Giải đáp thắc mắc: thoát vị đĩa đệm là gì và 1 số thông tin liên quan
Do áp lực cuộc sống, nhiều người thường lơ là trước những triệu chứng của bệnh và chỉ đi khám chữa bệnh khi tình trạng cơ thể chuyển biến nặng. Đây là điều đáng buồn vì sức khỏe cần được ưu tiên hàng đầu, có sức khỏe thì mới lao động, học tập tốt. Nhiều năm gần đây, mọi người thường nghe nói đến thoát vị đĩa đệm nhưng không hiểu rõ về nó. Vậy thoát vị đĩa đệm là gì?
Nội dung bài viết
1. Thoát vị đĩa đệm là gì? Bệnh này có nguy hiểm không?
Không quá ngạc nhiên khi tìm kiếm trên các diễn đàn sức khỏe lại có nhiều câu hỏi về bệnh thoát vị đĩa đệm là gì? Thông thường, mọi người chỉ quan tâm đến những căn bệnh ảnh hưởng đến tính mạng và lơ là trước những triệu chứng bệnh nhẹ. Do đó, khi bệnh trở nặng, phải đi khám bác sĩ, họ mới biết mình bệnh gì và không thực sự hiểu rõ về căn bệnh.
Bệnh thoát vị đĩa đệm khá phổ biến vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể hiểu, đĩa đệm là một phần có chứa các nhân nhầy giúp các đốt sống của cơ thể được dẻo dai, linh hoạt. Khi các nhân nhầy bị tràn ra ngoài thông qua các khe hở do những tổn thương tạo ra sẽ khiến đĩa đệm bị thoát vị. Và thuật ngữ trong y học vẫn gọi đó là bệnh thoát vị đĩa đệm.
Bệnh thoát vị đĩa đệm không quá nguy hiểm vì không liên quan đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, căn bệnh này lại ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Đồng thời, khả năng làm việc, sinh hoạt đời sống ở những người bệnh nặng thường suy giảm khá nhiều. Bởi lẽ, khi đĩa đệm bị thoát vị, các đốt sống bị tổn thương ảnh hưởng đến các cơ, gây đau nhức và có thể dẫn đến bại liệt. Chính vì điều đó, mọi người không nên chủ quan khi mắc bệnh hoặc có những triệu chứng bệnh.
2. Các nguyên nhân chính của bệnh thoát vị đĩa đệm
Ngoài việc thắc mắc thoát vị đĩa đệm là gì nhiều bạn đọc còn muốn tìm hiểu về nguyên nhân của căn bệnh này. Thực tế, các nguyên nhân dẫn đến bệnh thoát vị đĩa đệm không quá xa lạ với mọi người. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn, các bạn hãy tham khảo một vài nguyên nhân chính của căn bệnh. Cụ thể:
- Tai nạn: những chấn thương của cơ thể khi bị tai nạn giao thông hoặc trong làm việc là yếu tố thường gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm. Trong đó, phổ biến nhất là thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ và đốt sống lưng.
- Tư thế làm việc không đúng: khi làm việc trong thời gian dài nhưng cách đứng, ngồi không đúng sẽ dần làm cho những đốt sống bị tổn thương và dễ dẫn đến bệnh. Ngoài ra, tư thế nằm ngủ sai (nằm gối quá cao, nằm nghiêng cổ sang một bên trong thời gian dài,…) cũng là tác nhân làm nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Bệnh lý bẩm sinh: do bẩm sinh bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cũng mắc phải một vài căn bệnh như gù, thoái hóa cột sống, gai cột sống. Những căn bệnh này sẽ là yếu tố khiến cho bệnh nhân dễ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm do những tổn thương có sẵn.
- Tập thể dục không đúng cách: tập thể dục là điều rất tốt vì giúp cơ thể khỏe mạnh tuy nhiên nếu tập sai tư thế sẽ khiến bạn dễ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm. Những hậu quả từ việc tập thể dục không đúng cách có thể kể đến là trật khớp, thoái hóa khớp,…
3. Các biện pháp phòng tránh bệnh
Chỉ biết rõ bệnh thoát vị đĩa đệm là gì cũng như nguyên nhân của căn bệnh thì chưa đủ. Các bạn còn phải trang bị thêm cho bản thân và người thân một vài biện pháp để phòng tránh bệnh. Vậy mọi người nên làm gì để đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm? Câu trả lời sẽ được bật mí sau đây:
- Cần xây dựng và duy trì chế độ ngủ, nghỉ ngơi, ăn uống, làm việc hợp lý. Việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng là rất cần thiết. Không chỉ để cơ thể khỏe mạnh mà xương khớp chắc khỏe cũng hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
- Luyện tập thể thao đúng cách, vừa phải để duy trì sức khỏe cũng như cột sống, xương khớp được vững chắc.
- Luôn giữ tư thế nằm, ngồi, đi đứng đúng cách. Nếu phải ngồi quá lâu do làm việc hoặc học tập thì cũng cần đi đứng khoảng 5 – 10 phút sau khi ngồi 1 tiếng. Hạn chế mang, vác những đồ vật có khối lượng quá lớn. Khi phải khuân vác nặng, cần có người phụ giúp và tư thế khiêng đúng cách. Không nên khom hoặc cúi quá thấp, không cố gắng quá mức vì rất dễ khiến cơ thể chịu những cơn đau cũng như những tổn thương trong xương khớp về sau.
- Tránh để xảy ra những va chạm, ảnh hưởng đến cơ thể, nhất là tai nạn giao thông, tai nạn nghề nghiệp,…
4. Đối tượng mắc bệnh thoát vị đĩa đệm
Bất kì ai cũng có khả năng mắc bệnh thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, các bệnh nhân mắc căn bệnh này chủ yếu là những người phải làm việc nặng. Ngoài ra, những nhân viên văn phòng thường ngồi làm việc trong thời gian dài cũng rất dễ mắc bệnh. Những người bị béo phì, thừa cân quá mức cũng là đối tượng mắc bệnh khá phổ biến. Đặc biệt, những người có người thân từng mắc bệnh thoát vị đĩa đệm thì nguy cơ bị bệnh thường cao hơn.
Tuy nhiên, không phải ai nằm ngoài nhóm người có nguy cơ mắc bệnh cao thì chắc chắn sẽ không mắc bệnh. Do đó, mọi người không nên chủ quan trong việc quan tâm đến sức khỏe, khám và điều trị bệnh. Khi nhận thấy có thể có bất kỳ triệu chứng khác thường nào, các bạn nên theo dõi và đến khám ở những bác sĩ uy tín để tìm hiểu bệnh và chữa bệnh kịp thời.
Hiện nay, hầu hết các phòng khám, bệnh viện đều tiếp nhận khám chữa bệnh cho bệnh nhân mắc chứng thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, để đảm bảo được điều trị đúng cách, nhanh chóng và khả năng hồi phục cao, bạn nên tìm đến những địa điểm uy tín, giàu kinh nghiệm. Đến với cơ sở y tế chất lượng, bạn sẽ được được tư vấn cụ thể về bệnh thoát vị đĩa đệm là gì và thăm khám cẩn thận. Chúc các bạn mau khỏe!
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt