gia cho biết, nguy cơ mắc bệnh về khớp gối ở người bị đái tháo đường cao hơn hẳn những người bình thường khác.
Vấn đề tuổi tác
Thường thì các ca bệnh bị thoái hóa khớp gối nguyên phát có độ tuổi từ 60 tuổi trở lên. Ở các đối tượng này, tiến độ phát triển của bệnh khá chậm. Có thể xảy ra ở một hoặc cả hai khớp gối do tình trạng các sụn khớp bị bào mòn theo thời gian. Tính đàn hồi và khả năng chịu lực kém dần đi.
Yếu tố di truyền
Dù chưa thể xác định chính xác rằng di truyền tác động đến bệnh thoái hóa khớp gối nguyên phát như thế nào. Nhưng theo thống kê thì rất nhiều bệnh nhân bị bệnh khi tiền sử gia đình có người từng mắc căn bệnh này.
2.2. Nguyên nhân thoái hóa khớp gối thứ phát
Thoái hóa khớp gối thứ phát có thể gặp ở khá nhiều đối tượng thuộc các lứa tuổi khác nhau. Nguyên nhân gây ra thoái hóa khớp gối thứ phát gồm:
Do vấn đề dinh dưỡng
Dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân có ảnh hưởng không hề nhỏ đến tình trạng của khớp gối. Thiếu dinh dưỡng, trong đó có hai nhân tố đặc biệt là vitamin D và canxi khiến cho nguy cơ các tổ chức khớp gối bị thoái hóa là rất cao. Khi khớp gối không được cung cấp đủ dưỡng chất để đáp ứng cho quá trình tái tạo, phục hồi và sản sinh các tế bào mới một cách thuận lợi thì sẽ gia tăng nguy cơ bị thoái hóa.
Trong trường hợp thừa dinh dưỡng, cơ thể bị tích tụ mỡ thừa khiến cân nặng tổng thể tăng lên. Điều này vô hình chung khiến cho áp lực mà vùng khớp gối phải chịu tăng lên rất nhiều. Về lâu dài, nguy cơ khớp bị biến dạng, bị bào mòn là rất lớn.
Yếu tố giới tính hormone
Nữ giới thường mắc phải thoái hóa khớp gối thứ phát cao hơn nam giới. Một phần lý do là bởi sự thay đổi hormone estrogen trong cơ thể người phụ nữ ở một số thời điểm nhất định như mang thai, sau sinh, tiền mãn kinh, mãn kinh.
Do chấn thương
Việc gặp phải một số các chấn thương ở vùng đầu gối trong quá trình sinh hoạt, lao động là nguyên nhân khiến cho nguy cơ mắc thoái hóa khớp gối thứ phát tăng. Ví dụ như gãy xương khớp, rách dây chằng trước, viêm gân bánh chè, viêm bao hoạt dịch,… Các chấn thương này khiến cho gân, dây chằng và cả các túi hoạt dịch ở vùng khớp gối bị tác động.
3. Chẩn đoán thoái hóa khớp gối
Các thông tin trên đã giúp các bạn hiểu rõ phần nào thoái hóa khớp gối là gì? Vậy chẩn đoán bệnh được tiến hành như thế nào thì các bạn hãy cùng tìm hiểu dưới đây.
3.1. Chẩn đoán dựa trên triệu chứng của bệnh
Các triệu chứng thực thể của bệnh thoái hóa khớp gối sẽ giúp bác sĩ phần nào chẩn đoán được tình trạng bệnh. Ở giai đoạn đầu, các cơn đau vùng khớp gối sẽ diễn ra âm ỉ với cường độ còn nhẹ.
Tuy nhiên, khi đến các giai đoạn nặng hì các cơn đau sẽ trầm trọng hơn. Đặc biệt, khi người bệnh thức dậy buổi sáng, khi thời tiết thay đổi hoặc khi người bệnh vận động mạnh và đột ngột thì cơn đau sẽ càng gia tăng.
Bên cạnh việc đau đớn thì người bệnh còn bị hạn chế vận động khớp gối, cứng khớp hoặc có triệu chứng tràn dịch khớp. Nó khiến cho người bệnh bị biến dạng vùng khớp gối một cách rất rõ ràng, dễ nhận thấy.
3.2. Chẩn đoán dựa trên các biện pháp thăm dò hình ảnh
Các biện pháp chẩn đoán bằng thăm dò hình ảnh bao gồm:
Chụp X-quang
Biện pháp chụp X-quang sẽ cho thấy chi tiết được tình trạng bên trong của vùng khớp gối đang bị tổn thương. Mỗi một giai đoạn bệnh sẽ xuất hiện những chi tiết giúp bác sĩ xác định được bệnh trạng của người bệnh.
Ví dụ:
- Giai đoạn 1 sẽ có những gai xương nhỏ bắt đầu hình thành.
- Giai đoạn 2, các gai xương lớn hơn, rõ rệt về hình thái hơn.
- Giai đoạn 3 sẽ có tình trạng hẹp khe khớp vừa.
- Giai đoạn 4, sự hẹp khe khớp nhiều hơn, đồng thời có thể xuất hiện tình trạng xương dưới sụn khớp bị xơ hóa.
Siêu âm khớp
Siêu âm khớp gối là biện pháp giúp các bác sĩ đưa ra những đánh giá khách quan và chính xác hơn tình trạng các tổn thương ở vùng khớp gối của người bệnh. Các mảnh sụn khớp bị thoái hóa, độ dày sụn khớp và hiện tượng tràn dịch cùng một số biểu hiện bệnh khác sẽ được hiện rõ.
Chụp cộng hưởng từ
Ngoài siêu âm và chụp X-quang thì bệnh nhân còn có thể được chỉ định sử dụng biện pháp chụp cộng hưởng từ vùng khớp gối. Biện pháp này sẽ cho một cái nhìn 3 chiều và giúp cho việc phát hiện, xác định các tổn thương được chi tiết, rõ ràng hơn.
Điểm ưu việt hơn của biện pháp này so với các biện pháp trên là còn cho thấy được tình trạng của cả các dây chằng và màng hoạt dịch. Điều này giúp cho việc nhận định các tổn thương của tổ chức khớp gối được đầy đủ, khách quan hơn. Mang lại lợi ích không nhỏ trong việc đưa ra các phương án điều trị thích hợp.
Nội soi khớp gối
Người bệnh có thể được tiến hành nội soi khớp gối. Việc nội soi khớp gối sẽ là biện pháp cho bác sĩ quan sát được trực tiếp các tổn thương do thoái hóa khớp gối gây ra.
Dựa trên những kết quả chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ bệnh, tuổi tác, cơ địa của bệnh nhân để đưa ra phương án điều trị phù hợp.
Trên đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp được thắc mắc thoái hóa khớp gối là gì và những thông tin liên quan. Hy vọng bạn sẽ có thêm những kiến thức hữu ích từ nội dung bài viết này.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt