Viêm khớp háng là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị
Viêm khớp háng là căn bệnh khiến cho người mắc gặp phải những cơn đau nhức khó chịu tại vùng háng. Bệnh thường tiến triển âm thầm và làm cho việc đi lại của bệnh nhân trở nên khó khăn. Tuy không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng về lâu dài, nếu không được điều trị thích hợp thì bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Nội dung bài viết
1. Định nghĩa về viêm khớp háng
Viêm khớp háng là căn bệnh ở vùng khớp háng, các lớp sụn tại đây gặp phải một số vấn đề thoái hóa như bị mòn hoặc bị vỡ đi.
Hoạt động của các lớp sụn tại háng không được trơn tru, việc cọ xát khi vận động khiến cho vùng sụn khớp tại đây bị sưng viêm. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến các cơn đau và khiến sức khỏe, cuộc sống người bệnh bị ảnh hưởng.
2. Những biểu hiện của viêm khớp háng
Bệnh nhân mắc bệnh ở các giai đoạn khác nhau sẽ có những biểu hiện khác nhau. Cụ thể:
2.1. Ở giai đoạn đầu
Những người bị bệnh ở giai đoạn đầu sẽ có một số các triệu chứng như:
- Vùng bẹn bị đau nhức và có thể lan đến vùng mông, đùi.
- Việc đi lại, vận động, xoay chân không thuận lợi.
- Chân khó duỗi thẳng và hay bị tê nhức, đau mỏi.
Với bất cứ những biểu hiện nào ở trên, người bệnh nên sớm đi thăm khám y tế. Tránh việc để lâu, không điều trị kịp thời sẽ khiến cho bệnh chuyển biến nặng hơn.
2.2. Giai đoạn biểu hiện
Giai đoạn biểu hiện là giai đoạn bệnh đã biến chuyển nặng hơn. Người bị viêm khớp háng sẽ xuất hiện những cơn đau nhói khi thực hiện các hoạt động như:
- Cúi gập người.
- Xoay người.
- Dạng rộng háng.
Nếu được nghỉ ngơi thì những cơn đau này sẽ dần biến mất. Tuy nhiên, chúng sẽ lại tiếp tục xuất hiện nếu như người bệnh lặp lại những hành động trên. Đồng thời, tần suất và mức độ của các cơn đau cũng sẽ tăng lên một cách rõ rệt. Đặc biệt, là vào những thời điểm như thức dậy vào buổi sáng, lúc chiều muộn hoặc khi thời tiết thay đổi.
2.3. Giai đoạn nặng
Nếu như người bệnh không có hướng xử lý bằng việc áp dụng các biện pháp điều trị thích hợp thì bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn nặng một cách nhanh chóng. Ở giai đoạn này, các cơn đau sẽ xuất hiện liên tục và nghiêm trọng.
Tại vị trí khớp háng sẽ xuất hiện những chỏm xương bị biến dạng, gai xương. Nó khiến cho việc đi lại của bệnh nhân trở nên khó khăn, thậm chí nhiều người bệnh không thể gượng đi lại được. Bên cạnh đó, một số các thao tác như gập người, xoay người, dạng háng sẽ không thể thực hiện.
3. Nguyên nhân dẫn viêm khớp háng
Các chuyên gia cho biết viêm khớp háng đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, một số nguyên nhân phổ biến bao gồm:
- Do tính chất nghề nghiệp: Những người làm việc trong những lĩnh vực lao động nặng, thường xuyên phải mang vác các đồ vật quá tải với sức chịu đựng của cơ thể có nguy cơ mắc bệnh cao. Lý do là việc phải chịu lực quá lớn trong thời gian dài khiến cho các mô sụn tại khớp háng bị tổn thương. Tình trạng lão hóa sẽ sớm xảy ra và dẫn đến bệnh viêm khớp háng cùng nhiều bệnh khác liên quan.
- Do chấn thương: Việc gặp phải các chấn thương tới vùng khớp háng như ngã, tai nạn… sẽ khiến khớp háng bị tổn thương hoặc vi khuẩn tấn công. Nó dẫn đến tình trạng viêm nhiễm và sưng đau.
- Quá trình thể dục thể thao quá độ: Thể dục thể thao quá độ với những bài tập quá sức cũng khiến cho sụn khớp háng dễ bị thoái hóa. Vì vậy những vận động viên thể dục thể thao có cường độ luyện tập quá cao cũng dễ gia tăng làm khớp háng bị viêm.
- Vấn đề tuổi tác: Khi lớn tuổi, hệ xương khớp sẽ ngày một suy thoái đi. Việc khớp háng bị thoái hóa và viêm nhiễm theo thời gian là điều dễ hiểu.
- Các bệnh lý về xương khớp: Việc bị mắc những bệnh lý về xương khớp như viêm khớp dạng thấp, thoát vị ở bẹn hoặc mắc bệnh tiểu đường cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm khớp háng.
- Yếu tố di truyền: Tuy yếu tố di truyền chỉ là một nguyên nhân nhỏ dẫn đến khớp háng bị viêm nhưng cũng cũng không loại trừ nó. Nếu bố mẹ bị bệnh thì khi con cái sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn các đối tượng khác.
4. Điều trị viêm khớp háng như thế nào
Khi được thăm khám y tế kịp thời, các chuyên gia sẽ dựa vào thực trạng bệnh và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp. Những cơn đau sẽ được đẩy lùi một cách tích cực. Một số các biện pháp thông dụng trong điều trị viêm khớp háng bao gồm:
4.1. Sử dụng thuốc Tây y
Những bệnh nhân mắc bệnh trong giai đoạn biểu hiện sẽ được chỉ định sử dụng thuốc Tây y để điều trị. Một số những loại thuốc thường được kê bao gồm:
- Thuốc giảm đau.
- Thuốc kháng viêm.
- Thuốc tăng tiết dịch bôi trơn
Đại đa số các thuốc này đều là thuốc dạng viên nén. Thuốc có tác dụng người bệnh giảm đau hiệu quả, vừa dễ dàng trong quá trình sử dụng.
Tuy những loại thuốc kể trên đều được bán nhiều tại các hiệu thuốc nhưng người bệnh không nên tự ý mua về dùng. Mọi vấn đề liên quan đến thuốc điều trị cần tuân theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Như vậy, sẽ hạn chế gặp phải các dụng phụ do thuốc gây ra.
4.2. Sử dụng thuốc Đông y
Trong Đông y có khá nhiều bài thuốc hiệu quả cho việc điều trị bệnh viêm khớp háng. Về cơ bản thì những thành phần của các bài thuốc này là các thảo dược thiên nhiên lành tính, tốt cho sức khỏe. Có thể kể đến như: đỗ trọng, ngưu tất, thạch cao, tơ hồng xanh, xuyên quy, phòng phong, cổ tích, độc hoạt, chỉ mẫu… Tác dụng chính của thuốc Đông y là giúp người bệnh lưu thông khí huyết, cải thiện tình trạng viêm nhiễm và các cơn đau.
Khi lựa chọn bài thuốc đông y, người bệnh cần được trực tiếp các lương y giỏi chuyên môn thăm khám, bốc thuốc. Đồng thời nên kết hợp dùng thuốc với ăn uống khoa học, thực hiện các bài vận động nhẹ nhàng tốt cho khớp háng. Như vậy, bệnh trạng mới mau được cải thiện và khỏi dứt điểm.
4.3. Tiến hành phẫu thuật
Nếu như bệnh diễn biến nặng và có nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm do tình trạng viêm nhiễm gây ra, thì bắt buộc phải phẫu thuật. Việc phẫu thuật sẽ can thiệp trực tiếp vào vị trí bị viêm nhiễm và tác động lên đó, khiến ổ viêm nhiễm được hạn chế.
Trong trường hợp cần thiết, bệnh nhân có thể sẽ phải tiến hành phẫu thuật thay khớp háng.
5. Những lưu ý trong điều trị bệnh
Dù áp dụng bất cứ biện pháp điều trị nào thì trong quá trình đó, bệnh nhân cũng cần phải chú ý một số vấn đề sau:
- Sử dụng thuốc theo đúng liều lượng và loại thuốc mà bác sĩ kê đơn. Không tự ý dừng thuốc, thay đổi loại thuốc hay liều lượng và quy cách sử dụng thuốc nếu không được sự đồng ý của bác sĩ điều trị.
- Có chế độ ăn uống phù hợp, tốt cho sự phục hồi của vùng xương khớp đang bị viêm nhiễm. Không sử dụng các loại chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê,… trong quá trình điều trị bệnh.
- Sử dụng thêm một số loại thuốc bổ trợ để làm tăng hiệu quả chữa bệnh. Tuy nhiên, vẫn cần phải tham khảo ý kiến của các chuyên gia trước khi sử dụng.
- Vận động, làm việc nhẹ nhàng. Tránh tối đa việc tác động thêm lực lên vùng khớp háng đang bị tổn thương.
Bài viết trên đây vừa chia sẻ một số thông tin liên quan đến căn bệnh viêm khớp háng. Mong rằng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong việc phát hiện bệnh, điều trị kịp thời và hiệu quả.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt