Rách sụn viền khớp vai – Nguyên nhân và cách điều trị
Rách sụn viền khớp vai là một trong những tổn thương thường gặp ở khớp vai, nguyên nhân của tình trạng này có thể do quá trình thoái hóa. Nhận biết sớm các triệu chứng rách sụn viền khớp vai giúp điều trị hiệu quả nhanh hơn. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn đọc những kiến thức liên quan đến rách sụn viền khớp vai nhất là những đối tượng thường xuyên luyện tập các môn thể dục, thể thao.
Nội dung bài viết
1. Cấu tạo của khớp vai, sụn viền khớp vai
Khớp vai được cấu tạo gồm chỏm xương cánh tay và ổ chảo xương bả vai. Khớp vai đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối với các bộ phận khác trong cơ thể như là vai, cánh tay nhằm hỗ trợ quá trình vận động, di chuyển của con người. Khi không may gặp phải tổn thương ở khớp vai, người bị chấn thương sẽ bất tiện trong quá trình vận động, sinh hoạt hàng ngày, ảnh hưởng đến tinh thần, gây ra cảm giác khó chịu.
Sụn viền là cấu trúc sụn – sợi nằm rìa ổ chảo xương bả vai có tác dụng làm sâu thêm ổ chảo, tăng mặt tiếp xúc giữa chỏm và ổ chảo. Sụn viền có thể bị tổn thương do các chấn thương ở khớp vai hay thoái hóa theo tuổi tác. Ví dụ, các trường hợp ngã chống tay, ngã đập vai, kéo giật vai có thể khiến sụn viền bị rách, tổn thương.
Tennis, cầu lông, … là các môn thể thao dễ gây ra rách sụn viền khớp vai
Thông thường, đối tượng rất hay gặp phải các tổn thương ở sụn viền là những người chơi thể thao, các vận động viên do họ thường xuyên luyện tập với cường độ cao.
2. Các triệu chứng khi bị rách sụn viền khớp vai
Sụn viền khớp vai bị rách có thể do chấn thương ở khớp vai, thoái hóa do các động tác lặp đi lặp, hoặc quá trình thoái hóa cùng tuổi. Sau đây là các biểu hiện của rách sụn khớp vai:
- Khớp vai thường xuyên bị đau.
- Đau khi đi ngủ.
- Đau khi thực hiện một động tác đặc biệt như quay cánh tay,…
- Khớp vai phát tiếng lạo xạo khi cử động vai.
- Khớp vai luôn ở trong tình trạng tách rời không gắn kết.
- Giới hạn vận động khu vực khớp và cánh tay
- Vai yếu, hay mỏi vai, đau vai mặc dù không vận động nặng nhiều ở vai.
3. Các dạng của rách sụn viền khớp vai
Các dạng rách sụn viền khớp vai thường gặp như rách sụn viền trước, nguyên nhân là do trật khớp vai, làm rách sụn viền trước, làm cho khớp vai lỏng lẻo, và rất dễ bị trật trở lại.
Rách sụn viền khớp vai trên thường xảy ra ở những người thường xuyên luyện tập các môn thể thao yêu cầu sử dụng nhiều ở cánh tay, cánh tay đưa cao lên trên chẳng hạn: tennis, cầu lông, bóng chuyền, bóng rổ,…
Rách sụn viền khớp vai phía sau: thường gặp ở vận động viên, những người thường xuyên tập luyện các môn thể dục thể thao với cường độ cao.
4. Các nguyên nhân chính tác động đến việc rách sụn viền khớp vai
Có hai nguyên nhân chính dẫn đến rách sụn viền khớp vai. Đó là: căng cơ và chấn thương từ tư thế.
Căng cơ
Sự căng trương lực cơ tự phát kéo dài là một sự co cơ chống đỡ không đẳng trương ̣(co cơ không có sự giảm đáng kể chiều dài sợi cơ). Do không co ngắn các sợi cơ nên không có sự biến đổi khớp trong cơ thể, không có sự chuyển động xảy ra, nhưng có sự tăng trưởng lực từ các sợi ngắn làm thay đổi tất cả các thành phần hóa học, điện cũng như là chuyển hóa tới mạch.
Các bài tập cơ nặng nề cũng là một nguyên nhân đau cơ, đau có thể kéo dài trong vài giờ sau khi nghỉ do làm đứt đoạn hệ thống bởi co cơ kéo dài, nhất là trong thể thao. Điều này được xem như là cơ chế phản xạ , mà trong đó có sự kéo căng của bộ máy golgi để chống lại sự co cơ.
Các sản phẩm chuyển hóa trong quá trình co cơ như “các yếu tố P”, kali, acid lactic cũng trở thành các yếu tố kích thích cục bộ các thụ cảm thể đau.
Một số co cơ thái quá sẽ làm rách vi thể các sợi cơ , gây phù nề, viêm màng xương của các cơ gắn với cơ xương và các tổ chức dưới màng xương, dẫn tới đau và tăng cảm giác đau đớn ở những người bị chấn thương.
Chấn thương từ tư thế
Trong các hoạt động hàng ngày, có nhiều hoạt động phải chịu tư thế ưỡn vai quá mức chẳng hạn như: tư thế ngồi làm việc tại bàn máy tính, tư thế đứng kéo dài (các ngành nghề lễ tân, tiếp thị,…), các môn thể thao dùng nhiều lực ở vai và cánh tay (cầu lông, tennis, bóng chuyền, bóng rổ,..),… các tư thế này kéo dài trong một thời gian dài là một trong những nguyên nhân gây ra rách sụn viền khớp vai.
5. Biện pháp chữa trị rách sụn viền khớp vai
Đối với tổn thương nhẹ, không quá nghiêm trọng, bệnh nhân nên điều trị nội khoa kết hợp vật lý trị liệu để phục hồi chức năng của vai.
Đối với trường hợp rách lớn, tổn thương nặng thì có thể tiến hành phẫu thuật. Nhờ phương pháp nội soi khớp vai, các bác sĩ có thể tiến hành khâu lại sụn bị rách bằng loại chỉ đặc biệt mà không làm tổn thương các cấu trúc xung quanh khớp vai.
Các thuốc được sử dụng để làm giảm đau, giảm viêm, giảm căng cơ, an thần đều có giá trị trong việc điều trị rách sụn viền khớp vai. Tuy nhiên tránh lạm dụng thuốc quá mức và phải chú ý tác dụng phụ của chúng.
6. Làm sao để không bị rách sụn viền khớp vai?
Để phòng tránh các chấn thương khớp vai cũng như rách sụn viền, mỗi người nên ghi nhớ một số lưu ý trong sinh hoạt cũng như trong tập luyện (đối với các vận động viên thể thao) như sau:
- Thường xuyên vận động cơ thể, cử động vai theo cái bài tập nhẹ nhàng để tăng độ dẻo dai, linh hoạt cho các bộ phận xương khớp,…
- Nên cẩn thận trong sinh hoạt đời thường, tránh xô đẩy, va chạm làm tổn thương đến sụn viền và các khớp vai.
- Đối với các vận động viên, trước khi tham gia các môn thể thao cần chú ý khởi động thật kỹ, cố gắng thi đấu với tinh thần thân thiện, hạn chế tối đa các va chạm.
Hy vọng bài viết trên đây đã cập nhật đến bạn đọc các kiến thức và các thông tin hữu ích và rách sụn viền khớp vai. Đặc biệt, ở các đối tượng là những người hay luyện tập các môn thể thao và các vận động viên cần lưu ý trong quá trình vận động nhằm hạn chế những chấn thương không mong muốn.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt