Bệnh gai cột sống thắt lưng là gì? Điều trị thế nào hiệu quả?

Bệnh gai cột sống thắt lưng ngày càng phổ biến và chiếm tỷ lệ cao nhất ở người cao tuổi. Bệnh mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng khiến người bệnh gặp khó khăn trong vận động, đi lại do những cơ đau ở vùng thắt lưng gây ra. Do đó, việc tìm hiểu rõ căn bệnh này sẽ giúp chúng ta điều trị và phòng ngừa hiệu quả, an toàn.

Bệnh gai cột sống thắt lưng là gì?

Sự hình thành gai cột sống thắt lưng là khi điểm tiếp nối hai đốt sống có các chỏm xương thừa xuất hiện và đốt sống bị mài mòn. Khi mới phát bệnh, các cơn đau chưa nhiều nên mọi người thường chủ quan và không đi thăm khám, khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng.

gai-cot-song_01
Bệnh gai cột sống thắt lưng là gì

Gai cột sống thắt lưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến tủy sống và các rễ thần kinh. Nguy hiểm hơn còn xuất hiện những biến chứng như đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh liên sườn, tê liệt cơ thể.

Gai cột sống thắt lưng do nguyên nhân nào gây ra?

Bệnh gai cột sống thắt lưng có nhiều nguyên nhân gây ra. Dưới đây là những nguyên nhân chủ yếu:

Sự lắng đọng canxi

Thoái hóa cột sống ở một số người lớn tuổi sẽ gây ra tình trạng lắng đọng canxi ở dạng calcipyrophosphat. Từ đó, tình trạng mất nước gia tăng ở các xương đốt sống, dây chằng, đĩa sụn. Kết quả là sụn khớp cũng bị canxi hóa, dẫn đến gai cột sống.

Viêm khớp cột sống mãn tính

Tình trạng viêm khớp cột sống sẽ khiến phần sụn của đốt sống bị ảnh hưởng. Theo thời gian, sụn đốt sống sẽ bị mài mòn và thô ráp, dẫn đến sự cọ xát của hai mặt xương vào nhau. Lúc này, sự điều chỉnh tự nhiên của cơ thể để khắc phục vấn đề này bằng cách hình thành nên các gai xương cột sống.

Chấn thương

Chấn thương do tai nạn lao động, té ngã… gây tổn thương xương và sụn khớp. Nếu các chấn thương không được khắc phục kịp thời sẽ khiến hình thành gai cột sống theo cơ chế tự điều chỉnh của cơ thể.

Tuổi tác

Lão hóa là quy luật tự nhiên tất yếu mà bất cứ ai cũng phải trải qua. Theo đó, tuổi càng cao thì sự lão hóa, thoái hóa cột sống diễn ra càng nhanh và mạnh mẽ. Chính sự thoái hóa này khiến cơ chế tự điều chỉnh của cơ thể để khắc phục sẽ hình thành các gai cột sống.

Những nguyên nhân khác

  • Làm việc nặng, lao động quá sức, thường xuyên mang vác bằng lưng cũng là nguy  cơ gia tăng tình trạng gai cột sống thắt lưng.
  • Ngồi làm việc, nằm, thư giãn, vận động sai cách, không đúng tư thế cũng dễ dẫn đến hình thành các gai cột sống.

Triệu chứng của bệnh gai cột sống thắt lưng

Gai cột sống gây ảnh hưởng đến vận động, đi lại của người bệnh bởi những triệu chứng sau:

  • Đau thắt lưng

Vùng lưng dưới sẽ xuất hiện các cơn đau. Theo thời gian, các cơn đau này sẽ ngày càng dữ dội hơn, khiến người bệnh đi lại khó khăn. Kèm theo đó, lưng cứng, đơ và mỏi.

gai-cot-song_012
Đau thắt lưng là triệu chứng điển hình của gai cột sốt
  • Mất cân bằng

Người bệnh sẽ càng lười và ngại vận động khi các cơn đau ngày càng trầm trọng hơn. Điều này, gây cản trở sự lưu thông của khí huyết và lâu dần sẽ gây mất cân bằng cho cơ thể mỗi khi vận động, đi lại, đứng lên, ngồi xuống, xoay lưng.

  • Mất cảm giác ở chi dưới

Bệnh gai cột sống thắt lưng khiến cơ bắp dần bị tác động. Nếu bệnh chuyển sang giai đoạn nặng sẽ khiến rễ thần kinh bị ảnh hưởng, làm cho chân, bàn chân tê bì, mất cảm giác. Thậm chí, cơ thể không thể tự điều khiển chuyển động.

  • Khó khăn khi đại tiểu tiện

Khi bệnh chuyển biến nặng, người bệnh sẽ không thể tự thực hiện việc đại tiểu tiện, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt.

  • Rối loạn thần kinh thực vật

Gai cột sống thắt lưng khi đã ở giai đoạn nặng sẽ khiến người bệnh tăng tiết mồ hôi bất thường. Mặt khác, còn gây rối loạn phản xạ tự động.

  • Những biểu hiện khác

Người bệnh thường xuyên cảm thấy uể oải, mệt mổi, buồn nôn, sụt cân, mất ngủ.

Khi bệnh nặng còn gây ra các biến chứng như cột sống bị vẹo, gù,…

Điều trị bệnh gai cột sống thắt lưng như thế nào?

Gai cột sống thắt lưng phát hiện sớm thì việc điều trị sẽ đơn giản mà vẫn đạt hiệu quả cao. Thông thường, các phương pháp điều trị phổ biến thường được chỉ định bao gồm:

Sử dụng thuốc Tây

Những loại thuốc Tây thường được dùng là thuốc kháng viêm, giảm đau, nhóm thuốc vitamin B… có thể ở dạng uống, tiêm hay bôi. Mục đích của các loại thuốc này là giảm đau nhanh, hiệu quả, ngăn ngừa viêm nhiễm, khắc phục nhức mỏi, tê bì chân…

gai-cot-song_013
Thuốc Tây điều trị bệnh cho hiệu quả nhanh

Tuy nhiên, thuốc Tây cũng gây nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Sử dụng thuốc Đông y

Khác với thuốc Tây, Đông y cho hiệu quả chậm nhưng lại an toàn và lành tính vì sử dụng các thảo dược thiên nhiên có lợi cho sức khỏe, cơ thể con người. Tuy nhiên, người bệnh cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài mới đạt hiệu quả. Đồng thời, người bệnh cũng cần phải tuân thủ đúng liệu trình của các lương y.

Phương pháp phục hồi chức năng, vật lý trị liệu

Những bài tập vật lý trị liệu là giải pháp lý tưởng để phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh gai cột sống thắt lưng. Đồng thời, cải thiện sức khỏe, phục hồi chức năng của cơ xương, sụn khớp, cột sống.

Hiện nay, những kỹ thuật vật lý trị liệu phổ biến thường dùng là siêu âm, điện trị liệu, kéo giãn cột sống…

Kết hợp với vật lý trị liệu, người bệnh cũng nên vận động nhẹ nhàng tại nhà với những bài tập phù hợp. Mục đích là giúp cột sống được kéo giãn, giảm đau và đả thông kinh mạch.

Phẫu thuật cắt gai cột sống

Khi những phương pháp điều trị trên không đạt hiệu quả như mong muốn thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt gai cột sống. Tuy nhiên, sau khi cắt bỏ, các gai vẫn có thể mọc trở lại. Mặt khác, phương pháp này cũng có những rủi ro, biến chứng cho người bệnh. Vì thế, phẫu thuật chỉ được cân nhắc thực hiện khi thực sự cần thiết và bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng, chèn áp rễ thần kinh, tủy sống, hẹp ống sống.

Phòng ngừa gai cột sống thắt lưng thế nào?

Gai cột sống thắt lưng là căn bệnh phổ biến ở người cao tuổi. Thế nhưng, bệnh lý này đang ngày càng trẻ hóa. Do đó, để phòng tránh, các bạn nên áp dụng những biện pháp sau:

  • Khi ngồi, ngủ, đi đứng cần đúng tư thế. Tuyệt đối không ngồi quá lâu.
  • Hạn chế mang, khiêng vác những vật nặng sẽ khiến cột sống bị chèn ép, tổn thương.
  • Chú ý bổ sung các thực phẩm giàu canxi, vitamin nhóm B, D… để tốt cho xương khớp.
  • Có chế độ sinh hoạt, ngủ nghỉ điều độ khoa học và kiểm soát cân nặng ổn định.
  • Tập luyện mỗi ngày với các môn thể thao phù hợp như bơi lội, đi bộ, yoga, chạy bộ… Không nên vận động quá sức, tập luyện sai cách.

Những thông tin trên đây đã giúp các bạn nắm được cơ bản bệnh gai cột sống thắt lưng cũng như nguyên nhân, triệu chứng, điều trị hiệu quả. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích, giúp các bạn sớm thoát khỏi căn bệnh này, cũng như phòng ngừa bệnh tốt nhất cho bản thân và cả gia đình.

Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7