Tổng hợp các thực phẩm giàu Purin không tốt cho người bệnh Gout
Người bị bệnh Gout nên hạn chế các thực phẩm giàu Purin nếu không muốn tình trạng nghiêm trọng hơn. Vậy Purin là gì? Có nhiều trong thực phẩm nào? Các bạn hãy cùng khám phá nội dung của những vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
1. Purin là chất gì?
Purin là hợp chất hữu cơ dị vòng, có khả năng tan trong nước và là hợp chất hữu cơ hóa học. Công thức của Purin là C5H4N4. Purin có trong hầu hết các thực phẩm mà chúng ta sử dụng hàng ngày. Thế nhưng, hàm lượng Purin nhiều hay thấp khác nhau ở mỗi nhóm thực phẩm.
Purin trong các thực phẩm ăn hàng ngày có cấu trúc tinh thể và không màu. Khi được dung nạp vào cơ thể và trong quá trình tiêu hóa, Purin sẽ được phân hủy thành axit uric.
2. Tại sao thực phẩm giàu Purin không tốt cho người bệnh Gout?
Purin rất cần thiết cho quá trình tổng hợp ADN và ARN. Thế nhưng, lượng Purin quá cao không tốt cho sức khỏe người bình thường nói chung, nhất là người bệnh gout. Lý do là vì lượng Purin sẽ được chuyển hóa tại gan khi đưa vào cơ thể và tạo thành axit uric. Loại axit này được tiết ra trong máu và thận sẽ làm nhiệm vụ lọc, sau đó bài tiết qua nước tiểu.
Thế nhưng, nếu cơ thể dung nạp lượng Purin quá lớn sẽ khiến lượng axit uric trong cơ thể tăng cao. Lượng axit này tích tụ trong máu, không được đào thải ra bên ngoài sẽ lắng đọng thành các tinh thể muối urat. Lượng muối này là nguyên nhân gây sỏi thận hoặc gây ra bệnh Gout khi chúng bám vào các khớp dẫn đến viêm khớp. Do đó, ngay cả những người khỏe mạnh cũng không nên dung nạp quá nhiều thực phẩm giàu Purin. Đặc biệt, người bệnh Gout thì càng phải hạn chế các thực phẩm chứa lượng Purin dồi dào.
3. Phân loại các nhóm thực phẩm dựa trên hàm lượng Purin
Có rất nhiều thực phẩm chứa Purin và người ta phân thành 3 nhóm để mọi người cân nhắc, sử dụng những thực phẩm phù hợp. Cụ thể như sau:
Nhóm 1: Thực phẩm có hàm lượng Purin cao
Đây là nhóm thực phẩm có hàm lượng Purin cao, dao động từ 150 – 1.000mg Purin/100g thực phẩm. Vì thế, những người mắc Gout không nên sử dụng các thực phẩm này. Còn người bình thường có sức khỏe tốt thì nên hạn chế nhóm thực phẩm này và chỉ sử dụng với một lượng vừa phải.
Dưới đây là những thực phẩm nằm trong nhóm có hàm lượng Purin cao:
- Thịt động vật: Chim cút, gà lôi, thịt thú rừng, nội tạng động vật,…
- Các sản phẩm thịt lên men: Nem chua, tôm chua, thịt chua…
- Một số loại cá: Cá trích, cá cơm, cá mòi…
- Các loại hải sản: Tôm hùm, sò điệp…
- Một số loại trứng cá: Trứng cá tuyết, trứng cá muối…
Nhóm 2: Nhóm thực phẩm hàm lượng Purin trung bình
Những thực phẩm có chứa 50 – 150mg Purin/100g thực phẩm được xếp vào nhóm có hàm lượng Purin trung bình. Với nhóm này, người bệnh Gout cũng nên hạn chế sử dụng. Và nếu có sử dụng cũng chỉ dùng với lượng rất ít.
Dưới đây là nhóm thực phẩm chứa hàm lượng Purin trung bình để các bạn tham khảo:
- Các loại thịt gia cầm: Thịt gà, thịt ngan, thịt vịt, thịt ngỗng, gà tây…
- Các loại thịt đỏ: Thịt bò, thịt lợn, thịt cừu… Các chế phẩm từ thịt như lạp xưởng, xúc xích…
- Thủy hải sản: Tôm, cua, cá, hàu, vẹm,…
- Ngũ cốc nguyên hạt: Bột yến mạch, gạo lức…
- Các loại hạt, đậu: Đậu Hà Lan, đậu phụ, đậu xanh, đậu tương, đậu phộng, hạt điều, bột đậu nành…
- Một số loại rau xanh: Bông cải, rau bina, nấm, măng tây, bơ, cải xoăn…
Nhóm thứ 3: Nhóm thực phẩm ít Purin
Với những người bệnh Gout thì đây là nhóm thực phẩm phù hợp để bổ sung Purin cho cơ thể. Hàm lượng Purin trong 100g thực phẩm chỉ từ 0 – 50mg. Dưới đây là những thực phẩm ít Purin các bạn có thể tham khảo:
- Trái cây, rau xanh: Ngoài một số loại trái cây và rau xanh nằm trong nhóm 2 thì các loại còn lại đều thuộc nhóm ít Purin.
- Sữa và các sản phẩm từ sữa: sữa chua, sữa tươi, phô mai…
- Một số đồ uống có chứa caffeine như trà, nước giải khát, cà phê…
- Một số sản phẩm như dầu ăn, mỡ lợn, bơ…
Căn cứ vào nhóm thực phẩm giàu Purin được phân chia trên đây, các bạn hãy chú ý bổ sung vào thực đơn các thực phẩm phù hợp. Người khỏe mạnh nên ưu tiên nhóm 2 và nhóm 3. Còn người bệnh Gout nên lựa chọn nhóm 3 để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh.
4. Một số nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh Gout
Ngoài việc cần tránh sử dụng các thực phẩm giàu Purin thì chế độ ăn uống khoa học rất có lợi để cải thiện triệu chứng của bệnh Gout. Đồng thời, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả. Do đó, người bệnh Gout nên tuân thủ một vài nguyên tắc trong chế độ dinh dưỡng dưới đây nếu muốn cải thiện sức khỏe:
- Sử dụng vừa phải hàm lượng chất đạm (protein): Bởi các thực phẩm chứa nhiều protein sẽ có hàm lượng purin cao. Vì thế, người bệnh chỉ nên cân nhắc để bổ sung vào cơ thể mỗi ngày hàm lượng protein là 10%.
- Chất béo trong mỗi bữa ăn chỉ chiếm khoảng 20%. Nên hạn chế những sản phẩm sữa ít chất béo, da động vật và các chất béo khác.
- Những loại gia vị cay nóng như ớt, tiêu, sa tế… cũng không tốt cho người bệnh Gout. Vì thế, trong thực đơn hàng ngày nên hạn chế những loại gia vị này.
- Duy trì chế độ ăn uống với đầy đủ các bữa/ngày. Tuyệt đối không được bỏ bữa và đảm bảo bữa ăn đủ 4 nhóm chất thiết yếu.
- Nên uống nhiều nước và tăng cường sử dụng loại nước có tính kiềm sẽ giúp việc đào thải axit uric ra khỏi cơ thể được tốt hơn.
- Những thực phẩm lên men, hoa quả chua, giá đỗ hay măng chua không nên sử dụng.
- Người bị bệnh Gout nên hạn chế sử dụng nước luộc thịt, nước hầm xương.
- Những đồ uống gây hại cần tránh sử dụng là rượu bia, cà phê, nước ngọt có ga, chè…
Kết luận
Nội dung trên đã lý giải ảnh hưởng của Purin đối với người bệnh Gout. Để hỗ trợ điều trị bệnh, người bệnh Gout cần tránh các thực phẩm chứa lượng Purin cao, kết hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học hợp lý. Tăng cường luyện tập thể thao mỗi ngày và sinh hoạt điều độ để gia tăng hiệu quả chữa bệnh.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt