Chuyên gia giải đáp thoái hóa khớp ngón tay cần làm gì để cải thiện?
Thoái hóa khớp ngón tay là căn bệnh thường thấy ở người cao tuổi do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có nhiều người thắc mắc không biết thoái hóa như vậy thì cần làm gì để cải thiện? Vậy thì thông tin hữu ích dưới đây sẽ giúp bạn đưa ra được câu trả lời phù hợp.
Nội dung bài viết
1. Cần làm gì khi bị thoái hóa khớp ngón tay?
Thoái hóa khớp ngón tay thường gặp ở những người trong độ tuổi từ 60 – 65. Thế nhưng, hiện nay bệnh đang có dấu hiệu trẻ hóa ở những người 55 tuổi, gây đau đớn, khó chịu và ảnh hưởng đến hoạt động, sinh hoạt cho người mắc.
Do đó, khi bị thoái hóa khớp ngón tay, người bệnh cần tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Tùy từng mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ có những chỉ định điều trị khác nhau đối với từng người. Tuy nhiên, chủ yếu là các phương pháp cải thiện sau:
1.1. Điều trị thoái hóa khớp ngón tay bằng cách tự chăm sóc tại nhà
Những người bệnh ở giai đoạn nhẹ có thể tự chăm sóc và điều trị tại nhà. Trong đó có một số hướng dẫn cụ thể sau:
1.1. Chườm nóng
Dùng khăn ấm hoặc túi chườm nóng đặt tại vị trí khớp ngón tay bị thoái hóa khoảng 20 – 30 phút mỗi ngày. Làm như vậy, các cơn đau sẽ giảm đi đáng kể, mang lại cảm giác thoải mái cho người bệnh. Đặc biệt, cách này còn giúp cho các ngón tay thêm linh hoạt, đảm bảo việc thực hiện các động tác được dễ dàng, nhanh nhẹn như trước.
1.1.2. Nghỉ ngơi đầy đủ, khoa học
Tùy thuộc vào công việc của người bệnh mà có chế độ nghỉ ngơi khoa học. Nếu phải làm việc đánh máy thường xuyên thì người bệnh cần để cho bàn tay, ngón tay có thời gian nghỉ ngơi để quá trình thoái hóa diễn ra chậm hơn.
1.1.3. Liệu pháp thay thế
Ngoài việc chườm nóng và nghỉ ngơi, các bạn có thể thực hiện các bài tập trị liệu tại chỗ như: Xoa bóp bấm huyệt, massage, châm cứu… Những phương pháp này sẽ giúp các cơn đau sẽ được cải thiện và mang lại cảm giác nhẹ, nhàng êm ái cho người bệnh.
1.1.4. Dùng nẹp để cố định lại các ngón tay
Khi bị thoái hóa khớp ngón tay, các bạn có thể dùng nẹp để cố định bàn tay với ngón tay để hỗ trợ giảm đau. Nếu được hãy nẹp cả ban đêm để người bệnh cảm thấy dễ chịu và giấc ngủ sẽ được cải thiện đáng kể.
1.2. Điều trị thoái hóa khớp ngón tay bằng sử dụng thuốc
Khi điều trị thoái hóa khớp tại nhà nhưng các dấu hiệu vẫn diễn biến trầm trọng làm người bệnh không tập trung trong công việc hay sinh hoạt thì cần dùng thuốc. Các loại thuốc dùng để điều trị khi khớp ngón tay bị thoái hóa nên được bác sĩ chỉ định để mang lại hiệu quả cao. Trong đó, có một số loại thuốc nên dùng như:
- Thuốc tiêm steroid: Giúp giảm đau nhanh trong vài tuần cho đến vài tháng, nhưng tác dụng phụ là gây suy giảm chức năng của dây chằng và gân. Vì thế, chỉ tiêm loại thuốc này khi thực sự cần thiết và tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
- Thuốc tiêm Acid Hyaluronic: Thuốc có tác dụng cải thiện cơn đau bằng cách bôi trơn cho ổ khớp. Tuy nhiên, nếu bị thoái hóa khớp ở ngón tay hay ngón cái thì không nên sử dụng loại thuốc này.
- Thuốc giảm đau: Có nhiều loại thuốc được dùng để giảm đau tại vị trí thoái hóa khớp ngón tay như miếng dán, kem bôi, gel… Tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng tạm thời và không phải là biện pháp lâu dài. Ngoài ra còn có loại thuốc giảm đau thường được dùng nhưng không phải kê đơn như: Naproxen hay Ibuprofen giúp giảm đau nhanh. Thế nhưng, những loại thuốc này lại gây hại cho dạ dày nên cần thận trọng trước khi sử dụng.
1.3. Điều trị thoái hóa khớp bằng phẫu thuật
Khi bị thoái hóa khớp ngón tay với các biểu hiện trầm trọng, người bệnh luôn cảm thấy đau nhức, khó chịu và không còn khả năng hoạt động thì sẽ được phẫu thuật. Phương pháp này còn được thực hiện khi người bệnh đã điều trị bằng cách dùng thuốc, vật lý trị liệu, điều trị bảo tồn khác nhưng không mang lại hiệu quả.
Trong đó, phương pháp phẫu thuật khi khớp ngón tay bị thoái hóa phổ biến hiện nay đó là:
- Thay khớp ngón tay bị thoái hóa: Phương pháp phẫu thuật này sẽ sử dụng bộ phận nhân tạo để thay thế sau khi loại bỏ xương và sụn bị tổn thương. Vật liệu để làm lên bộ phận thay thế này có thể từ kim loại hoặc nhựa y tế cao cấp.
- Hợp nhất xương: Phương pháp này tuy là giúp người bệnh không còn cảm thấy đau đớn do bị thoái hóa khớp ngón tay nhưng lại có nhiều hạn chế. Điển hình như ngón tay không còn linh hoạt như trước hay mất đi khả năng co giãn vốn có, đồng thời không thể cử động được nữa.
Tuy nhiên, phẫu thuật để điều trị khi ngón tay bị thoái hóa còn gây ra nhiều biến chứng và rủi ro cho người bệnh. Do đó, trước khi thực hiện cần có sự trao đổi và thống nhất với bác sĩ để tránh gây ra những hiểu lầm không đáng có.
2. Những lưu ý sau khi điều trị thoái hóa khớp ngón tay
Sau khi điều trị thoái hóa khớp ngón tay, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau:
- Khi bị chấn thương bàn tay hay các bệnh liên quan đến chuyển hóa cần điều trị dứt điểm để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là khớp ngón tay.
- Thực hiện ngâm tay 2 lần mỗi ngày, 10 phút/lần trong nước muối sinh lý ấm để làm chậm tình trạng bệnh tiến triển.
- Khi làm việc hoặc các động tác sinh hoạt hàng ngày như sử dụng cối xay thịt hay máy rửa bát nên có các thiết bị hỗ trợ để tránh gây tổn thương cho khớp.
- Vào buổi sáng sau khi thức dậy hoặc trước khi đi ngủ nên thực hiện các bài tập ngón tay, bàn tay nhẹ nhàng để tăng thêm sự dẻo dai, linh hoạt cho khớp.
- Để hạn chế đến mức tối đa tình trạng thoái hóa khớp ngón tay trở lại, người bệnh cần tránh lao động nặng và nghỉ ngơi hợp lý. Khi làm việc có liên quan đến ngón tay cần thả lỏng giữa giờ để các khớp không bị quá tải.
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, tránh tăng cân hay ăn các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ sẽ ảnh hưởng không tốt đến chức năng của xương khớp.
Đôi bàn tay có vai trò quan trọng đối với sinh hoạt hàng ngày cũng như công việc. Do đó, các bạn cần có biện pháp can thiệp kịp thời khi bị thoái hóa khớp ngón tay, tránh để tình trạng trầm trọng mới đi khám thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt