Thoái hóa đầu gối: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Thoái hóa đầu gối là căn bệnh phổ biến ở những người cao tuổi. Căn bệnh này gây ra những tác động xấu đến cuộc sống bệnh nhân và dễ xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, thoái hóa đầu gối cũng có thể gặp ở những người trung niên, thậm chí là trẻ tuổi. Việc phát hiện sớm và điều trị đúng cách là điều rất quan trọng đối với bệnh nhân.
Nội dung bài viết
1. Thông tin về bệnh thoái hóa đầu gối có thể bạn chưa biết
Thoái hóa đầu gối là hệ quả của quá trình sinh học, cơ học tự nhiên ở người khiến tấm đệm tự nhiên biến mất làm cho xương cọ xát với nhau dẫn đến tình trạng xơ hóa ở xương dưới sụn, xuất hiện gai xương, hốc xương ở dưới sụn khiến các khớp bị sưng, cứng. Thoái hóa đầu gối do nhiều tác nhân gây nên như tuổi tác, di truyền, sau chấn thương,…
Trong thời kỳ đầu của bệnh, dịch bên trong bao khớp chưa bị tác động nhiều thế nên mức độ tổn thương rất thấp. Đến khi tổn thương nặng, dịch khớp sẽ kém dần, độ ma sát của các đầu khớp cũng gia tăng, mặt sụn khớp sẽ bị hao mòn dần khiến hẹp khe khớp dẫn đến khả năng vận động ở khớp gối gặp khó khăn.
Thoái hóa khớp khối xảy ra phổ biến ở phụ nữ với tỷ lệ đến 80%. Tỉ lệ mắc bệnh này tăng dần theo tuổi tác. Cụ thể người < 26 tuổi chiếm tỷ lệ 4.6% ở nam và 4.9% ở nữ. Người trong độ tuổi từ 27 – 45 chiếm tỉ lệ gia tăng khoảng 18.6% ở nam giới và khoảng 9.3% ở nữ giới. Đến độ tuổi từ 46 – 60 thì tỉ lệ mắc bệnh gia tăng đến 50%.
2. Nguyên nhân nào gây bệnh thoái hóa đầu gối
Căn bệnh này xảy ra chủ yếu ở những người cao tuổi vì vậy nguyên nhất chính gây ra bệnh này chính là do tuổi tác. Đặc biệt, những người đã từng làm việc chân tay nặng nhọc, khuân vác nặng, phải đứng lâu hoặc béo phì cũng rất dễ mắc bệnh. Ngoài ra, một số yếu tố sau đây cũng dẫn đến bệnh thoái hóa khớp gối.
- Những người từng mắc chấn thương: đứt dây chằng trong khớp gối, bị vỡ/nứt/lồi cầu dưới ở xương đùi hoặc xương chày, bị nứt/vỡ xương bánh chè,… có nguy cơ mắc cao hơn bình thường.
- Do yếu tố thuận lợi ở trục chi dưới, do bất thường trong giải phẫu hoặc có thể do viêm nhiễm ở khớp gối.
- Chấn thương ở xương đùi, xương chậu,… cũng làm tăng rủi ro mắc.
- Sinh hoạt, đi đứng sai tư thế, tập luyện thể dục thể thao quá sức, cơ thể thiếu hụt canxi,… sẽ đẩy nhanh việc bị bệnh.
3. Triệu chứng báo hiệu bệnh thoái hóa đầu gối ra sao?
Bệnh nhân khi mắc bệnh thoái hóa đầu gối thường xuất hiện những dấu hiệu sau đây:
- Đau nhức: đây là dấu hiệu phổ biến nhất ở những bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối. Cơn đau thường xuất hiện âm ỉ ở khớp gối và tăng dần mức độ đau nặng nề khi bệnh nhân vận động hoặc đi lại. Bên cạnh đó khi co duỗi đầu gối có thể nghe được âm thanh ở khớp gối.
- Cứng khớp: tình trạng này thường xuất hiện vào buổi sáng khi thức dậy và bệnh nhân dường như không thể cử động hay co duỗi đầu gối mà phải nằm im thư giãn khoảng 10 – 20 phút mới có thể cử động bình thường.
- Sưng tấy, khó vận động: khớp gối của bệnh nhân sẽ có dấu hiệu sưng tấy, cơ bị cứng, khó khăn khi co duỗi thế nên việc vận động hoặc đi lại gặp khó khăn.
- Ổ khớp bị teo và biến dạng: dấu hiệu này xuất hiện trong giai đoạn diễn tiến nặng, sụn khớp bị ảnh hưởng nặng nề cần được can thiệp sớm.
4. Biện pháp chẩn đoán bệnh ra sao?
Một số biện pháp sau đây thường được áp dụng để chẩn đoán bệnh thoái hóa đầu gối:
- Dựa theo tình trạng phát triển của bệnh nhân để chẩn đoán, thăm khám khớp gối và toàn thân.
- Thực hiện một vài xét nghiệm dựa trên tình trạng bệnh như: chụp X – quang, chụp CT, chụp MRI,…
- Đối với bệnh nhân có biểu hiện sưng khớp sẽ được thực hiện siêu âm khớp và đảm bảo điều kiện vô trùng tuyệt đối sẽ thực hiện chọc hút thăm dò.
5. Biện pháp điều trị bệnh thoái hóa đầu gối
Dựa trên kết quả chẩn đoán bệnh và mức độ mà bác sĩ sẽ đưa ra phương hương chữa trị phù hợp:
- Bệnh nhân phải xây dựng chế độ nghỉ ngơi, luyện tập thể dục thể thao đúng cách, vừa phải tránh tập luyện quá sức để hạn chế tình trạng cứng khớp và teo cơ.
- Xây dựng chế độ ăn uống bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là bổ sung canxi và các khoáng chất. Một số thực phẩm tốt cho cơ thể như: xương ống, sườn bò, tôm, cua,…
- Phẫu thuật hoặc thay khớp gối.
- Đối tượng bệnh nhân là người thừa cân, béo phì cần phải kết hợp điều trị và giảm cân thích hợp.
- Một số biện pháp được áp dụng hiện nay trong điều trị không dùng thuốc gồm có: châm cứu, cấy chỉ, thủy châm,…
6. Điều trị bệnh thoái hóa đầu gối ở đâu?
Hiện nay, có khá nhiều cơ sở y tế có thể thăm khám và chữa trị bệnh thoái hóa đầu gối uy tín và chất lượng. Tuy nhiên, bạn nên đến những cơ sở đảm bảo đủ tiêu chuẩn. Cụ thể như:
- Đội ngũ chuyên môn cao, bề dày kinh nghiệm.
- Trang thiết bị y tế hiện đại ví dụ như hệ thống xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế với các thiết bị như máy siêu âm, chụp X – quang,…
- Dịch vụ y tế chuyên nghiệp. Quy trình thăm khám ở đây được xây dựng khép kín với dịch vụ tiện ích, khoa học.
Bệnh thoái hóa đầu gối là căn bệnh nguy hiểm với những biến chứng trầm trọng nếu không được chữa trị kịp thời. Vậy nên, bạn tuyệt đối không nên chủ quan nếu nhận thấy những dấu hiệu bệnh, ngay cả khi ở giai đoạn bắt đầu. Hãy đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt