Các loại thuốc chữa gout thường dùng
Các loại thuốc chữa gout có công dụng giảm triệu chứng sưng viêm và hạ axit uric máu, ngăn chặn bệnh gout tiến triển gây biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Dưới đây là một số loại thuốc chữa gout thường được sử dụng.
Nội dung bài viết
1. Những ai có nguy cơ mắc bệnh gout?
1.1. Đàn ông sau 40 có nguy cơ mắc bệnh gout
Nhóm có nguy cơ mắc bệnh gout đầu tiên là nam giới trong độ tuổi sau 40. Theo thống kê cho biết trong tổng số những người bị chẩn đoán mắc bệnh gout thì trong đó có đến hơn 80% là đàn ông trên 40 tuổi.
Lý giải cho điều này các chuyên gia cho biết do nam giới ở độ tuổi này có thói quen bia rượu hoặc ăn uống nhiều thực phẩm là đạm động vật đặc biệt trong số đó phải kể đến thói quen ăn nhậu với nội tạng động vật hoặc vừa uống bia rượu vừa ăn lẩu (tổng hợp các loại thịt hay hải sản – tiêu thụ quá mức).
Bên cạnh đó nam giới ở độ tuổi này ít có thói quen vận động kèm theo việc hút thuốc lá thường xuyên làm nguy cơ mắc bệnh gout cũng cao hơn nhiều so với nam giới ở độ tuổi nhỏ hơn hoặc so với nữ giới.
1.2. Phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh
Ngoài nam giới trên 40 tuổi có nguy cơ mắc bệnh gout thì phụ nữ trong và sau độ tuổi mãn kinh cũng có nguy cơ bị căn bệnh này.
Và mặc dù thì tỷ lệ mắc bệnh không nhiều như độ tuổi trung niên ở nam giới nhưng phụ nữ khi ở giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh cũng có nguy cơ mắc bệnh gout cao do cơ thể có một loạt những sự thay đổi liên quan tới nồng độ hormone và trong đó có cả chỉ số acid uric trong máu kèm theo là vấn đề chuyển hóa chúng.
Cụ thể đó là việc suy giảm nội tiết tố estrogen giai đoạn mãn kinh khiến cho việc bài tiết acid uric của thận gặp trở ngại, trở nên chậm chạp hơn. Thêm vào đó có thể là thói quen ăn uống không lành mạnh cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout.
Vì vậy mà nhóm phụ nữ đang ở giai đoạn tiền mãn kinh, trong mãn kinh và sau mãn kinh nên thường xuyên kiểm tra các vấn đề về sức khỏe, trong đó có dự phòng bệnh gout.
1.3. Người bị béo phì, thừa cân
Theo những nghiên cứu đã chứng minh thì những người béo phì có nguy cơ mắc bệnh gout cao tới gấp 5 lần những người có thể trạng bình thường.
Nguyên nhân là người béo phì rơi vào tình trạng quá “thừa mỡ” khiến cho quá trình đào thải acid uric của thận bị lâu hơn so với việc tích tụ chúng ở trong máu. Hơn thế nữa nhóm người bị béo phì lại có sở thích ăn đồ nhiều chất đạm và các món ăn dầu mỡ, chiên xào khiến cho tình trạng lại trở nên đầy nguy cơ hơn.
1.4. Người có tiền sử gia đình từng bị gout
Khoa học hiện đại đã chỉ ra một điều là có 5 loại gen di truyền có liên quan tới nguy cơ mắc bệnh gout – và đa số loại gen này có thể di truyền từ đời trước sang tới thế hệ sau. Nói cách khác nếu như ông bà hay bố mẹ bị gout thì con sinh ra có nguy cơ mắc bệnh gout là rất cao.
Do vậy nếu như trong gia đình từng có người bị gout thì cần phải dự phòng sớm để bảo vệ sức khoẻ.
1.5. Nhóm người có chế độ ăn uống thiếu khoa học
Những người có chế độ ăn uống thiếu khoa học là nhóm người có nguy cơ mắc bệnh gout cao. Như thế nào là ăn uống thiếu khoa học? Đó là chế độ ăn nhiều dầu mỡ, nhiều đạm động vật, uống rượu bia nhiều, thói quen ăn uống không đúng giờ giấc,…
2. Một số loại thuốc chữa gout thường dùng
2.1. Thuốc chống viêm không steroid
Đây là thuốc được lựa chọn hàng đầu để điều trị cơn đau gout cấp tính ở hầu hết bệnh nhân. Các thuốc này bao gồm: phenylbutazon, indomethacin, diclofenac (Voltaren), ibuprofen (Brufen)…
Người cao tuổi bị gout cần cẩn trọng khi sử dụng loại thuốc này vì chúng có thể gây ra một số tác dụng phụ. Vì vậy, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
2.2. Colchicin
Là thuốc chống phân bào, được chiết xuất từ rễ cỏ Colchicum autumnal, là thuốc điều trị Gout lâu đời nhất và tác dụng chống viêm của nó là có tính chọn lọc.
Tác dụng chính của thuốc là ức chế sự di chuyển của các bạch cầu hạt đến vùng viêm và làm giảm hoạt động thực bào của các bạch cầu hạt và các tinh thể natri urat từ đó ngăn cản sự sinh tạo ra glycoprotein từ các bạch cầu (Glycoprotein được cho là nhân tố chính gây viêm khớp gout cấp). Thuốc không có tác dụng lên sự thải trừ acid uric theo nước tiểu cũng như lên nồng độ, độ hòa tan hay khả năng gắn với protein huyết thanh của acid uric hay urat nên không làm thay đổi nồng độ acid uric máu.
Một số tác dụng không mong muốn của Colchicin là gây rối loạn dạ dày, ruột, bệnh nhân có thể bị tiêu chảy, nôn, đau bụng. Ngoài ra nếu nặng hơn có thể bị rối loạn cơ, dị ứng da, rụng tóc, suy tủy xương, mất bạch cầu hạt, thiếu máu không hồi phục, giảm tinh trùng…
2.3. Corticosteroid
Trong một số trường hợp đặc biệt, với mục đích điều trị cơn đau gout cấp có thể sử dụng corticoid đường uống ngắn ngày hoặc đường tiêm nội khớp.
Ngoài ra, bệnh nhân bị gout cũng có thể sử dụng thuốc an thần trong trường hợp phát cơn đau. Một số loại thuốc thường dùng: codein, meperidine (trừ aspirin); seduxen….
- Làm sao để kiểm soát bệnh gout, phòng tránh biến chứng nguy hiểm?
Để cải thiện cơn đau gout, phòng ngừa bệnh tái phát và giảm thiểu biến chứng nguy hiểm, cần thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, sinh hoạt điều độ. Các chế độ dành cho người mắc bệnh gout, bao gồm:
- Hạn chế thực phẩm giàu purin như: Thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản,… thay bằng rau xanh, hoa quả giàu chất xơ,…
- Nên hạn chế ăn các thực phẩm giàu chất béo như da động vật, các món ăn nướng, món chiên, xào, đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp,…
- Không uống nước ngọt, nước có gas, thức uống có chứa nhiều đường như: sinh tố, trà sữa, các loại nước uống có cồn, chất gây nghiện,…
- Không nên ăn nhiều hải sản, thịt đỏ, nội tạng động vật, đồ ăn nhanh vì chúng chứa quá nhiều nhân purin, không có lợi cho người bị bệnh gout.
- Hạn chế uống rượu, bia và chất kích thích,…
- Khi không có cơn đau tấn công, hãy tập luyện nhẹ nhàng để xương khớp dẻo dai, phòng ngừa nguy cơ bệnh tái phát.
- Sử dụng sản phẩm chứa thành phần từ trạch tả để giảm acid uric máu, cải thiện cơn đau gout.
Để có được phác đồ điều trị gout, cần đến khám và tư vấn tại các phòng khác chuyên khoa. Nếu tự ý sử dụng thuốc chữa gout thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn của thuốc, ảnh hưởng đến gan và thận.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt