Nguyên nhân và cách phòng ngừa thoái hóa đĩa đệm cột sống thắt lưng
Thoái hóa đĩa đệm là một trong những bệnh lý rất thường gặp ở những người trưởng thành hiện nay. Trong đó, thoái hóa đĩa đệm cột sống thắt lưng là loại bệnh có tỷ lệ người mắc cao nhất. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được nguyên nhân gây ra căn bệnh này là gì để có được biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Đó là lý do mà hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin hữu ích trong bài viết sau đây nhằm giúp các bạn có thể hạn chế được nguy cơ mắc bệnh tối đa.
Nội dung bài viết
1. Sơ lược về bệnh thoái hóa đĩa đệm cột sống thắt lưng
Thoái hóa đĩa đệm cột sống thắt lưng là một dạng bệnh lý xương khớp thường gặp ở những người lớn tuổi. Đây là một căn bệnh có thể gây ra nhiều cảm giác đau đớn, khó chịu, biến dạng cột sống và khiến cho cơ thể của người bệnh bị hạn chế vận động hơn.
Cột sống lưng có vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ cơ thể và giúp cho chúng ta có thể thực hiện những tư thế nhưng uốn người, vặn mình… linh hoạt. Nhưng theo thời gian, tế bào sụn ở cột sống thắt lưng sẽ bị thoái hóa, giảm dần và mất hẳn. Điều này khiến cho phần sụn bị mất đi tính năng đàn hồi, khả năng chịu lực và làm các đĩa đệm bị tràn ra ngoài vỏ sụn, bị lệch khỏi vị trí bình thường là ở giữa các đốt xương sống. Điều này sẽ khiến cho bệnh nhân cảm thấy thường xuyên đau nhức, tê buốt, dữ dội nhất là khi vận động cơ thể.
Bệnh thoái hóa đĩa đệm cột sống thắt lưng nếu như không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì sẽ gây ra nhiều biến chứng cho người bệnh như: mệt mỏi, căng cơ, suy giảm chức năng tình dục, mất kiểm soát bàng quang… và thậm chí là bại liệt. Điều này sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến công việc, học tập, khả năng lao động và cuộc sống của chúng ta. Vậy nên để có thể phòng tránh được căn bệnh này thì các bạn cần phải nắm được những nguyên nhân và cách ngăn ngừa bệnh sau đây.
2. Nguyên nhân thoái hóa đĩa đệm cột sống lưng
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho cột sống thắt lưng bị tổn thương và gây ra căn bệnh này bao gồm:
- Tuổi tác: Theo thời gian, chức năng và cấu trúc cột sống của chúng ta sẽ dần bị suy yếu, hư hại nhiều như: các mô sụn bị mòn, đĩa đệm mất nước, bao xơ đĩa đệm dễ bị rác… và gây nên bệnh thoái hóa đĩa đệm cột sống thắt lưng.
- Di truyền: Với những ai có người thân trong gia đình bị mắc bệnh thoái hóa khớp, thì nguy cơ bị thoái hóa đĩa đệm cột sống thắt lưng của họ sẽ cao hơn những người khác.
- Dị tật bẩm sinh: Nếu những người bị dị dạng bẩm sinh về xương khớp sẽ có nguy cơ bị thoái hóa khớp, thoái hóa đĩa đệm cột sống thắt lưng cao hơn những người bình thường.
- Do bệnh lý: Nguy cơ mắc bệnh thoái hóa đĩa đệm cột sống thắt lưng ở những người có tiền sử mắc các bệnh lý về xương khớp như: viêm khớp, loãng xương… là tương đối cao.
- Dinh dưỡng không cân đối: Chế độ dinh dưỡng cũng là một yếu tố góp phần lớn vào việc bảo vệ và duy trì sức khỏe của xương. Nếu như bạn bổ sung những dưỡng chất không hợp lý đều có thể khiến cột sống thắt lưng dễ bị thoái hóa. Cụ thể là những món ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn, rượu, bia… đều là những thực phẩm không tốt cho xương khớp.
- Béo phì, thừa cân: Khi các bạn có chế độ ăn uống không hợp lý dẫn đến thừa cân, béo phì gây ra áp lực lớn cho cột sống lưng. Khiến nó phải chịu trọng lượng cơ thể quá mức trong thời gian dài thì nguy cơ thoái hóa đĩa đệm cột sống thắt lưng là điều khó tránh được.
- Vận động, làm việc sai tư thế: Nếu chúng ta thường xuyên phải ngồi làm việc sai tư thế như ngồi lệch, cong lưng, mang vác đồ vật quá nặng… sẽ tác động tiêu cực đến hệ xương khớp và làm tăng nguy cơ thoái hóa đốt sống thắt lưng rất sớm.
- Tai nạn, chấn thương: Trong quá trình làm việc, hoạt động, nếu như bạn gặp phải những chấn thương, té ngã làm cột sống thắt lưng bị tổn thương mà không được chữa trị dứt điểm sẽ là tiền đề cho bệnh thoái hóa đĩa đệm về sau.
3. Biện pháp phòng tránh bệnh thoái hóa đĩa đệm cột sống thắt lưng
Tuy rằng thoái hóa đĩa đệm cột sống thắt lưng là một căn bệnh rất dễ mắc phải. Nhưng điều đáng mừng là các bạn vẫn có thể phòng tránh được nếu thực hiện tốt những biện pháp sau đây:
3.1. Thực hiện chế độ ăn uống khoa học ngăn ngừa thoái hóa đĩa đệm cột sống thắt lưng
Một trong những biện pháp giúp phòng tránh thoái hóa đĩa đệm cột sống thắt lưng tốt nhất chính là thực hiện một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý như sau:
- Các bạn nên duy trì chế độ ăn với nhiều loại rau xanh, trái cây tươi có nhiều loại vitamin C, D3, E… nhằm giúp cho cột sống luôn khỏe mạnh, gân cốt chắc khỏe.
- Đặc biệt là nên bổ sung nhiều những thực phẩm giàu canxi từ hải sản, sữa… vì đây là loại vi chất thiết yếu sẽ giúp xương khớp phát triển khỏe mạnh, dẻo dai.
- Các món ăn có nhiều Glucosamine và Chondroitin sẽ từ nước hầm xương sườn, sụn bò, … sẽ vô cùng hữu ích trong việc kích thích quá trình tái tạo sụn khớp mà bạn không nên bỏ qua nếu muốn có được một hệ xương khớp hiệu quả.
- Thêm nữa, những món ăn chứa nhiều omega 3, protein… cũng là những thực phẩm rất tốt cho xương khớp mà bạn nên bổ sung hằng ngày.
- Ngoài ra, để tránh nguy cơ xương khớp bị thoái hóa sớm thì các bạn không nên dùng những thực phẩm có nhiều muối, nhiều dầu mỡ, chất kích thích như bia rượu, thuốc lá, nước ngọt… vì chúng sẽ khiến quá trình thoái hóa diễn biến nhanh hơn.
3.2. Thực hiện lối sống lành mạnh ngăn ngừa thoái hóa đĩa đệm cột sống thắt lưng
Bên cạnh một chế độ ăn uống khoa học thì lối sống lành mạnh cũng là một trong những biện pháp ngăn ngừa thoái hóa đĩa đệm cột sống thắt lưng hiệu quả:
- Theo đó thì bạn nên chú ý nên làm việc, nghỉ ngơi… đúng tư thế để giúp giảm áp lực lên cột sống, không nên mang vác quá nặng trong thời gian dài để phòng ngừa hiện tượng cong vẹo cột sống, thoái hóa xương khớp.
- Chăm chỉ tập thể dục thể thao mỗi ngày để củng cố và xây dựng hệ cơ xương vững chắc hơn với những bộ môn mình yêu thích như chạy bộ, đạp xe hoặc tập tạ…
- Luôn phải đi thăm khám sức khỏe theo định kỳ để có thể phát hiện các dị tật của cột sống từ sớm và có được những phương pháp chữa trị phù hợp và an toàn nhất để bệnh nhanh khỏi hơn.
Thoái hóa đĩa đệm cột sống thắt lưng là căn bệnh không chỉ làm ảnh hưởng đến mọi hoạt động sống của chúng ta mà còn có thể dẫn đến nguy cơ bại liệt rất cao. Vậy nên, thông qua bài viết này, chúng tôi mong rằng các bạn sẽ nắm được những biện pháp phòng ngừa bệnh hữu hiệu để bảo vệ sức khỏe bản thân một cách tốt nhất.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt