Chuyên gia tư vấn: Khi nào nên khám thoái hóa khớp gối?

Thoái hóa khớp gối là bệnh nguy hiểm, có diễn biến chậm, thường để lại di chứng nguy hiểm. Do đó, khi có triệu chứng đau nhức, chúng ta nên sớm đến các cơ sở y tế uy tín để khám thoái hóa khớp gối. Tuyệt đối không tự ý điều trị hay chủ quan, gây mất kiểm soát và làm nghiêm trọng tình trạng bệnh.

1. Thoái hóa khớp gối là gì

Khớp gối có cấu tạo gồm ba phần chính là: cấu trúc xương, các sụn bao bọc đầu xương và hệ thống các dây chằng, cơ,… Đây là bộ phận có vai trò quan trọng, giúp các chuyển động co giãn ở chân hay việc đi lại diễn ra linh hoạt, dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó, khớp gối còn có chức năng hỗ trợ nâng đỡ cơ thể. Vì vậy, đây là bộ phận thường xuyên chịu áp lực lớn, dễ dàng tổn thương và mắc bệnh trong cấu trúc hệ xương khớp. Trong đó, tình trạng thoái hóa khớp gối đang ngày càng phổ biến, gây mất ổn định cấu trúc ở sụn khớp, làm tăng ma sát giữa các xương. Lâu dần, xuất hiện tình trạng gai xương và gây hỏng khớp.

Bệnh để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, có thể gây tàn phế suốt đời. Do đó, cần gặp bác sĩ chuyên ngành và thăm khám thoái hóa khớp gối khi phát hiện dấu hiệu bệnh, tránh hậu quả đáng tiếc.

Thoái hóa khớp gối là bệnh phổ biến, gây đau nhức dữ dội
Thoái hóa khớp gối là bệnh phổ biến, gây đau nhức dữ dội

Theo thống kê mới nhất, bệnh đang có xu hướng tăng dần hàng năm, mọi đối tượng đều có thể mắc phải. Tuy nhiên, phụ nữ và người cao tuổi có xu hướng mắc bệnh cao hơn. Thoái hóa khớp gối âm thầm phát triển, triệu chứng không rõ ràng, do đó thường khó phát hiện ở giai đoạn đầu. Vì vậy, không nên chủ quan trước các triệu chứng đau nhức của cơ thể.

2. Nguyên nhân hình thành bệnh

Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh, phổ biến như:

Tuổi tác

Bước vào giai đoạn từ trên 20 tuổi, hệ thống xương sụn mất đi khả năng sản sinh các mô mới. Theo thời gian, sụn khớp bắt đầu suy yếu, lão hóa và không còn khả năng thực hiện vai trò bảo vệ hệ thống các mô xương. Đó là nguyên nhân chính hình thành thoái hóa khớp gối ở người lớn tuổi.

Cân nặng

Việc mất kiểm soát cân nặng gây nên tình trạng béo phì, thừa cân. Từ đó, gia tăng áp lực ở lên các khớp. Lâu dần, vượt quá mức chịu đựng áp lực cho phép, khớp gối bắt đầu biến dạng khỏi cấu trúc ban đầu và suy yếu, dẫn đến hình thành gai xương.

Di truyền

Trong một số trường hợp thoái hóa khớp gối hiện nay, bệnh nhân xuất hiện các gen trội gây mài mòn sụn khớp nhanh chóng. Các mô sụn không có khả năng phục hồi và tái tạo, ngược lại còn tự sản sinh các chất gây hủy hoại nhanh chóng. Đây được coi là yếu tố di truyền bệnh giữa các thành viên trong gia đình.

Yếu tố giới tính

Các chuyên gia chỉ ra rằng, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới. Bởi, hệ thống dây chằng ở phụ nữ thường yếu hơn nam giới. Đặc biệt, họ có thói quen mang giày cao gót, khiến cơ thể có xu hướng đổ người về trước, gia tăng áp lực lên các khớp.

Chế độ sinh hoạt

Trong cuộc sống hiện đại, nhiều người có xu hướng ăn uống không đảm bảo chất dinh dưỡng, làm việc và nghỉ ngơi không hợp lý. Từ đó dẫn đến suy giảm sức đề kháng hệ xương khớp, gây suy yếu các mô sụn và hình thành tổn thương.

Nhóm các nguyên nhân khác

  • Tác dụng phụ do lạm dụng nhóm thuốc corticoid trong thời gian dài.
  • Biến chứng từ các bệnh xương khớp khác.
  • Các chấn thương gây tác động mạnh lên sụn khớp.
Người thừa cân có nguy cơ mắc bệnh xương khớp cao
Người thừa cân có nguy cơ mắc bệnh xương khớp cao

3. Biểu hiện cho thấy bệnh đang hành hạ bạn

Bệnh nhân mắc thoái hóa khớp gối thường có biểu hiện không rõ ràng, gia tăng các cơn đau theo thời gian. Để hạn chế biến chứng, nên đến các bệnh viện, cơ sở điều trị uy tín, có tay nghề cao để thăm khám thoái hóa khớp gối khi xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Xuất hiện tình trạng đau nhức, tăng dần theo thời gian.
  • Khớp gối có biểu hiện sưng đỏ.
  • Có cảm giác nóng rát, châm chích.
  • Tình trạng bệnh chuyển biến nặng có thể gây cứng khớp, hoạt động khó khăn, kém linh hoạt.
  • Bệnh nhân cảm thấy mất sức trong quá trình hoạt động, đi lại.
  • Có thể xuất hiện các âm thanh do ma sát giữa các khớp.

4. Giải pháp dinh dưỡng cho người bệnh thoái hóa khớp gối

Để hạn chế sự tổn thương, lão hóa và làm chậm quá trình suy giảm cấu trúc sụn khớp, mỗi cá nhân cần thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, kết hợp các thực phẩm có lợi cho cơ thể. Tuyệt đối không lạm dụng các nhóm thực phẩm, tránh tình trạng dư thừa chất và gây ra các biến chứng không mong muốn. Một số thực phẩm có lợi cho xương khớp như:

Các loại rau, quả

Rau xanh không chỉ tốt cho cơ thể mà còn tăng sức đề kháng và bổ sung các dưỡng chất như: canxi, vitamin, chất xơ,… cho xương khớp. Để tăng cường sức khỏe và độ phục hồi, có thể bổ sung một số loại rau sau:

  • Rau diếp cá, cải ngọt, lá ngót,… thường giàu magi, chứa hàm lượng oxy hóa cao, có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa sụn khớp.
  • Thành phần flavonoid có trong cải bó xôi giúp hạn chế và kiểm soát quá trình viêm nhiễm. Bên cạnh đó, cải bó xôi còn chứa các thành phần có lợi cho việc ổn định cấu trúc xương như: carotenoid, canxi, vitamin D,…
  • Trong bông cải xanh có chứa sulforaphane giúp làm chậm quá trình lão hóa, kiểm soát các ổ viêm nhiễm tại sụn khớp.
  • Cà rốt, cam, bưởi là các thực phẩm giàu vitamin C, canxi,… giúp tái tạo sụn khớp, hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị bệnh.

Nấm

Thông thường, nấm hương và mộc nhĩ được ví như “thực phẩm vàng cho hệ xương khớp”. Bởi, chúng có công dụng tốt trong việc tăng cường sức đề kháng, làm chậm quá trình lão hóa và ức chế sự viêm nhiễm. Từ đó, giảm dần các cơn đau nhức và cảm giác châm chích.

Các loại nấm được ví như “thần dược” cho hệ xương khớp
Các loại nấm được ví như “thần dược” cho hệ xương khớp

Thực phẩm giàu omega 3

Omega 3 như một vị thần dược của hệ xương khớp. Chúng giúp kiểm soát và giảm nhanh các triệu chứng viêm nhiễm, làm dịu các cơn đau. Từ đó mang lại cuộc sống khỏe mạnh cho người bệnh. Omega có nhiều trong các loại cá biển như: cá hồi, các trích,…

Thực phẩm giàu canxi

Canxi có là dưỡng chất quan trọng trong việc hình thành và giữ vững cấu trúc xương khớp. Việc bổ sung canxi thông qua các loại hạt, phô mai, rau dền,… giúp ngăn ngừa quá trình lão hóa và tăng tính ổn định hệ xương khớp. Từ đó hỗ trợ ngăn ngừa hiệu quả thoái hóa khớp gối.

4. Phương pháp chẩn đoán bệnh

Bằng sự phát triển của y học, bác sĩ chuyên khoa sẽ kết hợp thăm khám thoái hóa khớp gối bằng các phương pháp hiện đại bên cạnh các dấu hiệu bên ngoài, nhằm chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả. Một số phương pháp chẩn đoán bệnh phổ biến như:

  • Chụp X – quang, cộng hưởng MRI, chụp cắt lớp CT.
  • Xét nghiệm máu, dịch quanh khớp.
  • Siêu âm, nội soi các khớp.
Bác sĩ chuyên khoa thăm khám thoái hóa khớp gối cho người bệnh
Bác sĩ chuyên khoa thăm khám thoái hóa khớp gối cho người bệnh

Thoái hóa khớp gối có thể được điều trị dứt điểm nếu tuân thủ liệu trình và phương pháp của bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên, không nên chủ quan trước những cơn đau nhức bất thường. Nên sớm gặp bác sĩ chuyên ngành tại các phòng khám thoái hóa khớp gối uy tín để được hỗ trợ tư vấn và điều trị, tránh những hậu quả đáng tiếc.

Rate this post
Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7