Thoái hóa khớp tay nguy hiểm như thế nào?

Các bệnh lý về xương khớp đang ngày càng phổ biến và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt, số người mắc bệnh tăng nhanh và có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Trong đó, thoái hóa khớp tay đang ngày một báo động. Mặc dù trước đây, tình trạng bệnh này chỉ chiếm 1% các bệnh về xương khớp.

1. Khái quát về bệnh

Thoái hóa khớp tay có thể xảy ra ở mọi vị trí, gây đau nhức và ảnh hưởng đến chất lượng sống. Bệnh trở nặng theo thời gian và làm mất toàn bộ hoặc một phần chức năng của khớp.

Theo các nghiên cứu chỉ ra rằng, phần lớn, bệnh phổ biến ở độ tuổi ngoài 60. Do ở giai đoạn này, bắt đầu xuất hiện lão hóa ở khớp tay. Bệnh phổ biến ở nữ giới (chiếm khoảng 75% số ca bệnh), nguyên nhân được lý giả là do sự biến đổi estrogen.

Thoái hóa khớp tay thường gặp ở người lớn tuổi và gây biến dạng khớp
Thoái hóa khớp tay thường gặp ở người lớn tuổi và gây biến dạng khớp

2. Nguyên nhân

Độ tuổi

Cùng với sự lão hóa của cơ thể, các khớp xương cũng bắt đầu suy yếu khi tuổi tác tăng cao. Lượng máu và dưỡng chất cần thiết khó hấp thụ, vận chuyển để đi nuôi cơ thể. Từ đó, các sụn khớp khô dần, mất tính phục hồi bởi các tổn thương, áp lực do hoạt động thường ngày gây nên.

Thiếu canxi

Canxi là dưỡng chất quan trọng, đóng vai trò giúp xương chắc khỏe và ổn định cấu trúc. Sự thiếu hụt canxi có thể do chế độ dinh dưỡng thường ngày không bảo đảm nạp đủ lượng cần thiết.

Một nhóm nhỏ khác mắc các bệnh lý dẫn đến cơ thể không hấp thụ được lượng canxi nạp vào. Đặc biệt, việc hấp thụ trở nên khó khăn hơn với phụ nữ giai đoạn mãn kinh, tiền mãn kinh.

Hoạt động ở tay nhiều

Các công việc nội trợ thường ngày như: giặt giũ, nấu ăn, dọn dẹp,… đòi hỏi hoạt động nhiều ở đôi tay người phụ nữ, dẫn đến tình trạng quá tải năng suất làm việc của các khớp. Hay trong một số công việc văn phòng, việc đánh máy liên tục dễ khiến khớp tay chịu áp lực. Từ đó, dẫn đến sự tổn thương tại khớp tay, đặc biệt là bàn tay, ngón tay.

Các yếu tố khác

Viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp vai,… cũng có thể dẫn đến những biến chứng, làm lây nhiễm các ổ viêm và hình thành bệnh thoái hóa khớp tay.

Một nhóm ít người bệnh gặp tình trạng thoái hóa do các tai nạn không mong muốn tác động trực tiếp lên khớp tay và gây tổn thương.

Nhân viên đánh máy với cường độ liên tục là nguyên nhân gây áp lực lên khớp tay và hình thành bệnh
Nhân viên đánh máy với cường độ liên tục là nguyên nhân gây áp lực lên khớp tay và hình thành bệnh

3. Chẩn đoán bệnh

Triệu chứng bên ngoài

  • Thông thường biểu hiện của bệnh là các cơn đau nhức kéo dài, cường độ đau tăng dần theo thời gian.
  • Tại vùng thoái hóa có thể xuất hiện tình trạng sưng đỏ, nóng rát ngoài da.
  • Các khớp có dấu hiệu đông cứng, mất cảm giác hoặc hoạt động khó khăn.
  • Tình trạng bệnh kéo dài có thể gây biến dạng khớp.
  • Xuất hiện cảm giác châm chích, tê cứng, gây khó chịu cho bệnh nhân.

Phương pháp y học hiện đại

Sự phát triển của nền y học hiện đại đã cho ra nhiều phương pháp chẩn đoán bệnh hiệu quả, cụ thể như:

  • Xét nghiệm máu, dịch quanh khớp.
  • Chụp X – quang, MRI, CT.
  • Siêu âm các khớp.

4. Phương pháp điều trị

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh. Việc bổ sung các dưỡng chất có lợi cho xương khớp như: vitamin D, vitamin K, Omega 3, canxi,… góp phần ức chế và làm lành nhanh các ổ viêm nhiễm. Bên cạnh đó, chúng còn giúp ổn định cấu trúc xương khớp, tăng cường sức đề kháng, chống lại bệnh tật và hạn chế quá trình lão hóa.

Tập luyện thể thao và làm việc

Người bệnh nên hạn chế làm việc sử dụng nhiều sức hay tạo áp lực lên khớp tay để tránh làm mất ổn định cấu trúc, gây chèn ép các dây thần kinh, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm trầm trọng hơn. Nếu không sớm điều trị và duy trì trạng thái làm việc quá sức, thoái hóa khớp tay có thể không điều trị dứt điểm dẫn đến khó khăn trong các sinh hoạt thường ngày hay làm việc.

Điều trị bằng thuốc

Hiện nay, trên thị trường đã và đang xuất hiện nhiều dạng thuốc có tác dụng điều trị và hỗ trợ điều trị bệnh, gồm các nhóm chính sau: thuốc Đông y, Tây y, thuốc Nam và các dạng viên uống đặc trị. Mỗi loại thuốc đều có những ưu nhược điểm khác nhau, tuy nhiên có tác dụng chung là làm dịu các cơn đau và phục hồi khớp bị tổn thương. Tùy theo mức độ thoái hóa khớp tay mà các bác sĩ chuyên ngành sẽ tư vấn lựa chọn, kê đơn thuốc sao cho phù hợp.

Trong các dạng thuốc trên, một số nhóm thuốc có tác dụng phụ như gây rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày, không có tác dụng điều trị dứt điểm,… Do đó, nên tham khảo ý kiến bác sĩ, nhà sản xuất, tuyệt đối không lạm dụng thuốc để tránh hậu quả không mong muốn.

Hiện nay, nhóm thuốc đặc trị đang được nhiều người ưu ái tin dùng. Thuốc được điều chế có tác dụng giảm đau, ổn định lại cấu trúc xương và tăng cường chất dinh dưỡng, hỗ trợ đề kháng, làm chậm quá trình lão hóa ở các khớp và đặc biệt không xảy ra tác dụng phụ ngoài ý muốn. Thuốc có thể uống như một thực phẩm chức năng sau điều trị, để tránh tái diễn tình trạng bệnh.

Phẫu thuật

Khi việc sử dụng thuốc hay các tác động bên ngoài không thể làm lành các tổn thương, bác sĩ chuyên ngành sẽ sử dụng phương pháp phẫu thuật để điều trị. Đây là quá trình tác động trực tiếp lên vị trí thoái hóa nhằm bổ sung dưỡng chất, làm lành sự viêm nhiễm, ổn định cấu trúc ban đầu. Trong một số trường hợp, nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng, có thể loại bỏ các khớp xương, mô sụn không còn khả năng phục hồi.

Việc phát hiện bệnh ở giai đoạn đoạn áp dụng phương pháp phẫu thuật sẽ dễ để lại nhiều biến chứng không mong muốn, chi phí phẫu thuật cao và khó điều trị dứt điểm. Phẫu thuật có thể để lại sẹo ở tay, gây mất thẩm mỹ. Do đó, nếu cơ thể có dấu hiệu bất thường, nên sớm thăm khám và sớm điều trị để ổn định sức khỏe, hạn chế tối đa biến chứng không mong muốn.

Phương thuốc Đông y trong điều trị bệnh
Phương thuốc Đông y trong điều trị bệnh

5. Biện pháp phòng tránh

Chế độ dinh dưỡng

Bổ sung dưỡng chất có lợi cho xương khớp trong khẩu phần ăn hàng ngày. Tuy nhiên, không nên lạm dụng thực phẩm trong thời gian dài để tránh tình trạng lắng đọng và thiếu chất dinh dưỡng. Việc bổ sung theo con đường ăn uống cần phải cân bằng theo tỷ lệ khoa học. Cân đối thực phẩm hàng ngày giúp hệ xương khớp nói riêng và cơ thể nói chung có một sức khỏe ổn định, hạn chế bệnh tật.

Một số loại thực phẩm có lợi cho xương khớp như:

  • Nhóm rau có màu xanh đậm, các loại củ quả.
  • Protein thực vật, omega trong cá biển.
  • Các loại trái cây giàu vitamin C như: cam, bưởi,…
  • Các loại sữa, dầu ăn từ thực vật.

Chế độ làm việc

  • Hạn chế sử dụng lực từ khớp tay khi đang điều trị.
  • Tập các cử động nhẹ nhàng, linh hoạt để tránh tình trạng tê cứng.
  • Thường xuyên xoa bóp các khớp.
  • Hạn chế các tổn thương, tác động mạnh.
Nhóm thực phẩm giàu rau xanh tốt cho xương khớp
Nhóm thực phẩm giàu rau xanh tốt cho xương khớp

Thoái hóa khớp tay sẽ không còn là nỗi lo lắng nếu chúng ta có lối sống khoa học trong chế độ ăn uống, sinh hoạt và làm việc. Bài viết hy vọng sẽ đem lại những kiến thức bổ ích để phòng tránh và điều trị dứt điểm bệnh thoái hóa khớp tay. Trong trường hợp các cơn đau kéo dài, nên thăm khám bác sĩ để kịp thời chẩn đoán và điều trị.

Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7