Thoát vị đĩa đệm đau như thế nào và cách giảm đau cho người bệnh?
Những cơn đau tại khu vực lưng có thể do nhiều nguyên nhân. Trong đó, có nguyên nhân do thoát vị đĩa đệm. Thế nhưng, do chủ quan nên nhiều người không nghĩ đến khả năng mình mắc căn bệnh này, mà chỉ nghĩ là do một vài yếu tố thông thường khác. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn biết được thoát vị đĩa đệm đau như thế nào để nhận diện bệnh. Đồng thời, chia sẻ một số cách giảm đau khi mắc bệnh hiệu quả, nhanh chóng.
Nội dung bài viết
Tìm hiểu một số thông tin về thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh hiện đang có tỉ lệ người mắc ngày một tăng. Bệnh xuất hiện khi đĩa đệm với nhiệm vụ là hạn chế tối đa việc các đốt xương va chạm vào nhau trong quá trình con người vận động bị lệch với vị trí ban đầu. Hiện tượng này khiến cho nhân nhầy của đĩa đệm tràn ra ngoài, đè lên các dây thần kinh và khiến người bệnh bị các cơn đau nhức.
Thoát vị đĩa đệm đau như thế nào?
Vậy thoát vị đĩa đệm đau như thế nào? Dấu hiệu nào của bệnh cho thấy người bị đau cần phải đi thăm khám y tế ngay để kịp thời phát hiện ra bệnh và chữa trị?
Theo các chuyên gia cho biết, biểu hiện của các cơn đau sẽ tùy thuộc vào vị trí đĩa đệm bị tổn thương cũng như giai đoạn bệnh mà bệnh nhân mắc phải. Thường thì người bệnh sẽ bị thoát vị ở một vị trí đĩa đệm cụ thể. Trong trường hợp nặng thì mới bị trên hai vị trí trở nên. Tuy nhiên trên thực tế, dù bị thoát vị ở vị trí đĩa đệm nào thì bệnh nhân cũng sẽ có triệu chứng đau là khá giống nhau. Cụ thể như sau:
Vị trí đau khi bị thoát vị đĩa đệm
Người bệnh cảm giác đau tại khu vực cột sống lưng, cột sống cổ hoặc tại vị trí rễ thần kinh. Chúng khiến cho người bệnh rất khó chịu. Cuộc sống sinh hoạt hàng ngày với các hoạt động thường xuyên cho công việc, vận động, đi lại bị ảnh hưởng không nhỏ.
Mô tả cơn đau do thoát vị đĩa đệm
Các cơn đau do thoát vị đĩa đệm gây cho người bệnh thường có nhiều hình thái khác nhau ở mỗi bệnh nhân. Một số những mô tả về các cơn đau mà chính những người bệnh diễn tả lại bao gồm:
- Đau từng cơn: Khi người bệnh bị đau từng cơn, có nghĩa là các cơn đau sẽ kéo đến từng đợt, từng đợt. Lúc bị đau, lúc không bị đau. Chúng xuất hiện trong vòng từ 1 tuần đến 2 tuần, ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt thường nhật của người bệnh.
- Đau âm ỉ: Có lúc người bệnh lại bị tình trạng đau kéo dài âm ỉ. Tình trạng đau này được mô tả giống như bị kiến cắn, bị kim châm vào vùng bị đau. Người bệnh phải liên tục xoa nắn, tác động vào để giảm cảm giác khó chịu.
- Đau dữ dội: Trong trường hợp nặng, người mắc còn bị những cơn đau dữ dội, quằn quại. Ở chỗ bị bệnh, còn cảm thấy tê buốt cực kỳ khó chịu. Khi bị đau ở giai đoạn này cũng đồng nghĩa với việc, rất có thể tình trạng thoát vị đĩa đệm của người bệnh đã tiến triển đến mức độ nặng.
Tần suất các cơn đau
Những cơn đau do thoát vị đĩa đệm sẽ bị nặng hơn trong trường hợp người bệnh thực hiện những động tác sau:
- Cúi gập người xuống hoặc ưỡn lưng.
- Cúi đầu, nghiêng cổ, ngước nhìn lên trên.
- Ho hoặc hắt hơi.
- Bê vác vật hơi nặng một chút.
- Khi nằm nghiêng.
- Tự cong người khi thức dậy mà không dùng lực ở tay đẩy thân người lên.
- Xoay người một cách đột ngột.
Những cơn đau khi đó thường sẽ tác động đến nhiều bộ phận khác trên cơ thể. Ví dụ như kéo xuống hông, đùi, đầu gối… Hoặc lan sang hai vai, hai tay…
Các cơn đau dù ở thể nào thì cũng có tần suất kéo dài. Người bệnh không nên chủ quan nếu như bị đau liên tục từ 1 đến 2 tuần trở lên mà cần đi thăm khám chuyên khoa sớm để kịp thời phát hiện ra bệnh.
Cách giảm đau hiệu quả cho người bệnh
Khi đã biết thoát vị đĩa đệm đau như thế nào thì chúng ta nên tìm hiểu về những cách giảm đau hiệu quả. Theo đó, các chuyên gia sẽ chỉ định một số biện pháp điều trị thích hợp với từng thể trạng và giai đoạn mắc bệnh của bệnh nhân. Một số những cách giảm đau thường được áp dụng bao gồm:
- Tiến hành trị liệu thần kinh: Biện pháp này sẽ được thực hiện bởi những bác sĩ chuyên khoa thần kinh có kinh nghiệm. Họ sẽ dùng lực tay để nắn chỉnh và đưa đĩa đệm bị lệch về vị trí ban đầu của nó. Nhờ vậy, sẽ làm giảm các cơn đau do hiện tượng đĩa đệm chèn lên các dây thần kinh gây ra.
- Thực hiện vật lý trị liệu: Biện pháp vật lý trị liệu sẽ sử dụng các máy móc hiện đại để điều chỉnh các đốt sống và đĩa đệm. Đẩy chúng về đúng vị trí, giúp đĩa đệm được giảm áp lực và phục hồi.
- Massage và châm cứu: Biện pháp massage và châm cứu giúp giảm đau nhanh chóng cho người bệnh. Các chuyên gia sẽ thực hiện những bài massage phù hợp, tác động lên vùng bị đau. Vừa giúp giảm thiểu các cơn đau, vừa hỗ trợ đẩy các đốt sống về đúng vị trí. Còn châm cứu sẽ tác động trực tiếp lên các huyệt đạo xung quanh vùng bị đau, giúp người bệnh thoải mái hơn. Đồng thời, thúc đẩy khí huyết, tuần hoàn được lưu thông, góp phần giảm đau hữu hiệu.
- Dùng các loại thuốc Tây y: Một số những loại thuốc có tác dụng giảm đau, kháng viêm và các thuốc có tác dụng liên quan sẽ được sử dụng. Chúng sẽ được chỉ định cụ thể về đơn thuốc và cách dùng cho mỗi bệnh nhân.
- Thực hiện phẫu thuật: Khi bệnh nhân bị đĩa đệm thoát vị chèn lên các dây thần kinh đặc biệt và gây ra các triệu chứng nghiêm trọng thì việc phẫu thuật là cần thiết. Các bác sĩ sẽ tiến hành mổ và loại bỏ phần đĩa đệm bị nhô ra hoặc toàn bộ đĩa đệm nếu cần thiết. Như vậy, không chỉ giúp giảm đau mà còn hạn chế được các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra cho người bệnh.
Làm thế nào để phòng ngừa các cơn đau do thoát vị đĩa đệm
Những trải nghiệm thực tế của các bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm đã chứng minh rằng, những cơn đau do bệnh này rất khó chịu. Vì vậy, việc phòng ngừa để tránh mắc bệnh và bị các cơn đau từ nguyên nhân thoát vị đĩa đệm hành hạ là rất cần thiết.
Một số những cách để phòng tránh bệnh bao gồm:
- Có những tư thế ngồi học tập, làm việc đúng. Giảm thiểu tối đa áp lực cho đĩa đệm. Khi cảm thấy cơ thể có một số biểu hiện đau mỏi thì nên nghỉ ngơi và tiến hành xoa bóp, thư giãn, chườm nóng tại vị trí đau.
- Không thực hiện khiêng vác những vật nặng vượt quá khả năng trọng tải của cơ thể.
- Trong trường hợp nhất định phải làm các công việc nặng thì nên có phương pháp phù hợp để giảm thiểu tối đa lực tác động tới đĩa đệm và cột sống.
- Hạn chế vận động mạnh một cách đột ngột.
- Chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng vào buổi sáng.
- Điều chỉnh hợp lý giữa lao động và nghỉ ngơi. Tạo điều kiện cho đĩa đệm được thư giãn và phục hồi.
- Thường xuyên bổ sung thêm nhiều thực phẩm tốt cho hệ xương khớp.
- Hạn chế tối đa việc sử dụng các chất có hại cho sức khỏe như rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích khác…
Trên đây là một số những thông tin xoay quanh vấn đề thoát vị đĩa đệm đau như thế nào cũng như cách giảm đau phổ biến mà các chuyên gia thường sử dụng. Tuy nhiên, tốt nhất nên đi khám ngay khi cơ thể bị những cơn đau bất thường tấn công, để bác sĩ tìm ra nguyên nhân và khắc phục kịp thời, hiệu quả cao.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt