Tư vấn về bệnh thoát vị đĩa đệm và cách điều trị
Thoát vị đĩa đệm là loại bệnh xương khớp khá phổ biến hiện nay ở những người trung niên, người thừa cân, ngồi nhiều hay phải lao động nặng. Khi mắc, người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn trong vận động, sinh hoạt. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu về bệnh thoát vị đĩa đệm và cách điều trị hiệu quả.
Nội dung bài viết
1. Hiểu thế nào về bệnh thoát vị đĩa đệm?
Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng các chất nhầy bên trong bao xơ bị thoát ra ngoài bao xơ của đĩa đệm theo các vết nứt lách ở vòng sợi.
Đĩa đệm là bộ phận nằm giữa các đốt xương và nó có thể co giãn làm cho các đốt xương hoạt động mà không bị cọ xát vào nhau. Chất nhầy được ví như dầu bôi trơn, nên khi bị thoát ra khỏi bao xơ sẽ khiến đĩa đệm bị khô, ảnh hưởng đến các cử động. Ngoài ra, nó còn gây chèn ép các rễ thần kinh hoặc ống xương, gây cảm giác đau đớn.
2. Nguyên nhân nào gây thoát vị đĩa đệm
Dưới đây là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến căn bệnh này:
- Quá trình lão hóa của cơ thể làm xương khớp yếu đi.
- Do cách sinh hoạt hằng ngày như: nằm, ngồi nhiều, đi lại thực hiện sai tư thế.
- Các chấn thương bên ngoài tác động làm lệch, rách đĩa đệm.
- Người thừa cân, béo phì: trọng lượng lớn đè nén từ đốt sống lên đĩa đệm cao hơn mức bình thường gây tổn thương và làm lệch đĩa đệm.
- Công việc lao động nặng nhọc.
- Ở người già chủ yếu do thoái hóa đĩa đệm gây xơ đĩa đệm, hình thành gai xương.
- Ngoài ra chế độ sinh hoạt, bẩm sinh, di truyền, gai cột sống, thoái hóa cột sống,… cũng là một trong những nguyên nhân điển hình gây ra bệnh.
3. Triệu chứng thường gặp
Trước khi tìm hiểu về bệnh thoát vị đĩa đệm và cách điều trị, chúng ta cần biết các biểu hiện, triệu chứng thường gặp của người mắc để kịp thời có phương án xử lý.
Bệnh thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở cột sống lưng, thắt lưng, cổ,… ở một hoặc thậm chí là một vài đĩa đệm cùng lúc. Những triệu chứng mà người bệnh gặp phải khi mắc căn bệnh này như sau:
- Cảm giác đau đớn ở vùng thắt lưng, vùng sau gáy, vai tùy thuộc vào vị trí người bệnh bị thoát vị đĩa đệm ở cột sống lưng hay cổ.
- Ở cổ có 2 vị trí C5, C6 và C6, C7 dễ bị lọt ra phía sau gây chèn ép dây thần kinh hai bên làm người bệnh đau từ cổ, lan xuống vai, cánh tay, bàn tay và có thể có cảm giác tê, đau nửa đầu, hoa mắt, chóng mặt.
- Thoát vị đĩa đệm ở cột sống thắt lưng, chèn ép các dây thần kinh sẽ gây đau lan ra vùng mông, đùi, bắp chân.
Nếu không được phát hiện kịp thời, bệnh có thể chuyển nặng và gây những biến chứng nguy hiểm như: thiếu máu não dẫn đến liệt nửa người.
4. Phòng ngừa và điều trị
Một đĩa đệm khi đã bị thoái hóa thì khó có thể chữa khỏi hẳn như lúc ban đầu. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu, nếu được phát hiện sớm thì có thể chữa khỏi đến 90%. Đối với các trường hợp thoát vị đĩa đệm mãn tính cần phải nhờ đến các phương pháp điều trị như phẫu thuật. Vậy bệnh thoát vị đĩa đệm và cách điều trị như thế nào hiệu quả?
- Bệnh nhân cần nghỉ ngơi, có chế độ ăn uống hợp lý giàu protein, cung cấp đầy đủ canxi, tăng cường chất xơ cho cơ thể.
- Những người làm công việc phải ngồi nhiều một chỗ nên ngồi đúng tư thế, dành thời gian đứng dậy vận động nhẹ nhàng để cơ thể được thư giãn. Khi khiêng vác những vật nặng cần chú ý tư thế.
- Thường xuyên tập luyện bài tập nhẹ nhàng, giúp giảm đau, hỗ trợ xương khớp, cột sống khỏe mạnh và dẻo dai.
- Có thể áp dụng cách điều trị như châm cứu, bấm huyệt, kéo dãn cột sống.
- Người bệnh cũng có thể phối hợp với những nhóm thuốc giãn cơ, vitamin nhóm B để tác động tốt vào những bao dây thần kinh, giúp giảm triệu chứng đau do thoát vị đĩa đệm
- Sử dụng các bài thuốc dân gian để chữa bệnh như: ngải cứu, lá lốt, tía tô, đu đủ,… Đây đều là các bài thuốc có công dụng rất tốt trong chữa bệnh và rất dễ kiếm. Nếu biết cách sử dụng và kết hợp chúng với nhau thì mang lại hiệu cao, an toàn trong điều trị.
Với trường hợp mắc bệnh mãn tính
Ngoài ra, trường hợp bệnh mãn tính gây đau nhiều cho người bệnh thì sẽ áp dụng những phương pháp điều trị tiên tiến hơn để chữa bệnh như:
- Sử dụng biện pháp tiêm ngoài màng cứng, tiêm thuốc corticosteroid sát dây thần kinh cột sống hoặc tiến hành tiêm trực tiếp vào trong ống tủy sống. Kỹ thuật tiêm ngoài màng cứng cần được thực hiện ở các bệnh viện chuyên khoa.
- Biện pháp phẫu thuật điều trị bệnh bằng Laze, nội soi.
- Thay đĩa đệm nhân tạo. Đây là một kỹ thuật tiên tiến, đĩa đệm nhân tạo thường được làm nhựa hoặc kim loại hay kết hợp cả hai. Tuy nhiên, kỹ thuật này khá tốn kém và khả năng chịu lực của đĩa đệm nhân tạo sẽ kém hơn so với đĩa đệm thường nên bệnh nhân cần lưu ý khi vận động.
Bệnh thoát vị đĩa đệm là loại bệnh xương khớp để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Khi có những dấu hiệu nghi ngờ hay triệu chứng, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn, chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm và cách điều trị kịp thời. Ngoài ra, phòng bệnh tốt hơn nhiều so với chữa bệnh nên bạn cần tập những thói quen dù là nhỏ nhặt trong cuộc sống hằng ngày để bảo vệ tốt sức khỏe cho bản thân. Hãy xây dựng một lối sống lành mạnh, thói quen tốt để phòng chống và điều trị bệnh hiệu quả nhất. Và đừng quên chia sẻ những hiểu biết của bạn đến gia đình, người thân và bạn bè nhé.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt