Viêm khớp gối là gì? Cách điều trị hiệu quả?
Hiện nay, tỷ lệ người mắc viêm khớp gối ngày càng gia tăng và xuất hiện nhiều hơn ở người trẻ tuổi. Căn bệnh này tuy không nguy hiểm nhưng lại gây ra nhiều biến chứng khác nhau nếu không được điều trị kịp thời. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết được viêm khớp gối là gì? Cách điều trị căn bệnh này là như thế nào nhé!
Nội dung bài viết
1. Tìm hiểu về viêm khớp gối là gì?
Khi phần sụn khớp bị thô ráp do quá trình bào mòn khiến khớp xương cọ xát vào nhau và gây sưng viêm đầu gối sẽ khiến cho vùng xung quanh bị đau buốt và tê nhức được coi là viêm khớp gối. Điều này gây ra những cơn đau buốt dữ dội đặc biệt là khi vận động chi dưới.
Phần khớp gối bị sưng là một trong các dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc các bệnh lý về xương khớp rất nguy hiểm. Vì vậy, mọi người cần chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe để được phát hiện và có biện pháp chữa trị kịp thời tránh những biến chứng khó lường xảy ra. Nếu để lâu sẽ gây ra những biến chứng nặng nề như biến dạng khớp, teo cơ hoặc thậm chí là bại liệt.
2. Nguyên nhân và triệu chứng của viêm khớp gối
Có nhiều nguyên nhân gây viêm khớp gối như: chấn thương, giãn dây chằng, căng cơ, rách gân, viêm gân bánh chè, tổn thương sụn – rách sụn chêm, viêm khớp mạn tính…
Ngoài ra, thừa cân – béo phì cũng được cho là nguyên nhân gây ra căn bệnh này.
Theo nghiên cứu, có một vài yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm khớp gối như tuổi tác, giới tính, chấn thương trước đó hoặc một số môn thể thao.
Thông thường người bệnh sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng như:
- Đau nhức liên tục ở khớp gối
- Đau dai dẳng hoặc đau mạnh hơn khi vận động khớp gối
- Sưng khớp gối, nóng, đỏ, đau, cứng khớp, khó vận động
- Đầu gối khi cử động sẽ phát ra tiếng kêu lục cục.
- Lỏng khớp cảm thấy không vững
3. Phương pháp chẩn đoán bệnh
Để chẩn đoán tình trạng viêm khớp gối, người bệnh cần tìm đến các cơ sở y tế, bệnh viện có chuyên khoa Cơ xương khớp. Qua thăm khám, bác sĩ sẽ hỏi tiền sử bệnh, dấu hiệu lâm sàng và chỉ định làm một số xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh để xác định bệnh.
Người bệnh có thể cần làm xét nghiệm máu, chụp X-quang, siêu âm khớp, chụp cộng hưởng từ (MRI) để đánh giá tình trạng và mức độ bệnh.
4. Viêm khớp gối có nguy hiểm không?
Khớp gối là một trong những khớp lớn, quan trọng của cơ thể. Do chịu trọng tải lớn nên cơ quan này dễ bị thoái hóa, tổn thương ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như khả năng vận động của người bệnh. Tuy nhiên do chưa hiểu hết mức độ nghiêm trọng mà nhiều người còn thắc mắc viêm khớp gối có nguy hiểm không.
Viêm khớp gối có thể xảy ra do quá trình lão hóa của cơ thể. Mặt khác, một số bệnh lý xương khớp cũng gây nên tình trạng này. Khi bị viêm khớp gối, người bệnh hầu hết bị ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt bởi hạn chế khả năng vận động. Một số ảnh hưởng toàn thân có thể gặp phải là mất ngủ, lắp đọng canxi ở khớp, trầm cảm,…
Tùy theo mức độ bệnh mà mỗi người có sự tác động lớn nhỏ khác nhau đến hệ thống dây chằng, làm biến dạng xương, mất khả năng vận động hoàn toàn. Do vậy bệnh không được xem nhẹ mà cần phòng tránh và điều trị ngay từ sớm để giảm thiểu các nguy cơ này.
5. Cách phòng và điều trị bệnh hiệu quả
Điều trị viêm khớp gối chủ yếu làm giảm triệu chứng và cải thiện chức năng khớp. Tùy vào tình trạng và mức độ bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ chữa trị hợp lý. Người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc hoặc phẫu thuật.
Điều trị nội khoa
- Các thuốc thường được chỉ định trong điều trị viêm khớp gối như:
- Thuốc giảm đau
- Thuốc kháng viêm không steroid
- Thuốc Corticosteroid
- Thuốc bôi ngoài da
Điều trị ngoại khoa
Phẫu thuật trong trường hợp điều trị bằng thuốc không hiệu quả, tình trạng bệnh nặng hơn.
Ngoài ra cần kết hợp với phương pháp vật lý trị liệu: xoa bóp nhằm giảm đau, cải thiện tình trạng bệnh.
Việc điều trị bằng phương pháp nào cần có sự chỉ định cụ thể của bác sĩ. Người bệnh không nên tự ý mua thuốc về chữa viêm khớp gối. Việc điều trị sai phương pháp sẽ khiến bệnh trầm trọng hơn.
- Giữ cân nặng vừa phải: Người bệnh béo phì, thừa cân có nguy cơ viêm khớp gối cao hơn do áp lực của trọng lượng cơ thể lên khớp gối. Đối với người bệnh viêm khớp gối, trọng lượng quá lớn cũng là bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất: Thông qua chế độ ăn uống hàng ngày, bổ sung các chất tốt cho xương khớp như canxi, magie, photpho, sắt, kẽm, omega-3… giúp khớp gối chắc khỏe, giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm.
- Tập thể dục thường xuyên: Tập các bài tập cho khớp gối phù hợp với thể trạng giúp khớp gối dẻo dai, làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể.
- Thăm khám ngay khi có dấu hiệu bệnh: Hoạt động này giúp điều trị sớm các vấn đề ở khớp gối, điều trị đơn giản và hiệu quả hơn.
- Tập thể dục thường xuyên tốt cho khớp gối
Khi thấy đau ở khớp gối, nhiều người bệnh tự ý mua thuốc giảm đau về uống. Đây chỉ là biện pháp tình thế và không điều trị nguyên nhân bên trong gây đau, viêm khớp. Thậm chí uống thuốc trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể như gan, thận, dạ dày, gia tăng biến chứng tiểu đường… Do vậy, không dùng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
6. Bệnh nhân viêm khớp gối nên ăn gì?
Để tránh những biến chứng nghiêm trọng của bệnh, ngay khi có triệu chứng bất thường, người bệnh nhanh chóng đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán và tư vấn điều trị hiệu quả. Ngoài ra, chế độ ăn uống cũng vô cùng quan trọng với người bệnh viêm khớp gối. Vì vậy, bệnh nhân viêm khớp gối nên ăn một số loại thực phẩm hữu ích sau:
- Trà xanh: Bệnh nhân viêm khớp gối có thể sử dụng các loại trà xanh và trà thảo dược thường xuyên để giúp thanh lọc cơ thể, cùng với đó trà xanh có công dụng kháng viêm rất tốt cho người bị viêm khớp gối.
- Thịt: Các loại thịt, cá, hải sản rất giàu omega 3, omega 6 tốt cho bệnh nhân viêm khớp. Tuy nhiên mỗi ngày bệnh nhân nên sử dụng lượng thịt vừa đủ.
- Trứng: Trong trứng có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt, được khuyên dùng cho bệnh nhân viêm khớp.
- Rau xanh: Ăn nhiều rau xanh, các loại củ quả có màu cam như cà rốt, bí ngô,.. Cùng với đó, những loại như gừng, nghệ, hành, tỏi,… cũng rất tốt cho bệnh nhân viêm khớp gối.
- Hoa quả: Những người mắc bệnh xương khớp nói chung và những người mắc bệnh viêm khớp đầu gối nói riêng nên tăng cường ăn nhiều trái cây để bổ sung các vitamin và khoáng chất vào cơ thể. Điển hình trong số đó là các loại hoa quả giàu vitamin C như cam, chanh, bưởi, kiwi, dâu tây.
Riêng các loại trái cây có chứa hàm lượng đường cao như dưa hấu, chuối, lê, đào,… thì người bệnh không nên sử dụng quá nhiều.
Như vậy, bài viết trên đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về viêm khớp gối là gì cũng như cách phòng và điều trị căn bệnh này một cách hiệu quả. Để tránh những biến chứng nghiêm trọng của bệnh, ngay khi có triệu chứng bất thường, người bệnh nhanh chóng đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị hiệu quả.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt