Bệnh gai cột sống thắt lưng – Những điều cần biết

Bệnh gai cột sống thắt lưng là bệnh lý thường gặp ở những người độ tuổi khoảng 35 tuổi trở lên. Đây là bệnh lý liên quan đến vấn đề xương khớp. Người mắc bệnh này thường rất khó khăn trong hoạt động và sinh hoạt. Vì vậy, đây là nỗi ám ảnh của nhiều người. Vậy bệnh gai cột sống thắt lưng là gì? Sau đây là một vài thông tin cơ bản liên quan đến bệnh lý trên.

1. Bệnh gai cột sống thắt lưng

Bệnh gai cột sống thắt lưng là bệnh lý liên quan đến thoái hóa cột sống. Nó là sự mọc thêm của các gai xương ở trên thân đốt sống, sụn khớp và các dây chằng xung quanh. Điều này xảy ra khi các đốt sống bị chèn ép, đè nén quá lâu do trọng lượng cơ thể hoặc do mang vác vật nặng trong một thời gian dài. Khi đó các khớp sụn bị hao mòn, mất đi chức năng vốn có của nó, biến đổi cấu trúc,… làm cho phần khớp sụn bị tổn thương nặng nề, dẫn đến hiện tượng  mọc thêm các gai xương ở bề mặt sụn xù xì đó.

Bệnh gai cột sống thắt lưng là gì?
  • Đây cũng là hệ quả của việc lắng đọng canxi. Do quá trình thoái hóa, các khớp nối bị mất canxi, dẫn đến cơ thể phải bổ sung lượng canxi cần thiết. Từ đó dẫn đến hiện tượng trên.

2. Biểu hiện của bệnh gai đốt sống thắt lưng

Bệnh lý nào cũng có những dấu hiệu giúp ta nhận biết. Dưới đây là một vài biểu hiện của gai cột sống thắt lưng:

  • Có hiện tượng đau thắt lưng: cơn đau thường xuyên xuất hiện hoặc khi mang vác vật nặng, cúi khom người, chịu nhiều sự chèn ép,…
Mang vác vật nặng dễ gây ra các cơn đau thắt lưng
  • Tê bì kéo dài, hoặc mất cảm giác ở các chi: khi bạn đứng hoặc ngồi trong cùng một tư thế quá lâu, điều này sẽ dẫn đến hiện tượng tê bì, đặc biệt phần tứ chi, dẫn đến việc mất cảm giác.
  • Mất kiểm soát việc đại tiểu tiện: đây là biểu hiện của bệnh đã quá nặng, khiến người bệnh không kiểm soát được hành vi về vấn đề đại tiểu tiện, có thể đi ngay ra quần
  • Hay bị choáng váng, hoa mắt chóng mặt: khi cột sống bị chèn ép, tuần hoàn máu khó lưu thông, dẫn đến việc máu lên não chậm, khiến bạn thường xuyên hoa mắt , chóng mặt, đặc biệt khi đứng lên ngồi xuống.
  • Ngoài ra còn một số biểu hiện khác như: giảm cân, di chuyển khó khăn,…

3. Một số nguyên nhân của bệnh gai cột sống thắt lưng

Nguyên nhân thường gặp của bệnh gai cột sống thắt lưng thường do:

  • Thoái hóa cột sống là nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh gai cột sống thắt lưng. Khi đó các khớp sụn đã mất đi chức năng của nó, bị tổn thương nặng nề, tạo thuận lợi cho việc mọc gai cột sống
  • Béo phì khiến cơ thể phải chịu một trọng lượng lớn, các sụn khớp bị chèn ép, dẫn đến tổn thương cột sống thắt lưng
  • Mang vác vật nặng, hoặc làm việc quá sức dẫn đến việc các cơ, dây chằng và đốt sống bị đau, lâu dần dẫn đến bị gai cột sống
  • Tai nạn hoặc chấn thương dẫn đến cột sống bị trật khớp hoặc rạn xương, ảnh hưởng lớn đến cột sống, hình thành nên gai cột sống
  • Bên cạnh đó còn rất nhiều nguyên nhân khác như dị tật, di truyền, vận động quá sức hoặc lười vận động,…

4. Bệnh gai cột sống thắt lưng có chữa được không

Bệnh gai cột sống có chữa được hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: tình trạng của bệnh, nguyên nhân của bệnh, cơ địa của bệnh nhân hoặc tiểu sử của các bệnh khác liên quan,…

Đối với những nguyên nhân như bẩm sinh, dị tật thì khả năng chữa vô cùng ít, hầu như không có khả năng chữa. Còn đối với những nguyên nhân khác, thì khả năng chữa khỏi 100% là vô cùng khó khăn. Bệnh lý chỉ có thể được kiểm soát hoặc chữa trị để giảm thiểu chứ không thể khỏi tuyệt đối được.

Người bệnh có thể sống chung với bệnh mà không bị ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt bằng việc sử dụng nhiều bài tập tốt cho xương khớp, hoặc làm phẫu thuật, tuy nhiên dù làm phẫu thuật thì tỷ lệ mọc lại gai xương vẫn rất cao.

5. Bị bệnh gai cột sống thắt lưng nên kiêng ăn gì?

Thịt có màu đỏ

thịt đỏ là nguồn cung cấp protein vô cùng dồi dào cho cơ thể tuy nhiên nó không hề tốt cho những bệnh liên quan đến xương khớp. Vì vậy, bạn cần hạn chế việc sử dụng nhiều thịt đỏ trong bữa ăn hàng ngày. Thịt đỏ có chứa hàm lượng phốt pho cao, khi nạp vào cơ thể sẽ kích thích phản ứng viêm phát triển. Ngoài ra, sử dụng thịt đỏ sẽ khiến tăng cân, ảnh hưởng đến vận động

Thịt đỏ là thực phẩm giàu protein nhưng chứa hàm lượng photpho không có lợi cho xương

Thực phẩm chứa đường muối nhiều

Đây là 2 loại gia vị không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày. Song nếu bị bệnh gai cột sống thắt lưng thì nên hạn chế sử dụng. Nó kích giảm làm giảm mật độ canxi. Vì vậy không tốt cho xương khớp khi quá lạm dụng.

Rượu bia

Rượu bia làm cho các cơn đau về xương khớp trở nên dữ dội hơn, đặc biệt là gai cột sống. Nếu bạn đang sử dụng thuốc điều trị bệnh gai cột sống thắt lưng mà vẫn uống rượu bia thì đây là một nguy hại lớn. Rượu sẽ tác dụng với thuốc từ đó phát sinh các phản ứng phụ. Chính vì vậy hãy tránh xa rượu nếu như bạn đang sử dụng các loại thuốc chữa bệnh.    

Các lọai chất béo bão

Chất béo bão hòa cũng không tốt cho sức khỏe của bạn. Loại chất béo này có ở các loại đồ ăn chế biến sẵn như xúc xích, lạp xưởng, dăm bông,… Các chất béo này sẽ làm phản ứng viêm trong cơ thể phát triển. Vì vậy, đây là nhóm thực phẩm được các chuyên gia khuyên cần tránh hoặc hạn chế tối đa. Đặc biệt đối với người bị bệnh gai cột sống thắt lưng càng nên kiêng.

6. Một vài phương pháp phòng tránh bệnh gai cột sống thắt lưng tại nhà

  • Thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, tránh ăn những món cần kiêng, những thực phẩm giàu  mỡ, rượu bia
  • Có những bài tập tốt cho xương, giúp giãn các cơ, khớp
  • Vận động nhẹ nhàng, tránh mang vác nặng, ảnh hưởng đến xương
  • Giữ cân nặng cân đối, tránh béo phì
  • Không quá lạm dụng các loại thuốc giảm đau tại nhà, thay vào đó có thể sử dụng biện pháp chườm nóng.

Trên đây là một vài thông tin cơ bản về bệnh gai cột sống thắt lưng mà bạn cần biết để biết được những nguyên nhân, triệu chứng, hệ quả của bệnh. Từ đó thực hiện những biện pháp phòng ngừa thích hợp để đạt được hiệu quả cao.

Rate this post
Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7