Tìm hiểu về viêm khớp dạng thấp bệnh học
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn dịch mạn tính phổ biến ở nữ giới hiện nay. Người bị nhiễm bệnh này sẽ gặp nhiều khó khăn trong vận động và sinh hoạt. Nếu không được can thiệp sớm có thể gây ra nhiều biến chứng và kế phát sang một số bệnh lý khác. Bài viết dưới đây, các chuyên gia của chúng tôi sẽ giải thích rõ hơn về viêm khớp dạng thấp bệnh học để bạn tham khảo.
Nội dung bài viết
1. Đại cương trong phần viêm khớp dạng thấp bệnh học
Định nghĩa
Viêm khớp dạng thấp xảy ra ở niêm mạc khớp, là tình trạng viêm không đặc hiệu các tổ chức liên kết màng hoạt dịch. Nếu không có sự can thiệp điều trị kịp thời, phần ngoại vi của khớp chịu tác động trong thời gian dài sẽ dẫn đến hiện tượng dính khớp hoặc biến dạng cấu trúc.
Dịch tễ học
Viêm khớp dạng thấp hiện nay là một căn bệnh điển hình với những người giai đoạn trung và cao niên. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi đối tượng tuy nhiên tỷ lệ cao nhất là ở nhóm người sau 30 tuổi.
Theo nghiên cứu thì tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao hơn nhiều so với nam, có khoảng 70 – 80% số ca bệnh ở người lớn là phụ nữ. Điều này được giải thích là do phụ nữ trải qua nhiều lần thay đổi nội tiết tố như dậy thì, kinh nguyệt, mang thai, sinh con, tiết sữa, mãn kinh khiến cơ thể suy yếu.
Tỷ lệ mới mắc theo thống kê trên thế giới mỗi năm là từ 0,5 – 3% ở người lớn, đối với người Việt Nam khoảng 0,5%. Trong khi đó, chỉ có 20 – 30% bệnh nhân được điều trị liên tục tại bệnh viện, khoảng 50% trường hợp bệnh tiến triển nặng gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe.
2. Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh
Nguyên nhân
Hiện nay vẫn chưa có cơ chế nào giải thích rõ ràng về nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm khớp dạng thấp. Hầu hết trong phần viêm khớp dạng thấp bệnh học, các bác sĩ chỉ đưa ra một số yếu tố được đánh giá là có nguy cơ dẫn đến bệnh hình thành. Các yếu tố này bao gồm:
- Virus Stein – Barr được xem là một tác nhân gây bệnh bởi chúng cư trú ở các tế bào lympho và gây ra các rối loạn miễn dịch trong đó có quá trình tổng hợp Globulin.
- Quá trình thoái hóa tự nhiên của cơ thể khiến cho những người khi bước sang độ tuổi trung niên có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người trẻ.
- Vấn đề giới tính thể hiện rõ rệt, các chu kỳ sinh lý đối với từng cơ địa khiến cho các chị em dễ bị viêm khớp dạng thấp hơn cánh mày râu.
- Gia đình có người thân mắc bệnh thì nguy cơ bị viêm khớp dạng thấp có thể hơn 60%. Theo một nghiên cứu thì có đến 70% bệnh nhân mang kháng nguyên phù hợp với huyết thanh HLA – DR4.
Cơ chế sinh bệnh
Mặc dù nguyên nhân gây bệnh đến nay vẫn chưa rõ ràng tuy nhiên đây lại là một bệnh tự miễn dịch rất điển hình ở người. Nhiều bằng chứng chứng minh rằng các tế bào trung gian của cytokine hay tế bào T có vai trò quan trọng đối với các đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu trong trường hợp này. Một số tài liệu giải thích về cơ chế sinh bệnh như sau:
- Kháng nguyên là các tác nhân gây bệnh khi xuất hiện trong cơ thể người sẽ gây bành trướng tế bào T (giai đoạn đầu của bệnh).
- Các tiểu tế bào thuộc nhóm lympho T sẽ được hoạt hóa trong màng hoạt dịch, kích thích các tế bào trong màng hoạt dịch (bạch cầu đơn nhân, tế bào B, tế bào nhân sơ màng hoạt dịch,…) sản xuất ra các cytokine: interferon, interleukin IL2, IL6 hay yếu tố hoại tử (TNF),…
- Khi các cytokine kết hợp với tế bào T sẽ chuyển sang giai đoạn hai (phá hủy). Các cytokine tiền viêm không chỉ được tạo ra mà các yếu tố tăng trường, metalloproteinase chất nền, protease có thể làm cho tình trạng viêm ngày càng nặng hơn. Ngoài ra, các hợp chất này còn là nhân tố trung gian phá hủy các mô và sụn khớp, biểu hiện điển hình của viêm khớp dạng thấp.
3. Triệu chứng
Triệu chứng lâm sàng
Những triệu chứng có thể là dấu hiệu nhận biết mức độ tác động trong viêm khớp dạng thấp bệnh học hiện nay bao gồm:
- Ban đầu người bệnh có biểu hiện viêm một khớp, có thể là khớp bàn tay hoặc khớp gối ở giai đoạn khởi phát.
- Sau vài tuần đến vài tháng thì bệnh chuyển sang giai đoạn toàn phát với số lượng khớp bị viêm tăng dần. Hầu hết các khớp bị viêm có xu hướng lan sang hai bên và tính đối xứng khiến người bệnh vô cùng đau đớn. Do đó mà các vận động của người bệnh bị cản trở, đời sống sinh hoạt hàng ngày bị xáo trộn, nhiều trường hợp nặng, người bệnh cần sự giúp đỡ của người khác.
- Các khớp bị viêm còn có thể xuất hiện các u cục, vết đỏ quanh khớp hoặc sưng to đi kèm với cảm giác đau nhức, khó chịu.
- Bên cạnh đó, bệnh còn xuất hiện một số triệu chứng khác ngoài khớp như sốt nhẹ, da quanh khớp nhăn nheo, khô, mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, không tập trung, sụt cân, rối loạn thần kinh thực vật hoặc teo cơ.
Đối với biểu hiện lâm sàng thì hiếm gặp các trường hợp bệnh nhân kế phát sang bệnh lý tim mạch (do tổn thương cơ tim), viêm màng phổi hay hội chứng Felty do giảm bạch cầu. Dù ít gặp nhưng không phải không có, vì thế người bệnh cần phải lưu ý các biểu hiện liên quan đến bệnh để hỗ trợ bác sĩ trong chẩn đoán chính xác bệnh.
Triệu chứng cận lâm sàng
- Phim chụp X – quang ở giai đoạn đầu sẽ cho thấy lớp vôi đầu xương bị mất sau đó là các phần xương và sụn khớp bị khuyết hay ăn mòn, cuối cùng là tình trạng dính hay biến dạng khớp.
- Kết quả sinh thiết màng hoạt dịch có thể thấy các tổn thương bào gồm: tăng sinh hình lông và lớp phủ hình lông, tăng sinh mạch máu tân tạo, sự xâm lấn của các tế bào viêm và hoại tử.
- Kết quả sinh thiết dưới da sẽ phát hiện yếu tố hoại tử dạng tơ huyết được bao bọc bởi các lympho và tương bào.
- Kiểm tra sinh học thấy tốc độ máu lắng và Globulin miễn dịch tăng cao trong khi hồng cầu giảm mạnh (chính vì vậy mà người bị viêm khớp dạng thấp còn có thể bị thiếu máu).
- Nếu là viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính sẽ thấy có yếu tố thấp của kháng thể xuất hiện trong máu khi thực hiện phản ứng ngưng kết.
Tất cả các thông tin trên đều liên quan đến viêm khớp dạng thấp bệnh học mà người bệnh nên nắm bắt để hiểu rõ cũng như có cách phòng bệnh thích hợp cho bản thân. Trường hợp nếu bạn đang nghi ngờ hay có dấu hiệu của bệnh viêm khớp thì nên đến các bệnh viện uy tín để được phát hiện và điều trị sớm.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt