Thoái hóa đầu gối: Triệu chứng và cách phòng ngừa hiệu quả

Thoái hóa đầu gối là căn bệnh phổ biến ở người già. Bệnh ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống thường nhật cũng như công việc của người mắc. Nếu như không điều trị sớm, người bệnh có thể gặp phải những biến chứng khó lường. Vì vậy, hãy tìm hiểu ngay những thông tin cơ bản về bệnh dưới đây để nhận biết sớm và có cách phòng ngừa bệnh hiệu quả.

1. Thông tin sơ bộ về thoái hóa đầu gối

Thoái hóa đầu gối là tình trạng các sụn khớp bị tổn thương, có sự hình thành của các phản ứng viêm, đồng thời lượng dịch khớp bị giảm sút. Những hiện tượng này gây ra cho người bệnh các cơn đau và nhiều triệu chứng khó chịu khác ở vùng đầu gối.

thoai-hoa-dau-goi_1
Hình ảnh thoái hóa đầu gối

Nếu như trước đây, bệnh hầu hết chỉ xuất hiện ở những người cao tuổi, thì ngày nay, số các ca mắc thoái hóa đầu gối đang ngày một trẻ hóa. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có rất nhiều, trong đó đáng nói nhất là lối sống lười vận động và chế độ ăn uống “nhanh” kém khoa học. Ngoài ra, những yếu tố khác như việc bị các chấn thương, có các bệnh lý nền và bệnh lý về xương khớp, di truyền,… cũng gây ra thoái hóa đầu gối.

2. Dấu hiệu nhận biết thoái hóa đầu gối

Giống như nhiều bệnh lý về xương khớp khác, ở giai đoạn nhẹ, các dấu hiệu của bệnh thường khá mờ nhạt. Tâm lý của người bệnh rất hay chủ quan với các biểu hiện này. Vì thế,  nhiều trường hợp chỉ đi khám và biết mình bị thoái hóa đầu gối ở giai đoạn nặng.

Một số những dấu hiệu cho thấy khả năng bạn đã mắc phải thoái hóa đầu gối, đó là:

  • Vùng khớp gối, bao gồm cả mặt trước và mặt sau bị đau. Khi chuyển đổi tư thế, khi đi lại, vận động thì các cơn đau tăng dần lên. Ban đầu, chỉ là những cảm giác nhức mỏi đầu gối đơn giản trong thời gian ngắn. Dần dần thì chúng kéo dài lâu hơn và cường độ đau dữ dội hơn.
  • Sau khi đứng hoặc ngồi, nằm trong một tư thế quá lâu, đầu gối sẽ bị cứng khớp và không thể cử động linh hoạt ngay được. Cần phải xoa bóp hoặc nhẹ nhàng vận động dần dần mới khôi phục lại được vận động.
  • Vùng đầu gối bị hiện tượng sưng to, da đầu gối căng bóng và có màu đỏ tấy.
  • Chân bị biến dạng, lệch trục theo kiểu chân chữ X hoặc chân chữ O. Chức năng vận động bình thường của người bệnh lúc này có thể bị hạn chế đến mức rất cao.

3. Các biến chứng của thoái hóa đầu gối

Các cơn đau mãn tính là điều mà những bệnh nhân bị thoái hóa đầu gối sẽ phải gánh chịu. Nó khiến cho chất lượng cuộc sống, chất lượng công việc của người bệnh bị ảnh hưởng rất nhiều.

thoai-hoa-dau-goi_12
Các biến chứng của thoái hóa đầu gối

Nhưng không chỉ dừng lại ở các cơn đau, nếu như không được điều trị kịp thời và đúng cách, thoái hóa đầu gối có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Các biến chứng cơ bản này bao gồm:

  • Nguy cơ bị cứng khớp kinh niên.
  • Vận động, đi lại bị hạn chế. Thậm chí, là phải dùng dụng cụ hỗ trợ đi lại như nạng, gậy.
  • Vùng khớp gối, chi dưới bị biến dạng cong hoặc vẹo.
  • Hiện tượng lỏng khớp.
  • Tình trạng teo cơ.
  • Hiện tượng sụn khớp bị vôi hóa.
  • Tàn phế, bại liệt.

Ngoài những biến chứng trên, người bệnh còn phải đối mặt với nhiều vấn đề khác do tác động của thoái hóa đầu gối như:

  • Rối loạn giấc ngủ do sự ảnh hưởng của các cơn đau.
  • Luôn trong trạng thái lo âu, buồn phiền vì bệnh.
  • Năng suất, hiệu quả công việc giảm sút.
  • Do vận động bị hạn chế nên dễ mắc phải các bệnh lý khác: thừa cân, tiểu đường, tim mạch, gút, huyết áp…

4. Làm thế nào để phòng ngừa bệnh thoái hóa đầu gối?

Thoái hóa đầu gối có thể xảy ra ở cả những người còn rất trẻ. Nó đến từ những nguyên nhân tưởng chừng như rất đơn giản trong chính lối sống hàng ngày. Do vậy, việc nhận thức được tính nguy hiểm của căn bệnh này, đồng thời có các biện pháp phòng ngừa bệnh từ sớm là rất cần thiết.

Theo các chuyên gia, một số những biện pháp cơ bản có thể giúp phòng ngừa bệnh lý đầu gối bị thoái hóa sớm bao gồm:

4.1. Có kế hoạch tập thể dục thể thao thường xuyên

Thể dục thể thao thường xuyên, đúng cách với các bài tập phù hợp với sức khỏe rất có lợi cho sự phát triển bình thường của hệ xương khớp, trong đó có đầu gối. Hãy chọn cho bản thân một vài những môn thể thao quen thuộc như đi bộ, đạp xe, bơi lội…

4.2. Tránh các động tác quá mạnh, quá đột ngột

Đầu gối là vùng phải chịu lực của cả cơ thể, do đó, hãy bảo vệ bộ phận quan trọng này ngay từ những vận động thường nhật. Tránh thực hiện các động tác liên quan đến đầu gối một cách quá mạnh và quá đột ngột với lực lớn. Ví dụ như nhảy từ trên cao xuống,…

4.3. Cân bằng quá trình làm việc để phòng ngừa thoái hóa đầu gối

Những người làm các công việc mà có tác động đến đầu gối nhiều cần phải chú ý cân bằng giữa quá trình làm việc và nghỉ ngơi. Ví dụ như người phải lao động nặng, dân văn phòng phải ngồi lâu, công nhân phải đứng lâu khi làm việc… Thời gian nghỉ ngơi là rất cần thiết cho đầu gối được thư giãn, phục hồi, tránh hiện tượng đầu gối nhanh bị thoái hóa.

4.4. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học

Hệ xương khớp rất cần một chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học để có được sự bảo vệ và phát triển tốt nhất. Vì vậy, để phòng tránh bệnh thoái hóa đầu gối, hãy tích cực áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh nhất có thể với nhiều hoa quả, rau xanh, nước lọc. Bên cạnh đó, cũng chú ý bổ sung thêm nhiều thực phẩm giàu canxi, vitamin D3 trong chế độ ăn hàng ngày để hệ xương khớp được chắc khỏe hơn. 

thoai-hoa-dau-goi_13
Sử dụng nhiều thực phẩm giàu canxi và vitamin D3

Đồng thời, hạn chế tối đa những thực phẩm gây tác hại xấu cho sức khỏe nói chung và xương khớp nói riêng. Ví dụ như đồ ăn nhiều chất béo, rượu bia, các chất kích thích…

4.5. Giữ cân nặng ở mức vừa phải

Cân nặng có thể tác động không nhỏ đến xương đầu gối. Vì vậy, hãy chú ý kiểm soát tốt vấn đề cân nặng của bản thân, tránh tình trạng thừa cân béo phì. Nó khiến cho áp lực mà đầu gối phải chịu tăng lên, dẫn tới nguy cơ thoái hóa đầu gối.

4.6. Thường xuyên xoa bóp đầu gối

Việc thường xuyên xoa bóp, massage đầu gối được cho là rất có lợi cho sức khỏe của hệ xương khớp và cơ bắp nơi đây. Nó giúp cho cơ bắp được thư giãn, vấn đề lưu thông máu tới các tế bào khu vực này cũng thuận lợi hơn. Do đó, nên chủ động thực hiện thao tác xoa bóp đầu gối đều đặn mỗi ngày để phòng tránh thoái hóa đầu gối.

4.7. Đi thăm khám sức khỏe xương khớp định kỳ

Việc thăm khám sức khỏe xương khớp, trong đó có xương đầu gối định kỳ, nhất là khi có các biểu hiện của bệnh là rất cần thiết. Các chuyên gia sẽ dựa trên kết quả thăm khám chuyên sâu để có thể đưa ra những lời khuyên tốt nhất về tình trạng của đầu gối và các tư vấn cần thiết về xương khớp.

Thoái hóa đầu gối là một trong những nguyên nhân hàng đầu của nguy cơ tàn phế, dị tật xương khớp. Nó ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, việc tìm hiểu các thông tin về bệnh ngay từ bây giờ là rất cần thiết. Như vậy, việc phòng tránh và phát hiện bệnh sớm mới đạt hiệu quả.

Rate this post
Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7